Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

KYC là gì? Quy trình và thủ tục xác minh KYC

Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đặc biệt trong các giao dịch và đầu tư, KYC là một thuật ngữ thường xuyên được sử dụng. Vậy KYC là gì? Vai trò và quy trình xác minh KYC ra sao? Hãy cùng ZaloPay tìm hiểu một cách chi tiết qua bài viết dưới đây.

KYC là gì?

Trong tiếng Anh, KYC là từ viết tắt của Know Your Customer, dịch sang tiếng Việt là thấu hiểu khách hàng của bạn. Nói cách khác, KYC được hiểu là một quy trình mà các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng dùng để xác minh danh tính của khách hàng thông qua việc rà soát thông tin cá nhân và những giao dịch đã được người này thực hiện. 

Bên cạnh đó, có thể hiểu đơn giản rằng KYC là một “công cụ” giúp các tổ chức tài chính, ngân hàng nhận diện được khách hàng chính chủ, từ đó đề phòng những rủi ro, gian lận và có thể đánh giá sát sao những hoạt động giao dịch của họ. Ngoài ra, các doanh nghiệp trước hết cần phải đảm bảo rằng khách hàng đều là những người đã đăng ký và đang sử dụng dịch vụ của họ. Vì nếu ngân hàng phát hiện ra những vị khách không đáp ứng đủ điều kiện tối thiểu của KYC, họ có quyền dừng hoặc từ chối thực hiện giao dịch.

>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách định danh tài khoản ZaloPay 

KYC là gì?
Tìm hiểu định nghĩa KYC (Nguồn: Internet)

eKYC là gì?

eKYC là thuật ngữ được viết tắt từ Electronic Know Your Customer, có nghĩa là xác minh danh tính khách hàng bằng kỹ thuật số. Theo đó, các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính áp dụng công nghệ hiện đại để đơn giản hóa giấy tờ, thủ tục, thuận lợi cho người dùng vì không cần gặp mặt trực tiếp và đối chiếu giấy tờ phức tạp. Trong đó, với eKYC, khách hàng chỉ cần chụp ảnh gương mặt và các giấy tờ tùy thân, sau đó hệ thống ngân hàng sẽ tự động dùng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) để định danh.

Hiện nay, định danh eKYC là điều mà mọi khách hàng nên làm. Vì theo Thông tư số 23/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc xác minh danh tính người dùng nhằm nâng cao bảo mật khi thực hiện giao dịch tài chính. Từ đó, Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện không chỉ cho các tổ chức tài chính, ngân hàng mà cả người dùng giảm thiểu rủi ro như: đánh cắp thông tin cá nhân, gian lận, “rửa tiền” và các hoạt động tài chính với mục đích xấu khác. 

Tính đến thời điểm hiện tại, đa phần các ứng dụng ví điện tử đều yêu cầu người dùng xác minh eKYC. Trong đó, ứng dụng ZaloPay tiên phong hỗ trợ người dùng xác định danh tính eKYC đơn giản, nhanh chóng và độ hiệu quả cao kèm theo một số ưu điểm sau:

  • An tâm khi tài khoản đã được nhận dạng chính chủ, từ đó dễ xử lý các nguy cơ bị giả mạo.
  • Khi có sự đăng nhập bất thường, hệ thống sẽ nhận diện một cách nhanh chóng và ngăn chặn hành vi xâm nhập đó.
  • Khách hàng có thể thanh toán mọi dịch vụ như: hóa đơn điện/nước, Internet,... một cách dễ dàng mà không phải mất thời gian di chuyển.
  • Được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt chỉ có tại ZaloPay.

Dưới đây là các bước chi tiết để định danh eKYC ngay trên ứng dụng ZaloPay:

  • Bước 1: Truy cập vào ứng dụng ZaloPay trên điện thoại và chọn “Tài khoản”.
  • Bước 2: Nhấn chọn vào hình đại diện, sau đó chọn tiếp “Tài khoản chưa định danh”.
  • Bước 3: Chụp ảnh mặt trước và mặt sau của CCCD/Hộ chiếu rồi tải lên hệ thống, sau đó chọn “Tiếp tục”.
  • Bước 4: Chụp ảnh chân dung theo yêu cầu và chọn “Tiếp tục”.
  • Bước 5: Nhập đầy đủ thông tin, cuối cùng chọn “Hoàn tất”.
  • Bước 6: Người dùng theo dõi cập nhật từ hệ thống. Thông thường, ZaloPay sẽ gửi kết quả tài khoản được xác thực trong vòng 24h kể từ khi hoàn tất đăng ký.

>>> Tham khảo thêm: Xác thực tài khoản điện tử (eKYC) dễ dàng trên ZaloPay

eKYC là gì?
eKYC là gì? (Nguồn: Internet)

Vai trò của KYC

Vì sao KYC rất cần thiết trong mọi hoạt động giao dịch tài chính và đầu tư? Để hiểu rõ hơn về điều này, bạn cần nắm rõ các vai trò chủ yếu của KYC, gồm:

  • Giúp chứng thực thông tin người dùng: KYC giúp các tổ chức tài chính, ngân hàng nhận định được khách hàng của họ là những ai, đang cư ngụ ở đâu, có tiền án tiền sự hay không... để hạn chế tối đa việc giao dịch với tội phạm.
  • Nhanh chóng xác định những rủi ro có thể đến với khách hàng: Các ngân hàng sẽ căn cứ vào hồ sơ KYC của người dùng để nhận định khách hàng có đang nợ xấu hay không, hoặc khi vay ngân hàng có khả năng trả hay không. Từ đó, họ mới có thể đưa ra quyết định đồng ý hay từ chối cho vay.
  • Nâng cao tính an toàn trong mọi giao dịch: KYC giúp ngân hàng sớm nhận định các cá nhân sử dụng tài khoản tín dụng để thực hiện việc: tham nhũng, rửa tiền, hối lộ,... Nhờ đó, các tổ chức tài chính vừa đem lại sự an toàn cho người dùng, vừa đảm bảo công việc của họ không vi phạm pháp luật.
Vai trò của KYC
Vai trò của KYC (Nguồn: Internet)

Những đối tượng cần xác minh KYC

Những đối tượng người dùng sau đây cần thực hiện các yêu cầu định danh KYC:

  • Đối tượng đang cần mở tài khoản ngân hàng
  • Người dùng muốn mở thẻ tín dụng
  • Các nhà đầu tư cần mở tài khoản để giao dịch chứng khoán
  • Người mở tài khoản ngân hàng trực tuyến
  • Đối tượng cần mở tài khoản trên các trang mạng điện tử
Những đối tượng cần xác minh KYC
Những đối tượng cần thực hiện KYC (Nguồn: Internet)

Thủ tục, hồ sơ cần thiết cho quy trình KYC

Quá trình xác minh KYC được thực hiện bằng các thông tin có độ tin cậy cao. Mỗi khách hàng đều được yêu cầu nhập thông tin để xác thực địa chỉ và danh tính. Vậy để hoàn tất quy trình đăng ký KYC dễ dàng, bạn nên chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

  • Thẻ CCCD đã gắn chip, hộ chiếu còn trong thời hạn sử dụng và sổ định danh điện tử. Trong đó, các giấy tờ trên phải được đảm bảo thể hiện đầy đủ thông tin, hình ảnh rõ nét, là giấy tờ thật, còn hiệu lực và không bị rách.
  • Giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu thường trú, giấy đăng ký tạm trú, bảng lương và hợp đồng lao động. Bạn cần lưu ý đây là các loại giấy tờ cần có khi bạn muốn vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng.

>>> Tham khảo thêm: eKYC là gì? Cách hiểu đúng nhất về ứng dụng eKYC trong lĩnh vực tài chính 

Hồ sơ cần thiết cho quá trình KYC (Nguồn: Internet)

Quy trình xác minh KYC chi tiết

Các tổ chức tài chính và ngân hàng đều cần phải nắm rõ các thông tin về địa chỉ, danh tính và khả năng chi trả của khách hàng. Những thông tin này giúp ngân hàng phân biệt các tệp khách hàng phù hợp, từ đó cải thiện các trải nghiệm của khách hàng đã đăng ký sử dụng dịch vụ tại ngân hàng đó. Quy trình xác minh KYC chi tiết như sau:

  • Thu thập thông tin khách hàng một cách đầy đủ: Các ngân hàng cung cấp biểu mẫu cho người đăng ký để điền vào, trong đó gồm các thông tin: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường/tạm trú, thẻ CCCD còn hiệu lực, số điện thoại cá nhân,... Khách hàng cần kê khai các thông tin này một cách trung thực.
  • Thực hiện đánh giá khách hàng: Có hai phương thức để đánh giá khách hàng là đánh giá cơ bản (SDD) và tăng cường rà soát (EDD). Trong đó, SDD là cách thức thu thập và đánh giá thông tin của khách hàng sơ khởi. Còn EDD được dùng để nhận định những rủi ro, hoạt động tài chính vi phạm pháp luật, cụ thể hơn:

Bước 1: Xác định vị trí cụ thể và danh tính của khách hàng. Sau đó, ngân hàng thực hiện lưu trữ và theo dõi kỹ lưỡng về độ chính xác của các thông tin này.

Bước 2: Ngân hàng sẽ thực hiện lưu trữ các đánh giá SDD và EDD này với những khách hàng đạt đủ điều kiện hoặc khách hàng tiềm năng.

Bước 3: Xác định các rủi ro có thể xảy ra với người đăng ký, đồng thời ngân hàng cần thực hiện đánh giá định kỳ để cập nhật nhanh chóng các bất lợi có thể xảy đến.

Bước 4: Ngân hàng cần có cái nhìn rõ ràng và khái quát về những công việc của khách hàng.

Quy trình xác minh KYC chi tiết
Quy trình thực hiện KYC (Nguồn: Internet)

Các câu hỏi thường gặp với KYC

Dưới đây là một số thắc mắc của người dùng khi lần đầu sử dụng KYC:

1. KYC có buộc phải theo luật pháp không? 

KYC buộc phải tuân thủ pháp luật khi đó là ngân hàng, các tổ chức tài chính và bảo hiểm. Tuy nhiên, KYC sẽ không thực sự cần thiết khi được dùng ở các sàn giao dịch tiền điện tử. Theo đó, người dùng khi muốn tham gia đấu thầu trên các sàn chứng khoán, tiền điện tử cần phải xác thực KYC.

2. KYC liệu có an toàn với người dùng không?

Bản chất của KYC là một quy trình được tạo ra để nâng cao sự xác thực thông tin của khách hàng, vì vậy các thông tin này đều được đảm bảo quyền riêng tư và có độ bảo mật cao. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại KYC giả, vậy bạn có thể nhận biết thông qua hình thức gọi điện, vì KYC thật sẽ không thực hiện cuộc gọi thoại.

3. KYC có quy định nghiêm ngặt với tiền điện tử hay không?

KYC được áp dụng trên mọi sàn giao dịch tiền điện tử, tuy nhiên không nghiêm ngặt. Tính chất hoạt động chủ yếu của KYC trên các sàn này là xác định danh tính người dùng để ngăn chặn tuyệt đối các hình thức rửa tiền và trốn thuế.

4. Tương lai của KYC được dự đoán thế nào?

Tương lai của KYC được dự đoán sẽ được kiểm soát nghiêm ngặt hơn để đảm bảo tình trạng gian lận giảm tối đa. Riêng về lĩnh vực tiền điện tử, KYC hiện nay chưa được siết chặt nhưng nếu loại tiền này được hợp pháp hóa thì đồng nghĩa với việc KYC sẽ được giám sát kỹ lưỡng hơn.

Các câu hỏi thường gặp với KYC
Một số thắc mắc của người dùng về KYC (Nguồn: Internet)

Thanh toán đa dạng dịch vụ với nhiều ưu đãi tại ZaloPay

Như đã nêu trên, bạn hoàn toàn có thể tự xác minh eKYC đơn giản tại nhà bằng ZaloPay. Ngoài ra, ứng dụng này còn hỗ trợ người dùng thanh toán đa dịch vụ:

  • Chuyển - nhận tiền: chuyển tiền vào ví ZaloPay, chuyển tiền đến thẻ ngân hàng, gửi lì xì, chia tiền nhóm, nhắc nợ, QR nhận tiền, nhận tiền quốc tế.
  • Thanh toán hóa đơn: điện, nước, chung cư, học phí, internet, truyền hình,...
  • Giải trí: thanh toán Google Play, nạp game, mua vé xem phim, truyền hình trực tuyến.
  • Thanh toán tại quầy: sức khỏe - y tế.
  • Tài chính: gửi tiết kiệm, tài khoản chứng khoán, tài khoản trả sau, số dư sinh lời.
  • Nạp tiền điện thoại, nạp data 3G/4G.
  • Mua sắm online: thương mại điện tử, đi chợ online, đặt đồ ăn, tặng quà online.
  • Ăn uống: thanh toán hóa đơn siêu thị - cửa hàng tiện lợi, nhà hàng - quán ăn, cà phê - trà sữa.
  • Du lịch: đặt xe - giao hàng, mua vé máy bay, mua vé xe khách, đặt phòng khách sạn - homestay.

Đặc biệt, khi lựa chọn thanh toán đa dạng dịch vụ bằng ZaloPay, người dùng còn có thể nhận được vô vàn voucher, mã giảm giá vô cùng hấp dẫn. Vậy còn chần chừ gì nữa, nhanh tay tải ZaloPay về máy ngay thôi!

Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ về “KYC là gì”, vai trò cũng như quy trình thực hiện xác minh danh tính KYC. Vì vậy, ZaloPay hy vọng bạn sẽ nhanh chóng thực hiện KYC/eKYC để mọi thông tin giao dịch, thanh toán, ứng dụng liên quan đến tiền khi bạn thực hiện đều được đảm bảo an toàn và bảo mật về thông tin cá nhân.

Tags:
#tin_mới_nhất#eKYC

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay