Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán

Phân tích cơ bản là phương pháp đo lường giá trị nội tại của chứng khoán bằng cách kiểm tra các nhân tố kinh tế và tài chính có liên quan.

Phân tích cơ bản là một kỹ thuật dùng để xác định giá trị nội tại của một doanh nghiệp bằng cách tập trung vào các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của công ty. 

Một số chỉ tiêu tài chình nhà đầu tư có thể áp dụng để đánh giá giá trị thực của một công ty bao gồm: 

  • Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận
  • Những rủi ro mà công ty có thể gặp phải
  • Dòng tiền

Dựa vào sự chênh lệch của giá trị trường so với giá trị thực của một công ty - nhà đầu tư xác định cơ hội để đầu tư hoặc bán chốt lời cổ phiếu. 

Phân tích cơ bản của một doanh nghiệp bao gồm việc xem xét các yếu tố cơ bản của nó, có thể chia thành hai nhóm: Định tính Định lượng:

1. Phân tích định tính

Các nhân tố định tính (qualitative) là những yếu tố không thể tính toán một cách cụ thể mà chỉ có thể đánh giá qua quan điểm cá nhân của nhà đầu tư. Chúng bao gồm: 

Kỳ vọng ngành

Ngành của doanh nghiệp phải có triển vọng phát triển trong tương lai, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong những năm tới. 

Mô hình kinh doanh

Trong cùng ngành, mỗi doanh nghiệp sẽ có mỗi mô hình kinh doanh khác nhau. Phân tích sâu vào yếu tố này sẽ giúp nhà đầu tư biết được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư. 

Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế này phụ thuộc vào chi phí sản xuất thấp, lợi thế về thương hiệu, quy mô kinh doanh, khả năng đàm phán và huy động vốn. Nếu những lợi thế này hoạt động và phát triển bền vững thì đây chính là doanh nghiệp đáng tin. 

Rủi ro

Những rủi ro từ kinh tế vĩ mô và chu kỳ kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Đây là điều không thể tránh khỏi. Do đó, công ty cần đưa ra những biện pháp quản trị hợp lý, từ đó giúp công ty phát triển bền vững. 

Ban lãnh đạo và quản trị

Tầm nhìn dài hạn và cam kết cùng phát triển với cổ đông chính là yếu tố quan trọng của ban lãnh đạo đáng tin cậy. 

2. Phân tích định lượng

Các nhân tố định lượng (quantitative) là những chỉ tiêu tài chính được thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Những nhân tố này bao gồm: 

Doanh thu và lợi nhuận

Sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, tỷ suất sinh lời ROA, ROE, ROIC, biên lợi nhuận ròng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và các khoản thu nhập bất thường. Những chỉ số này thể hiện khả năng sinh lợi của công ty trong hoạt động kinh doanh. Với con số (%) phù hợp, nhà đầu tư có thể tìm được những cổ phiếu cơ bản tốt và sinh lời bền vững. 

Tài sản và nguồn vốn

Bao gồm cấu trúc vốn, cơ cấu tài sản, vốn lưu động, tỷ lệ vay nợ, tiền mặt, hệ số thanh toán. Dựa vào số vốn, số tài sản của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể nhận biết được sức mạnh nội tại của công ty mình chọn lựa. 

Đối với những công ty, tập đoàn có lượng vốn lớn, họ có thể chiếm ưu thế hơn so với các công ty trong ngành bằng việc rót vốn đầu tư, đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất và phát triển sản phẩm. Giá cổ phiếu của những công ty này cũng sẽ tăng một cách bền vững khi có được lòng tin của nhà đầu tư. 

Dòng tiền

Dòng tiền tự do, chính sách cổ tức, chi phí vốn CAPEX. Xác định được sự lưu chuyển của dòng tiền giúp nhà đầu tư nắm được phạm vi hoạt động cũng như kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp. Từ đó chọn ra cho mình những cổ phiếu của công ty có kế hoạch kinh doanh phù hợp với bản thân. 

Chỉ số giá thị trường

P/E và P/B, 2 chỉ số này giúp nhà đầu tư tìm được những cổ phiếu của công ty tiềm năng nhưng đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực. Qua đó, bạn có thể đưa ra quyết định giao dịch phù hợp và thu được lợi nhuận lớn. 

Ví dụ: mã cổ phiếu XYZ có giá trị thực là 25.000đ/cp. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nó đang được giao dịch trên thị trường với mức 15.000 đồng/cổ, thấp hơn so với giá trị thực. Điều này tức là mã này có tiềm năng tăng trong tương lai, thích hợp để mua vào. 

ZaloPay sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn trên con đường bắt đầu đầu tư với sản phẩm Tài Khoản Chứng Khoán. Tài Khoản Chứng Khoán là sản phẩm được cung cấp bởi DNSE trên nền tảng ZaloPay, được ra mắt với mục tiêu giúp đỡ nhà đầu tư mới, chỉ cần bắt đầu từ một cổ phiếu. Với phương châm bình dân hóa các sản phẩm tài chính - chứng khoán, sự kết hợp giữa ZaloPay và DNSE giúp sản phẩm đầu tư chứng khoán trở nên dễ dàng tiếp cận hơn với bất kỳ ai.

  • Sử dụng dễ dàng, an toàn, minh bạch
  • Quy trình đăng ký nhanh chóng
  • Đầu tư chỉ từ một cổ phiếu

3. Mở Tài Khoản Chứng Khoán hoàn toàn miễn phí trên ZaloPay:

  • Bước 1: Chọn biểu tượng Tài Khoản Chứng Khoán tại màn hình chính ZaloPay hoặc tại mục “Tất cả dịch vụ”
  • Bước 2: Tại màn hình chính của Tài Khoản Chứng Khoán, chọn “Đăng ký Tài khoản”
  • Bước 3: Kiểm tra thông tin chi tiết, cập nhật thông tin và bấm “Xác nhận”
  • Bước 4: Đọc hợp đồng, ký tên, sau đó chọn "Ký hợp đồng"
  • Bước 5: Nhập mã PIN ZaloPay hoặc xác thực bằng sinh trắc học
  • Bước 6: Hoàn thành đăng ký và chờ kết quả.

4. Đặt lệnh mua cổ phiếu

  • Bước 1: Nhấn vào nút "Mua cổ phiếu" tại màn hình chính của Tài Khoản Chứng Khoán sau khi đăng ký thành công
  • Bước 2: Nhập mã cổ phiếu bạn muốn mua trên thanh tìm kiếm
  • Bước 3: Nhấn vào nút “Mua” tại trang chi tiết cổ phiếu
  • Bước 4: Nhập số lượng hoặc số tiền cổ phiếu muốn mua
  • Bước 5: Nạp số tiền cần thiết để đặt lệnh
  • Bước 6: Kiểm tra thông tin lệnh
  • Bước 7: Nhập mã OTP và xác nhận giao dịch mua
  • Bước 8: Chờ kết quả khớp lệnh tại màn hình sổ lệnh
  • Bước 9: Nhận hoàn tiền vào Tài Khoản Chứng Khoán trên ZaloPay sau khi thực hiện thành công mua cổ phiếu lần đầu.
Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán#tài_khoản_chứng_khoán#nhap_mon_chung_khoan

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay