Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Hội chứng tâm lý FOMO là gì? 6 cách vượt “bẫy” FOMO trong chứng khoán

FOMO là gì? Hiệu ứng FOMO gây ra những hậu quả nào trong chứng khoán? Và làm sao để nhà đầu tư vượt qua được hiệu ứng này. Trong bài dưới đây, ZaloPay sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin về FOMO và cách để vượt bẫy FOMO hiệu quả khi đầu tư.

FOMO là gì? Giải mã hiệu ứng FOMO trong chứng khoán

Hiệu ứng FOMO là gì?

FOMO là viết tắt của từ Fear of missing out. Đây là cụm từ chỉ về nỗi sợ của một ai đó khi bỏ lỡ hoặc bị mất cơ hội trước trào lưu đám đông. Những người mắc hội chứng này thường có cảm giác lo lắng, sợ hãi việc mình sẽ bỏ lỡ một điều gì đó. Họ luôn cho rằng những người xung quanh sẽ đạt được thứ mà mình không có được. Điều này kéo theo việc họ luôn bị thôi thúc phải hành động, phải làm điều gì đó ngay lập tức. Chính vì những suy nghĩ như vậy, người bị mắc hội chứng FOMO thường hành động thiếu lý trí, dẫn đến những quyết định sai lầm và để lại những hậu quả đáng tiếc.

Hiện tượng FOMO trong chứng khoán là gì?
Hiện tượng FOMO trong chứng khoán là gì (Nguồn: Internet)

Hiện tượng FOMO trong chứng khoán là gì?

Trong chứng khoán, hiện tượng FOMO cũng dần trở nên quen thuộc hơn khi nó phản ánh chính xác tâm lý của nhiều nhà đầu tư khi tham gia vào các giao dịch. FOMO trong chứng khoán là hiện tượng khi bạn thấy cổ phiếu nào đó đang trên đà tăng giá mạnh mẽ thì lập tức sẽ có ý định mua ngay để kiếm lời. Bạn cho rằng các nhà đầu tư khác đang thu về lợi nhuận “khổng lồ” từ cổ phiếu đó mà chưa kịp suy xét về các yếu tố tác động khác, hay chính việc cổ phiếu đó tăng nhanh và mạnh như thế là do đâu, có ẩn chứa rủi ro gì không.

Hiểu đơn giản hơn, FOMO chính là cảm giác sợ trở thành người “tối cổ”, “kẻ đến sau” trong những cuộc chơi. FOMO trong chứng khoán thậm chí còn được coi là “cái bẫy” đối với hầu hết giới đầu tư, kể cả nhà đầu tư F0 hay những người giàu kinh nghiệm.

Ví dụ: Từ ngày 29/5, nhà nhà đầu tư vào cổ phiếu họ Apec khi thấy các phiên liên tục tăng trần và lo sợ bỏ mất cơ hội kiếm lời. Nhiều nhà đầu tư chấp nhận mua giá sát đỉnh để đua theo xu hướng đám đông mà không quan sát thị trường hay nguyên nhân giá cổ phiếu biến động. Kết quả là cổ phiếu của Apec đã nằm sàn vào đầu tháng 6 khiến nhiều người “sập bẫy”, trở nên hoảng loạn, bán tháo và thua lỗ nặng nề. 

Xem thêm: Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu dành cho người mới bắt đầu

Hiện tượng FOMO trong chứng khoán là gì (Nguồn: Internet)

Tại sao nhà đầu tư lại dễ sa vào hiệu ứng FOMO trong chứng khoán?

Như đã nói, FOMO trong chứng khoán là hiệu ứng có tầm ảnh hưởng và có thể kéo theo lượng lớn các nhà đầu tư “sập bẫy”. Tìm ra nguyên nhân nhân chính sẽ giúp bạn hiểu rõ tại sao nhà đầu tư chứng khoán lại dễ bị tác động bởi hiệu ứng này đến vậy.

Những nhà đầu tư F0 khi mới gia nhập thị trường thường chưa có đủ kiến thức, họ dễ bị tác động và ảnh hưởng bởi tâm lý số đông với mong muốn được “ăn theo”. Và đây cũng chính là lý do vì sao họ dễ bị FOMO giăng bẫy nhiều đến vậy. Cụ thể là, khi thấy người khác đua nhau đầu tư vào một cổ phiếu, họ sẵn sàng xuống tiền ngay mà không tìm hiểu nguyên nhân hay khi sàn đang xuống dốc, họ sẽ lưỡng lự và mất cơ hội đầu tư trong tương lai.

Xem thêm: Những cuốn sách về đầu tư chứng khoán hay nhất

  • Do tâm lý sợ bỏ qua cơ hội

Tâm lý sợ bị bỏ lỡ là tâm lý chung của hầu hết chúng ta, đặc biệt trong chứng khoán - vốn là lĩnh vực đòi hỏi sự quyết đoán trong việc đưa ra quyết định. Đứng trước lựa chọn mua/bán hoặc không, nhà đầu tư có xu hướng sử dụng cảm tính nhiều hơn. Điều này khiến họ khó kiểm soát bản thân, không có được tầm nhìn dài hạn. 

  • Do quá tự tin hoặc quá tự ti
quá tự tin hoặc quá tự ti có thể khiến nhà đầu tư rơi vào FOMO
Quá tự tin hoặc tự ti có thể đưa ra quyết định thiếu đúng đắn (Nguồn: Internet)

Những nhà đầu tư có xu hướng tin tưởng tuyệt đối, thậm chí cố chấp với những quyết định đầu tư của mình thường bị “thao túng” bởi FOMO. Vì nhìn chung, họ đang nhìn nhận thị trường theo góc nhìn cá nhân hoá. Tự tin có thể sẽ mang lại kết quả tốt nhưng đồng thời cũng phản ánh tâm lý chủ quan. Ngược lại, tự ti lại khiến họ không dám đưa ra ý kiến cá nhân. 

  • Thất bại nhiều lần nên khao khát có chiến thắng

Khi các nhà đầu tư liên tục bị thất bại, họ sẽ không từ bỏ mà luôn tìm kiếm cơ hội gỡ lại và dễ bị thao túng bởi FOMO. Tuy nhiên, không phải cơ hội nào cũng có thể sinh lời mãi. Khi mua được cổ phiếu đang đà tăng, tâm lý gỡ lại sau những gì đã mất sẽ khiến họ chủ quan, đổ hết tiền vào cổ phiếu đó và chờ chạm đỉnh hay chờ người khác để chốt theo. Kết quả là, họ có thể mất cơ hội chốt lời đúng lúc. 

  • Thiếu lộ trình rõ ràng cho dòng tiền đầu tư

Thiếu lộ trình đầu tư cũng khiến nhà đầu tư dễ bị xoáy vào dòng xoáy do FOMO gây ra. Vì không có hướng đi cụ thể, nhà đầu tư dễ bị nghiêng ngả bởi những ý kiến bên lề, khiến cho hiệu quả đầu tư không được cao như mong đợi, không có chiến lược rõ ràng cho từng bước tiến.

Tham khảo thêm: Nến Doji là gì? Cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Doji

Tác hại của FOMO trong đầu tư chứng khoán là gì?

Một số tác hại của tâm lý FOMO gây ra trong đầu tư chứng khoán có thể kế đến như:

  • Gây ra tâm lý lo lắng, bất an cho nhà đầu tư, sợ bị bỏ lỡ, từ đó dễ dẫn đến các quyết định sai lầm.
  • Khiến nhà đầu tư hành động cảm tính, không có chiến lược cụ thể, bỏ qua các kế hoạch giao dịch ban đầu.
  • Dễ gặp phải thua lỗ do theo đuổi tình trạng mua đỉnh bán đáy. Khi bị sập bẫy FOMO, thường nhà đầu tư sẽ không bán ngay giá lý tưởng mà sẽ kỳ vọng nhiều hơn ở việc cổ phiếu tăng giá, đến lúc cổ phiếu giảm mạnh thì trở tay không kịp.
Tác hại của FOMO trong đầu tư chứng khoán
Tác hại của FOMO trong đầu tư chứng khoán (Nguồn: Internet)

6 cách vượt qua FOMO trong đầu tư chứng khoán

  • Tỉnh táo và kiên định với mục tiêu

Nhà đầu tư phải thực sự tỉnh táo và kiên định trước các biến động trên thị trường. Cần xác định và chọn lọc nguồn thông tin tiếp nhận, hạn chế tiếp nhận những thông tin thiếu căn cứ vững chắc. Nhà đầu tư nên đọc các thông tin chính thống, phân tích và nhìn nhận toàn diện vấn đề trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Đặc biệt nên kiên định với những chiến lược ban đầu từ bản thân đã vạch sẵn. Kế hoạch có thể sẽ thay đổi ít nhiều nhưng không đồng nghĩa với việc “gió chiều nào theo theo chiều đó”.

  • Đề ra chiến lược rõ ràng

Chiến lược đầu tư thông minh sẽ giúp nhà đầu tư thoát khỏi “bẫy” FOMO và có những giải pháp tối ưu nhất nếu thị trường có biến động mạnh. Đầu tiên, chủ đầu tư nên xác định mức “an toàn” của bản thân. Điều này gồm giới hạn vốn có thể chịu đựng là bao nhiêu, mục tiêu hướng đến ngắn hạn hay dài hạn rồi sau đó xây dựng chiến lược và những nguyên tắc cụ thể. Nhà đầu tư F0 có thể lựa chọn những doanh nghiệp có mức tăng trưởng ổn định hàng năm, hàng quý và sau đó mua cổ phiếu lúc giảm hay đang đà tăng và bán bất cứ khi nào được giá. Tuy nhiên, cần có tính kỷ luật để luôn tuân thủ quy tắc đặt ra trước đó và đảm bảo an toàn.

Nếu bạn là “chiến binh mới”, chưa có quá nhiều kinh nghiệm trên thị trường có thể “nhập môn” chứng khoán cùng Tài Khoản Chứng Khoán trên ZaloPay. Đây là sản phẩm của Công ty Chứng khoán DNSE, tích hợp ngay trên ứng dụng ZaloPay. Quy trình đăng ký đơn giản và nhanh chóng, người dùng có thể bắt đầu đầu tư chỉ từ 01 cổ phiếu. Qua đó có thể đảm bảo quá trình đầu tư ít rủi ro tài chính, dần dần làm quen và học hỏi cách đầu tư thực tế thông qua hành động thực chiến. Tải ứng dụng ZaloPay và bắt đầu trải nghiệm đầu tư ngay nhé!

Xem hướng dẫn chi tiết: Cách đăng kí và mua, bán chứng khoán trên ZaloPay

Đầu tư chứng khoán trên ZaloPay an toàn, tiện lợi, ít rủi ro
Đầu tư chứng khoán trên ZaloPay an toàn, tiện lợi, ít rủi ro (Nguồn: Internet)
  • Tích luỹ vốn hiểu biết về thị trường chứng khoán

Giống như bất cứ lĩnh vực đầu tư nào, chứng khoán đòi hỏi nhà đầu tư phải không ngừng học hỏi để hiểu hơn về thị trường và doanh nghiệp. Cụ thể là, nhà đầu tư cần nắm rõ biến động, xu hướng hay những tình huống “mua đỉnh bán đáy” trên thị trường, đồng thời cũng phải quan sát hoạt động doanh nghiệp có đang tăng trưởng ổn định hay có phốt nào không. Những kiến thức được tích góp là “kim chỉ nam” giúp nhà đầu tư định hướng mục tiêu, xây dựng những kế hoạch và chiến lược đầu tư vững chắn và hiệu quả.

Tích luỹ vốn hiểu biết về thị trường chứng khoán
Tích lũy vốn hiểu biết về chứng khoán để vượt qua tình trạng FOMO (Nguồn: Internet)
  • Xác định đúng thời điểm “cắt lỗ”

Hơn lúc nào hết, nhà đầu tư phải học cách dừng lại đúng lúc để tránh được bẫy FOMO. Đừng vì “kỳ vọng” quá lớn vào thị trường, cố chấp nắm giữ cổ phiếu để phải “gồng lỗ” ở cuối chu kỳ tăng giá. Biết “cắt lỗ” đúng lúc thực sự là thượng sách để không bị lỗ quá sâu, thậm chí vẫn có thể kiếm lời khi bán kịp.

Xác định đúng thời điểm “cắt lỗ”
Biết cắt lỗ đúng thời điểm sẽ không bị lỗ quá sâu (Nguồn: Internet)
  • Theo dõi các suy nghĩ tiêu cực và hành động của suy nghĩ đó

Đây là cách làm giúp bạn biết được tần suất bị dính FOMO nhiều hay ít để đưa ra những giải pháp hạn chế tối đa. Bên cạnh đó, cần có suy nghĩ tích cực hơn khi nhìn nhận vấn đề.

Ví dụ, nhà đầu tư cần hiểu rằng không phải cổ phiếu giảm giá nào cũng tiếp tục đi xuống và thua lỗ hay không phải các mã đang tăng nào cũng sẽ tiếp tục sinh lời đến chạm đỉnh. Việc nhìn nhận tích cực giúp nhà đầu tư không vội vàng bán tháo hay chờ vượt đỉnh mà sẽ chủ động quan sát, tìm hiểu nguyên nhân và cân nhắc đến các trường hợp “đu đỉnh, bán đáy” trên thị trường để đưa ra quyết định mua bán thích hợp.

  • Rời xa các bảng chứng khoán trực tuyến

Đây là cách điều trị tâm lý FOMO tự nhiên giúp bạn tránh được các suy nghĩ tiêu cực hoặc quá phấn khích khi nhìn thị trường. Thay vào đó, sau khi quan sát tình hình qua bảng chứng khoán, bạn nên tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu thị trường, cập nhật báo cáo tài chính các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, so sánh với doanh nghiệp khác hoặc phân ngành khác,... để có nhiều đánh giá khách quan về nguyên nhân tăng, giảm hoặc dự đoán cho những phiên tiếp theo.  

Thị trường chứng khoán hôm nay suýt “chạm đỉnh”, FOMO có đáng lo ngại?

Thị trường chứng khoán ngày 5/6 tăng trưởng khá tốt ở đầu phiên nhưng sau đó giảm nhẹ vào phút chót. Tuy nhiên, so với phiên trước thì phiên này có sự cải thiện rõ rệt. Cụ thể là, chỉ số VN-index ghi nhận tăng 0,83 điểm và kết thúc tại mức gần vượt đỉnh là 1.284,35 điểm. Thanh khoản thị trường cũng có sự tăng trưởng với tổng giá trị giao dịch là 24.044 tỷ đồng. 

Tóm lại, tình hình sàn chứng khoán đang có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là những phiên suýt chạm ngưỡng đỉnh đang khiến nhiều nhà đầu tư khá hưng phấn. Trong tình thế này, nếu bị thao túng bởi FOMO, thị trường có thể rơi vào tình trạng quá mua do niềm tin cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng và đương nhiên rủi ro đi kèm là vô cùng lớn. Các nhà đầu tư cần tỉnh táo và quan sát kỹ những biến động thị trường trước khi đưa ra mọi quyết định mua, bán để chốt lời đúng thời điểm.  

Trên đây là những chia sẻ của ZaloPay về FOMO là gì và cách để thoát khỏi FOMO cho nhà đầu tư chứng khoán. Hy vọng rằng nội dung trên sẽ giúp nhà đầu tư thêm vững tin và mạnh mẽ hơn trong các quyết định đầu tư, tránh việc bị tác động bởi cảm tính mà phải ôm thua lỗ. 

Có nên theo hiệu ứng đám đông không?

KHÔNG. Bởi vì, những nhà đầu tư F0 khi mới gia nhập thị trường thường chưa có đủ kiến thức, họ dễ bị tác động và ảnh hưởng bởi tâm lý số đông với mong muốn được “ăn theo” dẫn tới sập bẫy FOMO.

Có nên giữ cổ phiếu để “gồng lỗ” khi gặp hiệu ứng FOMO?

KHÔNG. Đừng “kỳ vọng” quá lớn vào thị trường sẽ tăng trong tương lai. Biết “cắt lỗ” đúng lúc thực sự là thượng sách để không bị lỗ quá sâu, thậm chí vẫn có thể kiếm lời khi bán kịp.

Phân biệt hiệu ứng tâm lý FOMO và FOBI?

FOMO (Fear of missing out) là hội chứng lo sợ bị bỏ lỡ hoặc mất cơ hội được cho là quan trọng. Cụ thể hơn là khi chứng kiến một cổ phiếu đang tăng mạnh, bạn sẽ dễ bị thao túng bởi đám đông, sẵn sàng “đu đỉnh” vì sợ bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt.

FOBI (Fear of Being Invested) là khi bạn đang nắm một cổ phiếu tăng giá như lại lo sợ sàn sẽ lao dốc, vì thế phải quyết định “ăn non”, chốt lời sớm. Hiệu ứng tâm lý này không khiến bạn thua lỗ nhưng lại lấy mất đi nhiều cơ hội có được lợi nhuận cao hơn nếu cổ phiếu đó tiếp tục tăng sau khi bán.

Tags:
#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay