Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Chứng quyền là gì? Lợi ích và rủi ro khi đầu tư chứng quyền

Chứng quyền là thuật ngữ nghe có vẻ khá xa lạ với những ai chưa từng chơi chứng khoán hoặc chỉ đang trong quá trình tìm hiểu về chứng khoán tuy nhiên đây là một công cụ tài chính vô cùng hữu ích. Vậy chứng quyền là gì và cần biết những gì trước khi đầu tư chứng quyền? Cùng ZaloPay tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!

Chứng quyền (CW) là gì?

Chứng quyền cũng là một loại chứng khoán, cho phép chủ sở hữu có quyền mua cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp với mức giá cố định. 

Đây là một công cụ tài chính giúp nhà đầu tư có quyền đặc biệt để mua chứng khoán, chứng quyền thường đi kèm với cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu.

Đơn giản hơn, người nắm giữ chứng quyền sẽ được mua các cổ phiếu của doanh nghiệp theo mức giá đã được quy định trước đó mà không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nào của thị trường. Giá chứng quyền thường thấp hơn so với chứng khoán cơ sở nhưng có tính đòn bẩy cao, rất thích hợp cho các nhà đầu tư mạo hiểm để kiếm lời ngắn hạn. 

Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW) là gì?

Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW) là gì?
Chứng quyền có đảm bảo là gì (Nguồn: Internet)

Ở Việt Nam, chứng quyền có bảo đảm (CW) được nhiều nhà đầu tư tiếp cận và quan tâm nhất. 

Đây là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo, do công ty chứng khoán phát hành. Chứng quyền có bảo đảm được niêm yết trên sàn chứng khoán, có mã giao dịch riêng, hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở và được dùng làm căn cứ xác định lời hay lỗ.

Công ty chứng khoán phát hành CW là những công ty được Ủy Ban Chứng Khoán (UBCK) nhà nước cấp phép.

Nhà đầu tư khi mua chứng quyền có bảo đảm tại một mức giá xác định trước (giá thực hiện) có thể bán khi chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch hoặc giữ đến khi đáo hạn. Khi giữ đến lúc đáo hạn sẽ nhận khoản lãi chênh lệch giữa giá thanh toán chứng quyền và giá thực hiện của CW đó bằng tiền mặt.

Tham khảo thêm: Chỉ số VNIndex là gì? Hướng dẫn cách đọc biểu đồ VNIndex

Các thông tin cơ bản của chứng quyền

Thông tin cơ bản

Ý nghĩa

Mã chứng quyền

Đây là tên gọi của một loại chứng quyền trên sàn giao dịch gồm 8 ký tự theo cấu trúc CUUUYYRR.
Chứng khoán cơ sởĐây là các mã cổ phiếu được lựa chọn trên thị trường làm cơ sở tham chiếu để phát hành CW
Tỷ lệ chuyển đổiDùng để xác định 1 chứng quyền tương đương với bao nhiêu cổ phiếu chứng khoán cơ sở, từ đó biết được mức lỗ hay lãi khi đáo hạn
Giá chứng quyềnKhoản chi phí các nhà đầu tư bỏ ra để sở hữu chứng quyền
Giá thực hiệnLà mức giá quy định bởi tổ chức phát hành để lĩnh lãi hay lỗ cho nhà đầu tư vào thời điểm chứng quyền đáo hạn
Giá thanh toánBình quân giá chứng khoán 
Cách thức thanh toán khi thực hiện quyềnThanh toán bằng tiền mặt cho phần chênh lệch giữa giá thực hiện và giá thanh toán
Ngày đáo hạnNgày cuối cùng mà chứng quyền có hiệu lực
Thời hạn chứng quyềnThời gian chứng quyền có hiệu lực. Thông thường từ 3 - 24 tháng.
Ngày giao dịch cuối cùng2 ngày trước ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm, sau ngày này, chứng từ sẽ bị hủy chứng từ
Phí giao dịchLà mức phí mua vào hay bán ra trên tổng giao dịch chứng khoán
Cách thức giao dịchMua hoặc bán tương tự chứng khoán cơ sở. Thời gian CW và tiền về tài khoản là T+2.
Kiểu thực hiện quyềnNhà đầu tư thanh toán lãi hay lỗ tại ngày đáo hạn

Xem thêm: Giờ giao dịch chứng khoán tại các sàn giao dịch phổ biến ở Việt Nam

Các thông tin cơ bản của chứng quyền
Các thông tin cơ bản về chứng quyền (Nguồn: Internet)

Công thức tính giá chứng quyền

Công thức tính giá chứng quyền như sau:

Giá chứng quyền = giá trị thời gian + giá trị nội tại

Trong đó:

  • Giá trị thời gian: là khoản chênh lệch giữa giá của chứng quyền trên thị trường với giá trị nội tại. Thông thường, giá trị này sẽ giảm dần theo thời gian và xấp xỉ bằng 0 đến khi đáo hạn.

Giá trị nội tại: là khoản chênh lệch giữa giá của giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở. Nếu giá trị nội tại của chứng quyền <0 thì nhà đầu tư sẽ không có lợi nhuận trong trường hợp vị thế chứng quyền bán và ngược lại ở vị thế là chứng quyền mua.

Phân loại chứng quyền

Có thể phân loại chứng quyền thành 2 loại như sau:

  • Chứng quyền mua: 

Đây là loại chứng quyền cho phép nhà đầu tư có thể mua với một lượng lớn chứng khoán cơ sở hoặc nhận khoản chênh lệch khi giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm đáo hạn tăng so với giá xác định từ trước đó.

  • Chứng quyền bán:

Đây là loại chứng quyền cho phép nhà đầu tư bán một lượng lớn chứng khoán cơ sở theo mức giá hiện tại hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của ngày đáo hạn thấp hơn giá xác định từ trước.

Các trạng thái của chứng quyền

  • Trạng thái lãi

Trạng thái này xuất hiện khi giá chứng khoán cơ sở đáo hạn tăng cao hơn so với giá thực hiện và phí chứng quyền. Vào thời điểm này, nhà đầu tư sẽ nhận lại được khoản phí mua CW ban đầu từ sàn giao dịch.

Các trạng thái của chứng quyền
Trạng thái lãi của chứng quyền (Nguồn: Internet)
  • Trạng thái hòa vốn

Là khi giá chứng khoán cơ sở đáo hạn bằng với giá thực hiện và phí chứng quyền. Vào lúc này, nhà đầu tư sẽ nhận lại được khoản phí đã mua chứng quyền ban đầu từ sàn giao dịch.

  • Trạng thái lỗ

Trong trạng thái lỗ, được chia thành 2 loại: trạng thái lỗ một phần và trạng thái lỗ toàn bộ.

  • Trạng thái lỗ một phần xảy ra khi 
Giá thực hiện < giá chứng khoán cơ sở đáo hạn < phí chứng quyền + giá thực hiện

Lúc này, nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được phần còn lại của phí mua CW ban đầu đã trừ khoản lỗ.

  • Trạng thái lỗ toàn bộ xảy ra khi
Giá chứng khoán cơ sở đáo hạn ≤ Giá thực hiện

Lúc này, nhà đầu tư sẽ bị thua lỗ toàn bộ và không nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào từ sàn giao dịch.

Biểu đồ về tình trạng lãi, lỗ khi đầu tư chứng quyền
Biểu đồ về tình trạng lãi, lỗ khi đầu tư chứng quyền (Nguồn: Internet)

Ví dụ cụ thể về CW

Ngày 10/03/2019, nhà đầu tư A mua 15000 chứng quyền của cổ phiếu FPT (giá hiện tại của tập đoàn FPT là 60000 đồng) với các thông tin sau:

  • Tỷ lệ chuyển đổi: 2:1
  • Thời hạn chứng quyền: 3 tháng
  • Ngày đáo hạn: 14/07/2019
  • Giá thực hiện: 60.000 đồng
  • Giá chứng quyền: 1.500đồng/chứng quyền

Vậy số tiền phải trả của nhà đầu tư A để mua 156.000 chứng quyền FPT là: 

15.000 x 1.500 = 22.500.000 đồng

16.000 * 1500 = 24.000.000 đồng

Sau một thời gian nắm giữ chứng quyền, nhà đầu tư có thể tiến hành giao dịch chốt lời bằng hai phương thức sau:

Phương án giao dịch “lướt sóng” (bất cứ thời điểm nào)

Sau 2 tháng, giá cổ phiếu tập đoàn FPT là 67.000 đồng và giá một chứng quyền là 3.200 đồng. Nhà đầu tư sau khi bán lại CW trên thị trường thứ cấp có thể nhận được mức sinh lời là:

Mức lời = SL chứng quyền x (giá bán - giá mua) = 15000 x (3.600 - 1.500) = 31..500.000 đồng

Phương án chờ đến ngày đáo hạn

Giả sử giá thanh toán CW tại thời gian đáo hạn vẫn giữ nguyên mức 67.000 đồng.

Tổ chức phát hành sẽ thanh toán cho nhà đầu tư như sau:

Khoản thanh toán = (SL chứng quyền / Tỷ lệ thực hiện) x (Giá thanh toán - Giá thực hiện) = (15000 / 2) x (67.000 - 60.000) = 52.500.000 đồng

Suy ra, mức sinh lời = tiền thu - tiền vốn = 52.500.000 - 22.500.000 = 30.000.000 đồng.

Trong trường hợp giá thanh toán CW <= 60.000 đồng, nhà đầu tư đã ở trạng thái lỗ, tức là không được chi trả bất cứ khoản nào và mất toàn bộ tiền vốn đã mua CW trước đó. 

>>> Tham khảo thêm: 

Các yếu tố ảnh hưởng đến chứng quyền

  • Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện: đây là 2 yếu tố rất quan trọng bởi giúp xác định giá trị nội tại của chứng quyền. Mức độ chênh lệch giữa 2 yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá chứng quyền.
  • Biến động của giá chứng khoán cơ sở: Là mức độ biến động giá của chứng khoán cơ sở. Nếu biên độ dao động giá của chứng khoán cơ sở càng cao thì cơ hội tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư càng lớn, cùng với đó giá của chứng quyền cũng cao.
  • Lãi suất: Việc lãi suất tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến việc xác định giá của chứng quyền. Trong trường hợp lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ cao hơn. Vì thế, nhà đầu tư sẽ phải chi trả nhiều hơn cho chứng quyền mua và ít hơn đối với chứng quyền bán.
  • Thời gian đáo hạn: Thể hiện giá trị thời hạn của chứng quyền, thời gian đáo hạn của chứng quyền càng dài thì giá trị của chứng quyền sẽ càng cao.

Tham khảo thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ số tài chính?

Lợi ích và rủi ro của chứng quyền

Lợi ích

Những lợi ích khi đầu tư chứng quyền: 

  • Khi tham gia đầu tư chứng quyền, nhà đầu tư không cần thực hiện ký quỹ (call margin) như việc đầu tư các sản phẩm chứng khoán phái sinh khác.
  • Tính thanh khoản khá cao: CW được phát hành trên sàn giao dịch chứng khoán HoSE, tính thanh khoản của sản phẩm được đảm bảo cao bởi công ty phát hành. Vì vậy, nhà đầu tư CW không phải lo về nguy cơ không bán được do thị trường không có nhu cầu hoặc khó khăn khi giao dịch chứng quyền.
  • Vốn đầu tư không cần cao: Do giá chứng quyền được các công ty phát hành thường rất nhỏ, thậm chí nhỏ hơn nhiều so với giá chứng khoán cơ sở đang hiện hành trên thị trường. Nên khi đầu tư chứng quyền, người chơi không cần bỏ ra số vốn quá cao.
  • Có thể xác định được mức độ lỗ: Nhà đầu tư tham gia chứng quyền có thể xác định được mức độ rủi ro, thua lỗ tối đa cũng chỉ là khoản phí mua CW ban đầu.

Rủi ro

Bên cạnh những lợi ích thì khi đầu tư chứng quyền cũng có những rủi ro mà người chơi cần lưu ý:

  • Nhà đầu tư không thể đoán trước sự biến động giá của chứng khoán cơ sở, điều này ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư chứng quyền sinh lời hay thua lỗ. Người chơi vẫn có nguy cơ thua lỗ khi mua chứng quyền và mức lỗ sẽ bằng với giá mua ban đầu.
  • Thời hạn có hiệu lực của chứng quyền khá ngắn, tối đa chỉ có 24 tháng. Đây là một hạn chế lớn đối với người chơi khi đầu tư sản phẩm chứng quyền. Vì vậy, có thể nói chứng quyền không phải là một lựa chọn đầu tư sinh lời bền vững thông minh cho các nhà đầu tư.
  • Vì tính đòn bẩy cao nên nếu sự biến động về giá cơ sở đi ngược lại với giá dự đoán ban đầu, tỷ lệ lỗ của nhà đầu tư sẽ tăng theo tỷ lệ đòn bẩy.

Xem thêm: Chứng chỉ quỹ là gì? Những tuyệt chiêu đầu tư hiệu quả cho người mới

Lợi ích và rủi ro của chứng quyền
Lợi ích và rủi ro của chứng quyền (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi liên quan chứng quyền?

Mã chứng quyền là gì? Cách đọc mã chứng quyền

Mã chứng quyền là một dãy 8 ký tự được sắp xếp theo cấu trúc CUUUYYRR, biểu thị cho tên gọi một loại chứng quyền trên thị trường. Mỗi ký tự trên mang ý nghĩa riêng biệt.

Cách đọc mã chứng quyền dựa trên cấu trúc CUUUYYRR:

  • C: ký hiệu lệnh Call/ Put trong chứng khoán. Hiện tại Việt Nam chỉ mới triển khai chứng quyền mua Call
  • UUU (Underlying): mã chứng khoán cơ sở của tổ chức phát hành.  
  • YY (Year): năm phát hành chứng quyền. 
  • RR (Roand): Đợt phát hành chứng quyền trên cùng một tài khoản cơ sở. 

Ví dụ: Phân tích mã chứng quyền CF PT2102:  Chứng quyền mua cổ phiếu của Tập đoàn FPT phát hành đợt 2 năm 2021.

CW và chứng quyền công ty khác nhau điểm nào?

 

Chứng quyền đảm bảo (CW)

Chứng quyền công ty

Tổ chức phát hànhBên thứ ba phát hànhCông ty niêm yết phát hành
Mục đíchCung cấp công cụ đầu tư, tăng doanh thuHuy động vốn 
Chứng khoán cơ sởETF, chỉ số, cổ phiếu,...Cổ phiếu
Sau thực hiện quyềnTổng số cổ phiếu không đổiTổng số cổ phiếu tắng

Như vậy, ZaloPay đã giải đáp các vấn đề liên quan đến chứng quyền là gì, có nên mua chứng quyền hay không. Mong rằng với các kiến thức trên sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn thông minh và sáng suốt để thành công trên con đường đầu tư của mình.

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#thong_tin_tai_chinh#kinh_te_thi_truong#thuat_ngu_kinh_te

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay