Bảo hiểm xe máy là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy, được thể hiện thông qua giấy chứng nhận bảo hiểm. Đây là bằng chứng giao kết hợp đồng về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe với công ty bảo hiểm (theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 67/2023/NĐ-CP).
Mỗi phương tiện sẽ được cấp một giấy chứng nhận bảo hiểm riêng, được thể dưới dạng chứng nhận bảo hiểm điện tử bản giấy hoặc bản điện tử. Đây là một trong các loại giấy tờ bắt buộc đối với người điều khiển phương tiện giao thông bằng xe cơ giới.
Bảo hiểm xe máy không chỉ giúp người dân tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ mà còn giảm bớt gánh nặng về mặt tài chính cho chủ phương tiện. Vì khi tham gia giao thông, một số rủi ro, thiệt hại về mặt tài sản và sức khỏe hoàn toàn có thể xảy ra. Bảo hiểm xe máy sẽ hỗ trợ người sử dụng về mặt tài chính khi xảy ra các vấn đề như: mất xe, tai nạn hoặc gặp thiệt hại về xe máy.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, có hai loại bảo hiểm xe máy là bảo hiểm xe máy bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Cụ thể như sau:
Tùy vào loại bảo hiểm mà người mua thỏa thuận với công ty bảo hiểm, đối tượng áp dụng, phạm vi trách nhiệm và mức bồi thường sẽ có sự khác biệt nhất định.
>>> Tham khảo thêm: Chỉ 2 phút có liền bảo hiểm xe máy bắt buộc hợp pháp với Zalopay
Mua bảo hiểm xe máy có những lợi ích gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân còn băn khoăn. Tuy mức giá của bảo hiểm xe máy bắt buộc không quá lớn nhưng quyền lợi mà nó mang lại cho người sử dụng không hề nhỏ.
Bằng việc tham gia bảo hiểm xe máy bắt buộc, người tham gia giao thông sẽ không bị xử phạt hành chính khi cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình kiểm tra giấy tờ. Bởi căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP: người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô, xe điện hoặc các loại xe tương tự sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng khi không có bảo hiểm xe máy, hoặc bảo hiểm xe máy bị hết hạn.
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định về phạm vi của bảo hiểm trách nhiệm dành cho xe máy như sau: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả chi phí khi có thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người thiệt hại thay cho bên gây ra tai nạn giao thông cụ thể như sau:
Đối với bảo hiểm xe máy tự nguyện, chủ sở hữu xe máy sẽ nhận được quyền lợi khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nội dung hợp đồng giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.
Theo điểm d khoản 2 Điều 58 Luật Giao Thông đường bộ 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện giao thông phải mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Do đó, khi tham gia giao thông bằng xe máy, người điều khiển phương tiện phải mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc.
Nếu không có bảo hiểm xe máy bắt buộc hoặc có mua nhưng quên không đem theo hoặc bảo hiểm xe máy bắt buộc đã hết thời gian sử dụng mà lực lượng Cảnh sát giao thông bất chợt kiểm tra hành chính thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể, theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì sẽ bị phạt tiền từ tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.
>>> Tham khảo thêm: Không có bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu hiện nay?
Vì đối tượng áp dụng, phạm vi trách nhiệm và mức bồi thường của từng loại bảo hiểm xe máy khác nhau nên cũng sẽ có sự khác biệt giữa giá thành của từng loại.
Mức giá của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy được quy định tại Điều 3, Thông tư số 04/2021/TT-BTC như sau:
Khác với bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy, bảo hiểm xe máy tự nguyện có nhiều loại với quyền lợi bảo hiểm đa dạng, tùy thuộc vào sự lựa chọn của người mua. Do đó, giá của bảo hiểm xe máy tự nguyện không có mức cố định mà phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm giữa người tham gia bảo hiểm và công ty kinh doanh bảo hiểm.
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều kênh phân phối bảo hiểm xe máy nên đôi khi người dân còn hoang mang phân biệt thật giả. Để an tâm hơn, người dùng có thể lựa chọn mua bảo hiểm xe máy ngay trên ứng dụng Zalopay với nhiều ưu điểm như:
Chứng nhận sở hữu bảo hiểm xe máy bản điện tử được lưu trữ ngay trên Zalopay, khi cần người dùng có thể mở ra nhanh gọn, tránh thất lạc như khi dùng thẻ giấy truyền thống.
Chỉ với 5 bước đơn giản dưới đây, người dùng đã có thể dễ dàng sở hữu bảo hiểm xe máy cho riêng mình:
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng Zalopay. Tại màn hình chính, bạn chọn mục “Tất cả”.
Bước 2: Chọn mục “Bảo hiểm” và chọn “Bảo hiểm xe máy”.
Bước 3: Đọc và lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp, tiếp tục ấn vào “Chọn mua”
Bước 4: Điền đầy đủ thông tin yêu cầu theo hướng dẫn của Zalopay và kiểm tra thông tin kỹ lưỡng. Chọn “Tiếp tục”.
Bước 5: Nhấn đồng ý với với các chính sách và quy tắc. Chọn “Thanh toán”
Ngoài ra, tại Zalopay, bạn còn có thể mua bảo hiểm xe máy bắt buộc cho người thân, bạn bè của mình bằng cách điền thông tin cá nhân của người được bảo hiểm tại Bước 4. Giấy chứng nhận điện tử sẽ được lưu trên Zalopay của bạn, đồng thời sẽ được gửi về địa chỉ email của người thân.
>>> Tham khảo thêm: Mua bảo hiểm xe máy online ở đâu an toàn?
Trên đây, Zalopay đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến bảo hiểm xe máy. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu thêm về lợi ích của loại giấy tờ này, an tâm hơn mỗi khi tham gia giao thông bằng xe máy và quan trọng hơn là giúp bạn bảo vệ sự an toàn tài chính cho mình trong tương lai!
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay