Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Paracetamol là gì? Tác dụng, liều dùng và một số lưu ý khi sử dụng

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến được sử dụng rộng rãi cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng hướng dẫn. Zalopay sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tác dụng và liều dùng thuốc Paracetamol đúng cách trong bài viết này.

Paracetamol là gì?

Paracetamol (hay còn gọi là acetaminophen) là một thành phần dược phẩm, được sử dụng phổ biến trong việc giảm đau và hạ sốt. Loại thuốc này có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt.

Lưu ý, paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau đối với các trường hợp viêm khớp nhẹ và không có hiệu quả đối với viêm khớp nghiêm trọng hay viêm sưng khớp cơ. Liều lượng thông thường của paracetamol là 500mg mỗi ngày.

Paracetamol là gì?
Paracetamol là hoạt chất giúp giảm đau và hạ sốt hiệu quả (Nguồn: Internet)

Tác dụng của Paracetamol

Paracetamol có sẵn dưới dạng thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, cụ thể:

  • Đau đầu
  • Sốt
  • Cảm lạnh, cảm cúm
  • Đau nửa đầu
  • Thấp khớp và đau cơ
  • Đau răng
  • Đau lưng
  • Đau bụng trong chu kỳ kinh
  • Đau họng
  • Đau sau phẫu thuật

Paracetamol có thể được sử dụng như một biện pháp giảm đau thay thế cho aspirin. Tuy nhiên, khác với aspirin, paracetamol không có tác dụng chống viêm. Do đó, loại thuốc này chỉ được sử dụng cho một số trường hợp viêm khớp nhẹ.

Tác dụng của Paracetamol
Paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm đau hiệu quả (Nguồn: Internet)

Các dạng và hàm lượng Paracetamol

Thuốc paracetamol được điều chế thành nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng sẽ có hàm lượng khác nhau (số liệu tham khảo từ website Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM):

  • Viên nén (Viên nang): 325mg - 500mg
  • Viên hòa tan (viên sủi) - hoặc dạng bột hòa tan: 80mg, 150mg, 250mg và 500mg
  • Dạng lỏng: 160 mg/5 ml (120ml, 473ml); 160 mg/5ml (118ml); 500 mg/5 ml (240ml);…
  • Thuốc đặt trực tràng (Viên đặt hậu môn): 80mg, 150mg và 300mg
  • Thuốc truyền tĩnh mạch: 1000mg/100ml
Các dạng và hàm lượng Paracetamol
Cách dạng thuốc paracetamol trên thị trường hiện nay (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn sử dụng thuốc Paracetamol đúng cách

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, việc sử dụng thuốc Paracetamol cần tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng (số liệu tham khảo từ website Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM):

Dạng

Cách dùng

Liều dùng

Lưu ý

Người lớn

Trẻ em

Viên nén (Viên nang)Uống trực tiếp với nước500 - 1000mg (mỗi liều cách nhau 4-6 giờ), không vượt quá 4000mg mỗi ngày10-15mg/kg (mỗi liều cách nhau 4-6 giờ), không vượt quá 75mg/kg mỗi ngàyKhông được nghiền nát hoặc nhai viên nén/viên nang

Viên sủi



 

Hòa tan viên sủi trong nước, khuấy đều và uống ngay sau khi hòa tan hoàn toàn

500 - 1000mg (mỗi liều cách nhau 4-6 giờ), không vượt quá 4000mg mỗi ngày


 

10-15mg/kg (mỗi liều cách nhau 4-6 giờ), không vượt quá 75mg/kg mỗi ngày 
Dung dịch uống (Dạng lỏng)Dùng thìa đo lường để đảm bảo liều lượng chính xácNgười lớn: 500 - 1000mg (mỗi liều cách nhau 4-6 giờ), không vượt quá 4000mg mỗi ngày10-15mg/kg (mỗi liều cách nhau 4-6 giờ), không vượt quá 75mg/kg mỗi ngày 
Thuốc đặt trực tràngĐặt thuốc vào hậu môn, tốt nhất sau khi đi vệ sinh

500mg (mỗi liều cách nhau 4-6 giờ), không vượt quá 4000mg mỗi ngày



 

- Từ 6-11 tháng: 80mg (mỗi liều cách nhau 6 giờ), không vượt quá 320mg mỗi ngày.

- Từ 12-36 tháng: 80mg (mỗi liều cách nhau 4-6 giờ), không vượt quá 400mg mỗi ngày.

- Từ 3-6 tuổi: 120mg (mỗi liều cách nhau 4-6 giờ), không vượt quá 600mg mỗi ngày.

- Từ 6-12 tuổi: 325mg (mỗi liều cách nhau 4-6 giờ), không vượt quá 1625mg mỗi ngày.

Không sử dụng nếu có viêm nhiễm hậu môn hoặc trực tràng
Dung dịch tiêm tĩnh mạchChỉ sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế1000mg (mỗi liều cách nhau 6 giờ, hoặc 650mg (mỗi liều cách nhau 4 giờ), không vượt quá 4000mg mỗi ngày15mg/kg (mỗi liều cách nhau 6 giờ) hoặc 12.5mg/kg (mỗi liều cách nhau 4 giờ), không vượt quá 75mg/kg mỗi ngàyTheo dõi chức năng gan và thận khi sử dụng dài ngày

Lưu ý khi sử dụng Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc giảm đau có thể dùng mà không cần đơn. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra. Để sử dụng paracetamol hiệu quả và an toàn, hãy lưu ý những điều sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
  • Không nên dùng paracetamol khi không cảm thấy đau hoặc sốt cao hơn 38.5 độ C.
  • Người lớn không nên dùng paracetamol quá 10 ngày liên tục. Trẻ em không nên dùng hơn 5 ngày liên tục ngoại (trừ có chỉ định từ bác sĩ).
  • Không sử dụng paracetamol liên tục cho các loại đau như đau đầu, đau khớp, hay đau răng. Nên đợi ít nhất 4-6 giờ giữa các lần dùng thuốc.
  • Tuân thủ liều lượng được hướng dẫn và không uống quá liều.
  • Tránh uống rượu, bia hoặc các đồ uống chứa cồn khi dùng paracetamol.
  • Trẻ em cần được người lớn giám sát khi sử dụng paracetamol.
  • Tránh sử dụng paracetamol nếu có bất kỳ dấu hiệu như say rượu, bệnh về gan, tim, phổi, thận; dị ứng với thành phần của thuốc; thiếu máu hoặc thiếu glucose-6-phosphat dehydrogenase. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Có thể sử dụng dạng paracetamol phóng thích chậm để giảm thiểu tác dụng lên gan.
  • Uống paracetamol sau bữa ăn từ 30 phút đến 1 giờ để tăng hiệu quả hấp thu.
  • Dùng thuốc với nước ấm để tăng sự hấp thu, không nên dùng cùng với nước trà, cà phê, hay nước ngọt có gas.
  • Nếu muốn kết hợp paracetamol với các loại thuốc khác, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
  • Với dạng viên sủi, hòa tan vào khoảng 150-200ml nước, với dạng bột cần ít nhất 5-10ml nước và chờ hòa tan hoàn toàn trước khi uống.
  • Với paracetamol dạng đặt hậu môn, cần rửa tay sạch trước và sau khi đặt thuốc và không tắm hoặc đi vệ sinh ngay sau khi sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng Paracetamol
Lưu ý khi sử dụng paracetamol (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của Paracetamol

Dù được đánh giá là thuốc an toàn cho cả người lớn và trẻ em, paracetamol vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách:

  • Phản ứng dị ứng: Phát ban, mẩn đỏ, ngứa da, sưng mặt, môi, lưỡi, họng. Trong trường hợp nặng có thể khó thở.
  • Tăng huyết áp hoặc hạ thân nhiệt: Khi dùng chung với một số thuốc giảm huyết áp có phenothiazin.
  • Hoại tử biểu bì độc hại: Bong da (hiếm gặp).

Nếu bạn thấy cơ thể có các phản ứng bất thường sau khi sử dụng paracetamol, hãy ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức. Uống nhiều nước và chú ý theo dõi các phản ứng của cơ thể. Nếu các triệu chứng không giảm hoặc ngày càng trở nặng, bạn nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tác dụng phụ của Paracetamol
Phát ban là tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng paracetamol (Nguồn: Internet)

Mua Paracetamol ở đâu uy tín?

Việc lựa chọn địa điểm mua uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc là điều vô cùng quan trọng. Một số địa điểm uy tín để mua Paracetamol mà bạn có thể tham khảo như: FPT Long Châu, Pharmacity, An Khang, nhà thuốc tư nhân, bệnh viện hoặc mua trực tuyến qua các ứng dụng và website của nhà thuốc. Đặc biệt, nhiều nhà thuốc hiện nay đã hỗ trợ thanh toán qua Zalopay, giúp bạn thanh toán nhanh chóng, tiện lợi mà không cần mang theo tiền mặt.

Khi mua Paracetamol, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Nên mua Paracetamol tại các địa điểm uy tín, có đầy đủ giấy phép kinh doanh.
  • Kiểm tra kỹ hạn sử dụng và tem nhãn mác của sản phẩm trước khi mua.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em.
  • Bảo quản Paracetamol nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Một số câu hỏi thường gặp

Paracetamol 500mg là thuốc gì?

Paracetamol 500mg là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt dành cho người lớn. Nó thường được sử dụng để giảm đau đầu, đau lưng, đau cơ, đau răng, đau bụng kinh và đau họng.

Paracetamol có phải thuốc kháng sinh không?

Không, Paracetamol không phải là thuốc kháng sinh. Nó thuộc nhóm thuốc không kê đơn của Bộ Y tế và không có tác dụng điều trị viêm.

Có được uống paracetamol khi đói không?

Không nên sử dụng paracetamol khi đói. Nghiên cứu cho thấy việc dùng paracetamol khi đói có thể tăng nguy cơ các phản ứng phụ như buồn nôn hoặc nôn mửa. Thành phần của thuốc cũng có thể gây ra táo bón nếu sử dụng thường xuyên khi đói.

Phụ nữ cho con bú có thể uống paracetamol không?

Paracetamol được xem là một loại thuốc giảm đau an toàn, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, nếu có dị ứng, mẫn cảm với paracetamol hoặc có các vấn đề suy dinh dưỡng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc thay thế thích hợp.

Phụ nữ cho con bú có thể uống paracetamol không?
Paracetamol có dùng cho phụ nữ có thai (Nguồn: Internet)

Hy vọng rằng thông tin về Paracetamol trong bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết để sử dụng loại thuốc này một cách an toàn và hiệu quả. Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt hiệu quả và an toàn nếu được sử dụng đúng liều lượng. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào về paracetamol, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể nhất. Theo dõi Zalopay thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. Paracetamol. Wikipedia. (2024). https://en.wikipedia.org/wiki/Paracetamol 
  2. Healthdirect.gov.au; Healthdirect Australia. (2023). https://www.healthdirect.gov.au/paracetamol 
  3. Paracetamol uses, dosage, side effects, warnings. (2024). https://www.drugs.com/paracetamol.html 
  4. Paracetamol Oral: Uses, Side Effects, Interactions, Pictures, Warnings & Dosing – WebMD. (2024). https://www.webmd.com/drugs/2/drug-57595/paracetamol-oral/details
  5. Paracetamol. (2023).  https://www.nhsinform.scot/tests-and-treatments/medicines-and-medical-aids/types-of-medicine/paracetamol
Tags:
#tin_mới_nhất

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay