Cho vay ngang hàng (P2P - peer to peer - lending ở Việt Nam đối với thị trường fintech hiện đang gặp một số vấn đề như:
Tại Việt Nam, nhiều người dân “nhẹ dạ cả tin" đã bị các tổ chức lừa đảo cho vay ngang hàng này và ôm về mình những món nợ cực kỳ lớn. Những câu chuyện đáng tiếc đã diễn ra khi nhiều người tham gia cho vay cũng như đi vay nhưng không hiểu biết hết về mô hình và có những quyết định không sáng suốt.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến năm 2022 số lượng các công ty có hoạt động hoặc tham gia cung ứng dịch vụ, giải pháp Fintech tại VN đã tăng nhanh chóng từ khoảng 40 công ty vào cuối năm 2016 lên đến khoảng 200 công ty ở thời điểm hiện tại với nhiều mảng, lĩnh vực hoạt động khác nhau như thanh toán, cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng, quản lý tài chính cá nhân... Trong số đó, lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending) có khoảng 100 công ty với nhiều đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài.
Con số này cũng đã và đang gia tăng trong thời buổi khó khăn của nền kinh tế ập đến các doanh nghiệp như hiện tại.
Thực tế mà Báo Thanh Niên đã nhiều lần phản ánh cũng cho thấy hàng loạt người dân đã gặp nhiều rủi ro với dịch vụ cho vay ngang hàng thời gian qua. Các dịch vụ cho vay này sử dụng chiêu trò công bố lãi cho vay thấp nhưng cộng thêm rất nhiều loại phí khiến khách hàng phải trả lãi nhiều hơn gốc. Nếu người vay chưa kịp trả tiền thì sẽ bị các dịch vụ đòi nợ mang tính khủng bố, đe dọa.
Chẳng hạn, trang Money*** công bố LS cho vay là 18,25%/năm. Nhưng khi thử chọn số tiền vay 5 triệu đồng trong thời gian 10 ngày thì khách hàng phải trả phí tư vấn và LS là 1,4 triệu đồng, tương đương 28%. Như vậy, nếu vay lâu hơn thì cả phí lẫn lãi sẽ phải lên đến 84%/tháng.
Hay trang rob****.vn công bố LS chỉ 18,3%/năm nhưng đưa ra ví dụ nếu vay 6 triệu đồng trong 180 ngày (6 tháng) thì tổng số tiền khách phải trả là 8,5 triệu đồng. Trong đó LS là 540.000 đồng, phí tư vấn 600.000 đồng và phí dịch vụ là 1,36 triệu đồng. Như vậy cả phí và lãi tương đương cũng gần 84%/năm...
Để ngăn chặn tình trạng trên, Dự thảo lần này của ngân hàng nhà nước về vấn đề cho vay hang hàng sẽ rõ ràng hơn và sát sao hơn về những vấn đề liên quan đến cho vay tín chấp giữa các thành viên ngoài tổ chức ngân hàng (công ty fintech, người dùng,…).
Theo Dự thảo, các giải pháp Fintech trong lĩnh vực ngân hàng được phép thử nghiệm tại Cơ chế thử nghiệm gồm những lĩnh vực như sau:
Dự thảo Nghị định quy định điều kiện để tham gia Cơ chế thử nghiệm đối với Công ty Fintech theo hai nhóm: điều kiện áp dụng cho Công ty Fintech đăng ký tham gia thử nghiệm giải pháp chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), không bao gồm giải pháp cho vay ngang hàng và điều kiện áp dụng cho Công ty Fintech là Công ty cho vay ngang hàng.
Cụ thể là các quy định cho hoạt động này như điều kiện để được cấp phép thử nghiệm, các dịch vụ không được phép thực hiện hay cần có phương án và triển khai các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro.
Đặc biệt, dự thảo nêu rõ các doanh nghiệp cho vay ngang hàng phải công bố về thông tin của công ty, các dịch vụ được triển khai; mức phí, LS, điều kiện trả gốc, lãi; quyền và trách nhiệm của khách hàng trong quá trình thử nghiệm (trong đó, khách hàng là người cho vay phải cam kết sử dụng nguồn tiền tự có hợp pháp để cho vay, tự chịu trách nhiệm đối với các tổn thất nếu không thu hồi được gốc, lãi, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; khách hàng là người đi vay phải cam kết cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về nhân thân, mục đích sử dụng vốn vay, cam kết sử dụng vốn vay hợp pháp, không đi vay để cho vay); quy định về việc bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu khách hàng…
(Nguồn: Báo Thanh Niên và CafeF)
Cũng giống như các loại hình fintech khác liên quan đến thanh toán trong nước và xuyên biên giới, cho vay ngang hàng (P2P lending) cũng là một lĩnh vực hỗ trợ những người thuộc nhóm underbanked và unbanked tiếp cận được với những dịch vụ tài chính (cụ thể ở đây là cho vay) để có thể bỏ qua những thủ tục rườm rà của những dịch vụ ngân hàng truyền thống, và nó mang lại lợi ích cho cả 3 bên, cụ thể:
Với bên đi vay:
Khi thực hiện hành vi vay bằng những ứng dụng cho vay ngang hàng, khách hàng sẽ không cần thực hiện các thủ tục quá rườm rà như chứng minh tài sản hay gửi hồ sơ, giấy tờ chứng minh thu nhập,... để ngân hàng xét duyệt (tất cả đều đã được thiết lập trên hệ thống thông tin từ khi khách hàng tạo tài khoản bằng những hình thức KYC và AML áp dụng công nghệ cao).
Khách hàng đi vay có thể được phép giải ngân gần như ngay lập tức khoản vay chứ không phải chờ đợi khoản tầm 2-3 ngày để tiền có thể tới tay hoặc vào tài khoản của mình theo như một số quy trình giải ngân của ngân hàng.
Khách hàng đi vay có thể sẽ không phải trả những khoản phí phát sinh do thủ tục từ phía ngân hàng như phí xét duyệt hồ sơ, thẩm định giấy tờ,... và có thể lựa chọn hoặc đề xuất ra nhu cầu vay: quy mô, thời hạn, lãi suất,... mà mình cần.
Với bên cho vay:
Với bên cung cấp nền tảng cho vay ngang hàng (P2P lending):
Đối với những lợi ích mà nền tảng cho vay ngang hàng mang lại, cùng với những dự luật mà Ngân Hàng Nhà Nước sẽ thông qua trong thời gian tới, sẽ có nhiều doanh nghiệp fintech hơn tham gia vào lĩnh vực này không những trong nước mà còn có thể hỗ trợ người Việt Nam tiếp cận được với vốn vay từ nước ngoài.
Một trong số đó là FinFan với lợi thế hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực fintech cùng với đó là lợi thế khi là một trong những công ty fintech đầu tiên được cấp phép từ Ngân Hàng Nhà Nước với Giấy phép số 973 của về việc Chấp nhận và thanh toán ngoại tệ. FinFan cũng là đối tác của ZaloPay trong dịch vụ nhận tiền quốc tế.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay