Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính và những lưu ý quan trọng cho nhà đầu tư

Vốn chủ sở hữu cho biết được quy mô hoạt động của một doanh nghiệp. Để hiểu hơn về vốn chủ sở hữu là gì, cách hình thành loại vốn này, ZaloPay sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc ngay dưới bài viết đây.

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu (Owner's Equity) là quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên cùng góp vốn đối với tài sản của doanh nghiệp. Tổng vốn chủ sở hữu bao gồm phần còn lại sau khi khấu trừ các khoản nợ phải trả. Có thể nói vốn chủ sở hữu là số tiền đầu tư vào doanh nghiệp trừ đi số tiền đi vay. 

Nguồn vốn chủ sở hữu có thường xuyên và ổn định được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như chênh lệch giá cổ phiếu, giá trị tài sản, lợi nhuận kinh doanh,... Khi doanh nghiệp ngừng kinh doanh hay phá sản, tài sản của doanh nghiệp sẽ được ưu tiên trả nợ, phần còn lại chia cho chủ sở hữu theo tỷ lệ góp vốn.

Vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ doanh nghiệp đó có hoạt động kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận tốt. Ngược lại, nếu vốn chủ sở hữu giảm thì đồng nghĩa với việc nguồn tài trợ cho doanh nghiệp bị giảm, quy mô sản xuất sẽ bị thu hẹp lại, lợi nhuận thấp hoặc lỗ.

Ví dụ: Một doanh nghiệp được định giá 5 tỷ VNĐ và số khoản vay 4 tỷ VNĐ. Vậy vốn chủ sở hữu trong trường hợp này là 1 tỷ VNĐ.

vốn chủ sở hữu là gì

Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Tùy theo mô hình kinh doanh mà vốn chủ sở hữu bao gồm các thành phần khác nhau. Về cơ bản vốn chủ sở hữu được tạo thành từ các yếu tố sau: 

  • Vốn của cổ đông: Vốn đóng góp thực tế của các cổ đông. Chi tiết về số vốn được ghi rõ với từng thành viên tham gia góp vốn trên giấy tờ theo điều lệ của công ty.
  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty: Lợi nhuận sau thuế còn lại chưa được chia cho các cổ đông và thành viên liên doanh.
  • Các quỹ doanh nghiệp: là các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ, quỹ dự phòng,... Được hình thành với tỷ lệ không vượt quá quy định của pháp luật.
  • Thặng dư vốn cổ phần: Chênh lệch giữa giá cổ phiếu tại thời điểm phát hành và giá trị hiện tại.
  • Chênh lệch định giá tài sản: Đánh giá lại tài sản bao gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư, hàng tồn kho,... 
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, 
  • Nguồn khác: Cổ phiếu quỹ, nguồn tài trợ ngoài doanh nghiệp,...

Tuy nhiên, yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất là vốn cổ đông và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Theo Khoản 34, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên, chủ sở hữu công ty đóng góp hoặc cam kết đóng góp khi thành lập công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được mua tại thời điểm thành lập công ty cổ phần.

Tiêu chíVốn chủ sở hữuVốn điều lệ
Bản chấtKhông phải cam kết thanh toán, được góp bởi nhiều người và hình thành từ kết quả kinh doanhTổng giá trị tài sản khi mới thành lập hoặc đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty
Chủ sở hữuNhà nước, tổ chức, cá nhân góp vốnCá nhân, tổ chức góp vốn hoặc cam kết góp vốn.
Cơ chế hình thànhTừ ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp góp vốn, cổ đông hoặc bổ sung từ lợi nhuận còn lại hay các nguồn thu khác của doanh nghiệpTừ số vốn các thành viên đóng góp hoặc cam kết đóng góp trong thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp.
Đặc điểmKhông phải là khoản nợ vì được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoặc kết quả kinh doanh.Nếu doanh nghiệp phá sản, vốn điều lệ được coi là khoản nợ của doanh nghiệp.
Ý nghĩaPhản ánh tình hình tăng giảm của các nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp hay các thành viên góp vốn.Thể hiện cơ cấu vốn trong doanh nghiệp và là cơ sở phân chia lợi nhuận hoặc rủi ro với các nhà đầu tư góp vốn.

Phân biệt Vốn chủ sở hữu và Vốn hóa thị trường

Giá trị vốn hóa thị trường là số tiền để mua toàn bộ vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm mua. Ngoài ra, đây là một đặc điểm quan trọng giúp nhà đầu tư xác định rủi ro và lợi nhuận cổ phiếu của một công ty. Vốn hóa là cơ sở để đánh giá quy mô của công ty và phụ thuộc vào giá trị của cổ phiếu, sự biến động của cổ phiếu theo thời gian. 

Trong khi đó, vốn chủ sở hữu là cơ sở để tính giá trị thực của công ty thông qua tài sản mà không phụ thuộc vào giá trị của cổ phiếu nên không bị biến động theo thời gian.

Công thức tính vốn hoá thị trường:

Vốn hoá (Equity Value) = Giá của 1 cổ phiếu x tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Ví dụ:  Tính vốn hoá của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)

Giá đóng cửa của PNJ 2/11/2022 là P =  101.600 đồng.

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là: KLCP = 246.078.301 cổ phiếu.

Vậy vốn hoá của PNJ là: P x KLCP = 101.600 x 246.078.301 = 25.001.555.381.600 đồng ( ~ 25.001 tỷ đồng).

Công thức tính vốn chủ sở hữu 

VCSH = Tổng tài sản (Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn) - Nợ phải trả

Trong đó: 

  • Tài sản ngắn hạn, bao gồm: Tiền gửi ngân hàng, tiền đang lưu thông, tiền mặt (tiền Việt Nam, ngoại tệ) và các khoản tương đương tiền (vàng, bạc, đá quý,...)
  • Tài sản dài hạn, bao gồm: Các khoản đầu tư dài hạn, các khoản phải thu dài hạn, bất động sản đầu tư, tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác,... 
  • Các khoản nợ phải trả, bao gồm: Phải trả người bán, thuế và các khoản nợ Nhà nước, nợ người lao động, thanh toán nội bộ, vay và nợ thuê tài chính, nhận ký quỹ, ký cược, người mua ứng trước tiền hàng, các khoản nợ khác,… 

Ví dụ: 

Một công ty sản xuất có vốn đầu tư ước tính là 10 tỷ đồng. Tổng giá trị thiết bị của nhà máy là 7 tỷ đồng. Hàng tồn kho và nguyên vật liệu hiện tại ước tính khoảng 3 tỷ đồng. Ngoài ra, các khoản phải thu của công ty sản xuất này là 2 tỷ đồng. 

Công ty hiện đang nợ khoản vay 4 tỷ đồng để mua dụng cụ phục vụ nhà xưởng, 300 triệu đồng lương nhân viên, 3 tỷ đồng cho một nhà cung cấp hàng hóa. Vậy vốn chủ sở hữu của công ty được tính theo công thức sau:  VCSH = Tổng tài sản - Tổng nợ = (10 + 7 + 3 + 2) - (4 + 0.3 + 3) = 14.7 tỷ đồng.

Công thức tính vốn chủ sở hữu
Nguồn: res.cloudinary.com

Những yếu tố tác động đến Vốn chủ sở hữu

Trường hợp ghi nhận giảm vốn chủ sở hữu:

  • Công ty phải hoàn trả vốn góp cho những người sở hữu vốn.
  • Giá của cổ phiếu phát hành thấp hơn mệnh giá.
  • Công ty ngừng hoạt động kinh doanh hoặc giải thể. 
  • Phải bù lỗ vào ​​các hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của các cấp thẩm quyền.
  • Khi công ty cổ phần loại bỏ cổ phiếu quỹ.

Vốn chủ sở hữu được ghi nhận tăng trong các trường hợp sau: 

  • Chủ sở hữu đưa thêm vốn vào công ty.
  • Vốn bổ sung từ lợi nhuận của công ty hoặc từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu công ty. 
  • Giá cổ phiếu đã phát hành cao hơn mệnh giá. 
  • Giá trị của một khoản trợ cấp, quà tặng trừ đi thuế phải nộp là một số dương và được cấp thẩm quyền cho phép tăng vốn.

Tóm lại các doanh nghiệp muốn hoạt động bình thường cần có vốn chủ sở hữu đáp ứng quy mô kinh doanh. Hiểu được các nguồn hình thành hay cách tính vốn chủ sở hữu giúp bạn xây dựng cơ cấu vốn hiệu quả. Hy vọng những thông tin ZaloPay đã cung cấp ở trên hữu ích đối với các bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay