Lợi nhuận ròng (Tiếng Anh là Net Profit) hay còn gọi là thu nhập ròng, lãi (lợi nhuận) thuần hoặc lãi ròng, là chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã hạch toán toàn bộ chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đó là lợi nhuận thực tế đã bao gồm tất cả các loại chi phí hoạt động được trừ khỏi lợi nhuận gộp. Trên thực tế, khái niệm lợi nhuận ròng sẽ có chút thay đổi tùy vào ngành và quy định của các tổ chức lớn.
Trong các báo cáo tài chính (hay bảng cân đối kế toán), lãi ròng được sử dụng thay cho cụm từ lợi nhuận ròng với mục đích tổng kết doanh thu sau thuế trong một khoảng thời gian xác định.
Một chỉ số quan trọng khác là tỷ suất lợi nhuận ròng (biên lợi nhuận ròng). Đây là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trên tổng doanh thu, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm nội dung liên quan:
Khi đọc bảng Báo cáo tài chính về kết quả hoạt động kinh doanh kết hợp với công thức tính, ta có 2 cách tính lợi nhuận ròng:
Cách 1:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu (Total revenue)- Tổng chi phí hoạt động (Total cost) |
Trong đó:
Cách 2:
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí thu nhập doanh nghiệp |
Trong đó:
Lưu ý: Lợi nhuận ròng không thể xác định chính xác tổng số tiền công ty thu được do chỉ số này chỉ trừ đi các chi phí tiền mặt. Trong khi đó, báo cáo thu nhập còn bao gồm các chi phí khác như khấu trừ dần, khấu hao, tài sản cố định,...
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận ròng:
Tỷ suất lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng/tổng doanh thu) x 100% |
Ngoài cách tính trên, lợi nhuận ròng tại mỗi khía cạnh khác nhau sẽ được tính theo các công thức dưới đây:
- Lợi nhuận ròng trên tài sản: Là khoản lợi nhuận ròng thu được trên mỗi đơn vị tài sản của công ty.
Lợi nhuận ròng trên tài sản = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản |
- Lợi nhuận ròng trên doanh thu: Là khoản lợi nhuận ròng thu được trên mỗi đơn vị doanh thu của công ty.
Lợi nhuận ròng trên doanh thu = Lợi nhuận ròng / Doanh thu |
- Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: Là khoản lợi nhuận ròng thu được trên mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu của công ty.
Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu |
>>> Tham khảo thêm:
Lợi nhuận ròng | Lợi nhuận gộp | |
Ý nghĩa | Là số tiền cuối cùng của doanh nghiệp sau khi trừ các khoản chi phí để làm ra sản phẩm. | Là phần chênh lệch của tổng doanh thu sau khi đã khấu hao mọi loại chi phí trong quá trình sản xuất tạo ra thành phẩm. |
Độ tin cậy | Là lợi nhuận thực của công ty, có thể sử dụng làm căn cứ để đưa ra quyết định trong tương lai. | Không phải lợi nhuận thực sự nên không dùng để đưa ra các quyết định kế tiếp. |
Tính khách quan | Phản ánh kết quả lỗ, lãi. Xác định lợi nhuận thực của doanh nghiệp | Đánh giá kết quả hoạt động và hiệu quả chuyển đổi khách hàng thành doanh thu Xác định ước tính về lợi nhuận của công ty. |
Công thức | Tổng doanh thu - Tất cả các chi phí, thuế | Tổng doanh thu - Chi phí sản xuất |
Các cách tính lợi nhuận ròng khác nhau vô hình chung làm ảnh hưởng đến đơn vị và giá tiền. Nó là tác nhân chính làm thay đổi lợi nhuận ròng. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác dưới đây mà các nhà đầu tư nên biết:
Đầu tiên, phải kể đến số vốn đầu tư của doanh nghiệp nhiều hay ít. Cần tính toán và đưa ra con số dự phòng để ngừa trường hợp xấu nhất, ít nhất là chuẩn bị tài sản dài hạn 6 tháng cho các chi phí phát sinh.
Xem thêm:
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng là giá bán sản phẩm. Theo đó, giá cả phải chăng sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty kinh doanh, các giá trị của sản phẩm phụ thuộc vào số tiền của sản phẩm đó.
Xem thêm: Chỉ số CPI là gì? Cách tính chỉ số CPI chính xác nhất
Doanh thu tăng, công ty có thể thu được lợi nhuận ròng tăng và ngược lại. Tuy nhiên, trong trường hợp tăng doanh thu mà các chi phí hoạt động và quản lý khác cũng tăng theo, lợi nhuận ròng có thể giảm. Vì thế, việc quản lý chi phí là cần thiết đạt lợi nhuận ròng tốt đa cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm bài viết liên quan:
Thuế thu nhập của doanh nghiệp được tuân theo quy định của pháp luật nên không thể thay đổi được. Nhưng doanh nghiệp nên hạn chế để tránh những chi phí phát sinh khi nộp thuế.
Việc vừa bảo đảm lợi ích ròng ở mức hợp lý, vừa khiến sản phẩm có tính cạnh tranh vô cùng quan trọng. Chỉ cần tăng giá ở một lượng nhỏ đã tạo ra những tác động đến lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phân tích tình hình thị trường để đưa ra quyết định tăng/giảm giá sản phẩm hợp lý và giữ chân khách hàng tốt hơn thay vì chạy đua theo giá của đối thủ cạnh tranh.
Các chiến lược từ việc phân tích dữ liệu sản phẩm sẽ giúp bạn có cơ hội tạo ra lợi nhuận cao và xác định những mặt hàng không sinh lời. Từ đó, doanh nghiệp cần đưa ra hoạch định đúng đắn cho chiến lược sắp tới bằng cách tập trung hơn vào các sản phẩm có lợi nhuận cao và giảm hoặc ngừng cung cấp tại phân khúc sinh lời thấp để tăng sự hấp dẫn của sản phẩm. Tuy nhiên, các quyết định ngừng cung cấp cần được thực hiện đúng thời điểm để tránh việc đánh mất khách hàng và doanh thu hiện tại.
Việc theo dõi hàng tồn kho sẽ giúp bạn biết được sản phẩm nào đang mang lại nguồn lợi nhuận lớn, sản phẩm nào đang dần mất khả năng sinh lời. Tình trạng tồn đọng sản phẩm quá nhiều sẽ làm tăng các loại chi phí và rủi ro như phí lưu trữ, phí sửa chữa hư hỏng, rủi ro giảm tính khả dụng, hết hạn,... Bằng cách kiểm soát lượng hàng tồn kho, bạn có thể điều chỉnh, phân bổ, hoặc loại bỏ để cắt giảm chi phí và tăng lợi nhuận ròng cho công ty.
Thường xuyên kiểm tra các chi phí để cải thiện lợi nhuận ròng của công ty. Hãy thương lượng giá tốt với đối tác và hủy các giao dịch không cần thiết. Ngoài ra, bạn có thể tập trung vào nâng cao chất lượng, tính năng của sản phẩm để thu hút khách hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng tác động lớn đến các thông số khác trong báo cáo tài chính. Trong bảng cân đối kế toán, thu nhập ròng được biểu hiện qua lợi nhuận giữ lại (RE). Công thức tính lợi nhuận giữ lại ở cuối kỳ được tính như sau:
RE = Lợi nhuận ròng + RE đầu kỳ - Cổ tức |
Tỷ suất lợi nhuận ròng là một công cụ hữu ích khi đánh giá mức độ lợi nhuận của công ty so với các công ty trong ngành. Bên cạnh đó, biên lợi nhuận ròng cũng được dùng để tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Cụ thể:
ROE = Tổng doanh thu tài sản x Biên lợi nhuận ròng x Đòn bẩy tài chính |
Xem thêm: Lợi tức là gì? Tất tần tật kiến thức về lợi tức cho nhà đầu tư mới
Lợi nhuận ròng không đại diện cho lợi nhuận kinh tế hay dòng tiền của một doanh nghiệp. Bởi vì, lợi nhuận ròng có nhiều loại chi phí không phải tiền mặt như khấu hao tài sản nên sẽ không bằng số lượng dòng tiền của công ty sản xuất trong kỳ.
Zalopay giúp bạn giải quyết mọi vấn đề thanh toán từ Trả khoản vay, Gửi tiết kiệm, Chứng khoán, dịch vụ Tài khoản trả sau, học phí, hóa đơn... cho đến đa dạng dịch vụ mua sắm như đặt vé Xem phim, Du lịch, Ăn uống, Nạp game,... Hãy tải Zalopay ngay hôm nay để được trải nghiệm các dịch vụ và hưởng nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi đang diễn ra tháng này bạn nhé.
Những thông tin mà Zalopay chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ hơn lợi nhuận ròng là gì và sức ảnh hưởng của lợi nhuận ròng đến các chỉ số tài chính. Các công thức tính lợi nhuận ròng trên sẽ giúp bạn tính toán được tình hình kinh doanh/đầu tư lãi hay lỗ nhanh chóng.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay