Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Acid Folic (Vitamin B9) là gì? Công dụng và một số điều cần lưu ý

Acid Folic là một loại vitamin vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với cơ thể con người. Với vai trò then chốt trong quá trình phát triển và sức khỏe của cơ thể, Acid Folic đang ngày càng được quan tâm và sử dụng rộng rãi. Cùng Zalopay tìm hiểu công dụng cụ thể của loại hợp chất này qua bài viết sau.

Acid Folic là gì?

Acid Folic, còn được gọi là vitamin B9, Folacin hay Folat (là một dạng vitamin tan trong nước của Acid Folic) và là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể con người. Hợp chất này là thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu và nucleoprotein, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào, tổng hợp DNA và các loại acid amin, góp phần đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của cơ thể.

Acid Folic (Vitamin B9)
Acid Folic là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể con người (Nguồn: Internet)

Vai trò quan trọng của Acid Folic

Acid Folic là một dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Cụ thể, hoạt chất này mang lại một số vai trò như sau:

Đối với trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Acid Folic đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển chức năng não bộ và hệ thần kinh một cách toàn diện. Ngoài ra, vitamin B9 còn có tác dụng phòng chống bệnh trầm cảm và tự kỷ ở trẻ em, góp phần đảm bảo sự phát triển tâm thần, khả năng sử dụng ngôn ngữ và hành vi của các bé.

Vai trò của Acid Folic
Acid Folic giúp phòng chống bệnh trầm cảm và tự kỷ ở trẻ em (Nguồn: Internet)

Đối với phụ nữ mang thai

Theo các bác sĩ thuộc Khoa sản phụ khoa, nhu cầu Acid Folic của phụ nữ mang thai lớn hơn gấp 1.5 lần so với người bình thường. Vitamin B9 không chỉ giúp giảm tỷ lệ sẩy thai, sinh non hoặc khiến trẻ sinh ra nhẹ cân, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc phòng ngừa các dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Ngoài ra, Acid Folic còn có tác dụng phòng ngừa thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Thiếu máu trong thời kỳ mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, việc bổ sung đủ lượng Acid Folic là vô cùng cần thiết.

Vai trò của Acid Folic
Acid Folic giúp phòng ngừa các dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Internet)

Bổ sung Acid Folic như thế nào?

Để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần phải tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng và cách thức bổ sung Acid Folic. Dưới đây là một số phương pháp dung nạp Acid Folic chuẩn khoa học mà bạn nên tham khảo và áp dụng:

Bổ sung từ những loại thực phẩm có chứa Acid Folic

Theo các chuyên gia Y tế, nhiều loại thực phẩm giàu Acid Folic có thể giúp bổ sung hoạt chất một cách hiệu quả cho cơ thể:

  • Các loại rau củ: rau bina, khoai tây, rau súp lơ xanh, măng tây,...
  • Trái cây: cam, bưởi, quýt, chuối, bơ,...
  • Lòng đỏ trứng, thịt gà, cua, gan và thận,...
  • Ngũ cốc, bánh mì, bánh quy,...
  • Sữa bột: được xem là nguồn bổ sung dồi dào vitamin B9 cũng như các dưỡng chất thiết yếu khác như canxi và protein nên rất tốt cho cả mẹ và bé khi sử dụng.
Cách bổ sung Acid Folic
Thực phẩm chứa vitamin B9 là nguồn cung cấp tự nhiên hiệu quả đối với cơ thể (Nguồn: Internet)

Bổ sung Acid Folic bằng thuốc uống

Bổ sung Acid Folic chỉ thông qua thực phẩm thường không đáp ứng đủ nhu cầu của phụ nữ mang thai. Do đó, việc sử dụng các loại thuốc uống bổ sung Acid Folic là vô cùng cần thiết. Theo khuyến cáo, trước khi có thai, mẹ bầu nên bổ sung Acid Folic dưới dạng thuốc uống, với liều lượng khoảng 400 microgam mỗi ngày. Trong thai kỳ, mức khuyên dùng là 600 microgam mỗi ngày. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng mà nhu cầu Acid Folic của mỗi người sẽ khác nhau, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kê đơn với liều lượng hợp lý.

Cách bổ sung Acid Folic
Acid Folic được khuyến cáo sử dụng mỗi ngày từ 400 đến 600 microgam cho cơ thể (Nguồn: Internet)

Đối với các loại thực phẩm chứa Acid Folic như rau xanh, trứng gà, thịt gà,... bạn có thể tìm mua tại các siêu thị/cửa hàng uy tín như Big C, Bách Hóa Xanh, LOTTE Mart, Co.opmart,... Đây đều là các thương hiệu lớn và uy tín bạn có thể yên tâm về chất lượng của thực phẩm. Ngoài ra, nếu muốn sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa vitamin B9, bạn có thể tìm mua tại chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu hay chuỗi cửa hàng Guardian,… Đây cũng là các địa chỉ đáng tin cậy, với các sản phẩm đảm bảo an toàn và chất lượng.

Khi mua sắm tại các địa điểm này, việc thanh toán cũng trở nên vô cùng tiện lợi thông qua ứng dụng Zalopay. Chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản trên hệ thống là bạn đã có thể hoàn tất giao dịch một cách nhanh chóng và an toàn. Ngoài ra, Zalopay còn cung cấp nhiều ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn khi mua sắm tại các địa chỉ đối tác, giúp bạn tiết kiệm chi phí khi bổ sung Acid Folic cho cơ thể.

Tải ứng dụng Zalopay về máy ngay nhé!

Tác dụng phụ của Acid Folic

Acid Folic thường được xem là an toàn khi sử dụng ở liều lượng khuyến nghị và rất ít người gặp phải các tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra đẻ có thể xử lý kịp thời nếu không may gặp phải. Dưới đây là một số tác dụng phụ của Acid Folic:

  • Triệu chứng tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy
  • Rối loạn ăn uống
  • Phù nề
  • Các triệu chứng khác như tức ngực, đau bụng, đau họng, phát ban da, bong tróc da hoặc cảm thấy dễ cáu gắt.

Ngoài ra, việc bổ sung Acid Folic quá liều lượng khuyến nghị cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Khó nhận biết tình trạng thiếu vitamin B12, dẫn đến nguy cơ tổn thương não và thần kinh.
  • Tăng tốc độ lão hóa tế bào thần kinh, rối loạn nhận thức và suy giảm trí nhớ.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
  • Làm tăng nặng cơn co giật.
  • Tăng khả năng phát triển của các khối u và nguy cơ tái phát ung thư.
  • Tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, vị lạ trong miệng, phấn khích và động kinh.
Một số tác dụng phụ của Acid Folic
Sử dụng Acid Folic quá liều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý quan trọng cần lưu khi sử dụng Acid Folic

1. Nên uống Acid Folic trước khi mang thai bao lâu?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bổ sung Acid Folic trước khi mang thai ít nhất 1 năm sẽ giảm thiểu được nguy cơ sinh non. Việc sử dụng các loại vitamin này trước và trong suốt giai đoạn thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa các khiếm khuyết ở ống thần kinh của thai nhi.

2. Ai không nên uống Acid Folic?

Hầu hết mọi người đều cần bổ sung Acid Folic để duy trì sức khỏe tốt. Tuy nhiên, một số đối tượng không nên uống Acid Folic, bao gồm:

  • Người có tiền sử dị ứng với Acid Folic.
  • Người bị thiếu máu chưa chẩn đoán rõ nguyên nhân.
  • Người bệnh đang chạy thận nhân tạo hoặc bệnh nhiễm trùng.
  • Người thường xuyên uống rượu, bia.
  • Người bệnh đặt stent mạch vành.
  • Người bệnh ung thư (trừ trường hợp kèm theo thiếu Acid Folic).

3. Acid Folic uống khi nào?

Thông thường, bạn nên uống viên bổ sung Acid Folic vào khoảng thời gian nghỉ giữa hai bữa ăn. Điều này giúp dạ dày dễ chịu hơn và tăng khả năng hấp thụ của Acid Folic. Đối với phụ nữ, việc uống Acid Folic sau bữa ăn khoảng 30 phút hoặc 2 tiếng trước khi đi ngủ vào buổi tối là thời điểm tốt nhất. 

4. Có cần bổ sung Acid Folic cho nam giới không?

Mặc dù tình trạng thiếu hụt Acid Folic ở nam không phổ biến như ở phụ nữ, nhưng việc bổ sung vitamin này vẫn rất quan trọng đối với sức khỏe của nam giới, đặc biệt là người chuẩn bị làm bố. Điều này có thể cải thiện chất lượng tinh trùng, tăng khả năng thụ thai và giúp thai kỳ khởi đầu một cách khỏe mạnh.

Một số lưu ý cần biết trước khi sử dụng Acid Folic
Cần nắm rõ các lưu ý để sử dụng Acid Folic một cách hợp lý (Nguồn: Internet)

>> Có thể bạn quan tâm:

Trên đây, Zalopay đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến Acid Folic và tác dụng của loại vitamin này. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết được cách sử dụng hoạt chất này đúng chuẩn để tăng cường sức khỏe hiệu quả. Nhất là đối với các mẹ bầu, hãy cân nhắc và bổ sung kịp thời Acid Folic để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe thai nhi.

Tags:
#tin_mới_nhất

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay