Chậm kinh là dấu hiệu mang thai mà 100% mẹ bầu đều nhận thấy. Chu kỳ kinh nguyệt của một người có thể kéo dài từ 28 - 38 ngày. Nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn và trễ kinh từ 5 - 7 ngày thì có thể bạn đã mang thai. Nguyên nhân là khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh hormone hCG làm ngưng chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Vậy nên, khi có dấu hiệu chậm kinh, bạn có thể dùng que thử thai để kiểm tra nồng độ hormone trong nước tiểu để biết mình có mang thai hay không.
Có đến 2/3 mẹ bầu đều có dấu hiệu buồn nôn và nôn mửa ở những tháng đầu của thai kỳ. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài đến tận lúc sinh với một số trường hợp. Nguyên nhân của tình trạng buồn nôn, nôn mửa là do nồng độ hCG và estrogen tăng nhanh khi mang thai, làm khứu giác và dạ dày trở nên nhạy cảm hơn.
Thay đổi tâm trạng, cảm xúc thất thường cũng là dấu hiệu mang thai rất phổ biến. Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh, làm cho mẹ bầu có nhiều phản ứng khác nhau. Một số người cảm thấy vui vẻ, hưng phấn hơn, nhưng số khác lại trở nên căng thẳng, chán nản, lo âu và dễ xúc động. Tâm trạng, cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể gây trầm cảm ở các mẹ bầu.
Khi mang thai, người mẹ cũng có những thay đổi khác thường về vị giác và mùi. Mang thai khiến nồng độ estrogen tăng, ảnh hưởng đến vị giác. Sự thay đổi này sẽ kích thích mẹ bầu thèm ăn một số món ăn nào đó nhưng cũng có thể gây cảm giác sợ hãi với những thực phẩm khác.
Bên cạnh đó, có thai cũng khiến người mẹ nhạy cảm hơn với mùi, có thể phát hiện nhanh những mùi lạ xung quanh. Nhiều trường hợp mẹ bầu có thể khó chịu và buồn nôn khi ngửi thấy những mùi không thích. Thông thường, những dấu hiệu này sẽ giảm dần khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
Dấu hiệu mang thai dễ nhận thấy ở các mẹ bầu là vùng ngực sưng và đau, núm vú nhô ra, quầng vú lớn hơn và trở nên sẫm màu. Dấu hiệu này thường xuất hiện trong 3 tháng đầu mang thai. Nguyên nhân của tình trạng này là do nồng độ hormone hCG khi mang thai tăng cao đột ngột. Sau 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể sẽ có khả năng tự điều chỉnh theo sự thay đổi hormone nên dấu hiệu này cũng giảm dần.
Trong những tuần đầu khi mang thai, mẹ bầu có cảm giác căng tức bụng dưới hoặc có những cơn đau âm ỉ giống với biểu hiện khi đến kỳ kinh nguyệt. Cơn đau bụng nhiều hơn khi đứng quá lâu, khi ho, hắt hơi hoặc cười,... Biểu hiện này chứng tỏ thai đang trong quá trình “làm tổ”.
Khó thở và hụt hơi cũng là một dấu hiệu mang thai mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Biểu hiện này có thể thấy ở những tuần đầu hoặc cuối thai kỳ. Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần thêm oxy để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Mặt khác, lượng hormone progesterone tăng cao cũng gây ra tình trạng hụt hơi và khó thở.
Lượng hormone progesterone tiết ra nhiều cũng làm nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng lên. Tuy nhiên, biểu hiện này cũng giống với những ngày rụng trứng nên nhiều người vẫn thường nhầm lẫn. Vì vậy, chị em nên kết hợp dấu hiệu này với những dấu hiệu khác được đề cập ở trên để biết mình có đang mang thai hay không.
Khi mang thai, mẹ bầu thường cảm thấy nóng hơn những những người bình thường. Hơn nữa, sự thay đổi về thể chất và nội tiết tố khiến các mẹ bầu cũng nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Bởi vậy, vào những ngày nắng nóng, mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và dễ cáu gắt.
Chóng mặt, ngất xỉu cũng là dấu hiệu mang thai có thể gặp ở một số mẹ bầu. Khi mang thai, tốc độ máu lưu thông nhanh hơn kích thích mạch máu giãn ra khiến huyết áp giảm xuống. Điều này khiến mẹ bầu luôn cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, nguy hiểm hơn là ngất xỉu.
Trên đây là những dấu hiệu mang thai sớm ở mẹ bầu mà bạn có thể tham khảo. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nói trên, bạn có thể kiểm tra bằng que thử thai. Nhưng để chắc chắn hơn, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám để đưa ra kết luận chính xác nhất. Đừng quên theo dõi Zalopay để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay