Vốn hóa (Capitalization) là tổng giá trị của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, bao gồm: tổng giá trị cổ phiếu, nợ dài hạn và các khoản thu nhập được giữ lại, thường được sử dụng trong báo cáo tài chính.
Tỷ lệ vốn hóa (Capitalization rate) phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập ròng dự kiến có được trong một năm và giá trị của tài sản.
Giá trị vốn hóa thị trường là thước đo quy mô của một công ty/doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra có thể mua lại doanh nghiệp này trong một thời gian cụ thể.
Một công ty được đánh giá thành công hay thất bại phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng trưởng của giá trị vốn hóa thị trường. Ngoài ra, giá trị vốn hóa thị trường còn để phản ánh giá cổ phiếu của doanh nghiệp và có thể thay đổi dựa trên kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Để tính vốn hóa thị trường, cần xác định được giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại và số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Cách tính như sau:
Vốn hóa thị trường = Giá trị của một cổ phiếu hiện hành x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành |
Ví dụ:
Công ty X có 50.000.000 cổ phiếu được bán với giá 20 USD/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa thị trường của công ty X là: 50.000.000 x 20 = 100.000.000 USD.
Giá trị của một doanh nghiệp được thể hiện rất nhiều thông qua vốn hóa. Vậy ý nghĩa của vốn hóa là gì đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư?
Đối với doanh nghiệp:
Đối với nhà đầu tư:
Nhìn chung, các yếu tố lớn ảnh hưởng trực tiếp đến vốn hóa thị trường bao gồm:
Tiêu chí | Vốn hóa thị trường | Vốn điều lệ |
Căn cứ vốn hóa | Đánh giá được quy mô phát triển của doanh nghiệp/công ty | Định lượng được giá trị thực sự của doanh nghiệp/công ty |
Phụ thuộc vào | Giá trị cổ phiếu mà doanh nghiệp/công ty phát hành trên thị trường chứng khoán | Không phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu; Phụ thuộc vào các dạng tài sản của doanh nghiệp/công ty |
Sự ổn định | Giá trị cổ phiếu có sự biến động nhất định theo thời gian | Giá trị cổ phiếu không chịu biến động theo thời gian (ổn định) |
Xem thêm: Thời gian giao dịch chứng khoán tại các sàn phổ biến
Vốn hóa là thước đo giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị tiềm năng mà một cổ phiếu đem lại:
Dưới đây là một số chia sẻ hữu ích dành cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán:
Khi đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư phải xem vốn hóa của một công ty, doanh nghiệp như một trong những tiêu chí quyết định có đầu tư hay không. Thông thường, top những cổ phiếu Blue Chip hoặc Large Cap hoặc VN30 sẽ có vốn hóa lớn. Dưới đây là bảng xếp hạng vốn hóa thị trường lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
STT | Doanh nghiệp | Mã chứng khoán | Lĩnh vực hoạt động | Giá trị vốn hóa (nghìn tỷ đồng) |
1 | Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam | VCB | Dịch vụ tài chính | 319,444 |
2 | Công ty Cổ phần Vinhomes | VHM | Bất động sản | 214,670 |
3 | Tập đoàn Vingroup | VIC | Xây dựng và Bất động sản | 220,445 |
4 | Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam | BID | Tài chính và Bảo hiểm | 164,907 |
5 | Tổng Công ty Khí Việt Nam | GAS | Phân phối khí đốt thiên nhiên | 210,917 |
6 | Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát | HPG | Sản xuất các sản phẩm kim loại cơ bản | 108,155 |
7 | Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam | TCB | Tài chính và Bảo hiểm | 88,634 |
8 | Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam | VNM | Sản xuất thực phẩm | 159,672 |
9 | Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan | MSN | Sản xuất thực phẩm | 116,603 |
10 | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng | VPB | Tài chính và Bảo hiểm | 71,160 |
Thông tin trên được ghi nhận ngày 19/10/2022
Nguồn: finance.vietstock.vn
Trong bài viết này ZaloPay đã tổng hợp các thông tin liên quan đến vốn hóa là gì và vai trò của vốn hóa thị trường trong đầu tư chứng khoán. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm rõ kiến thức cơ bản về đầu tư và xây dựng chiến lược đầu tư chứng khoán hiệu quả.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay