Tài khóa là cụm từ chỉ một chu kỳ thời gian nhất định có hiệu lực cho báo cáo quyết toán và dự toán hàng năm của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp. Ở Việt Nam nói riêng và hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung, một chu kỳ tài khóa thường kéo dài từ 12 - 24 tháng, có thể trùng hoặc không trùng với năm dương dịch. Tài khóa chính là căn cứ mốc thời gian để tính thuế của doanh nghiệp.
Chính sách tài khóa (Tiếng anh: Fiscal policy) là một công cụ của Chính phủ nhằm mục đích điều tiết nền kinh tế vĩ mô ở một đất nước. Chính sách tài khóa được thể hiện qua các biện pháp can thiệp từ cơ quan quản lý trung ương như: chính sách thuế, điều chỉnh chi tiêu ngân sách Nhà nước, quyết sách tác động vào hoạt động kinh tế,… nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển trong điều kiện bình thường hoặc duy trì sự ổn định của nền kinh tế trong điều kiện bị suy thoái như bình ổn giá thị trường, kiểm soát lạm phát, thất nghiệp,...
Khái niệm chính sách tài khóa xuất phát từ nhà kinh tế học John Maynard Keynes, người cho rằng bên cạnh việc dựa vào kinh tế tư nhân, Chính phủ cần có sự can thiệp cần thiết thì mới có thể hạn chế tình trạng khủng hoảng và duy trì sự tăng trưởng ổn định. Đến nay, chính sách tài khóa dần được hoàn thiện và kết hợp với chính sách tiền tệ để trở thành “điểm tựa” cho sự phát triển bền vững và chỉ có Chính phủ mới có quyền hạn thực thi chức năng này.
>>> Tham khảo thêm: Nên đầu tư gì trong các giai đoạn chu kỳ kinh tế?
Có 2 loại chính sách tài khóa bao gồm chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thu hẹp. Chúng tác động đến nền kinh tế theo hai hướng trái ngược nhau.
Chính sách tài khóa mở rộng | Chính sách tài khóa thu hẹp | |
Chính sách thực hiện | Tăng chi tiêu ngân sách hoặc giảm nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai biện pháp trên. | Giảm chi tiêu ngân sách hoặc tăng nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai biện pháp trên. |
Mục tiêu | Kích thích tăng tổng lượng cầu, từ đó tăng sản lượng sản phẩm làm ra, tăng số lượng việc làm cho người dân, kết quả là giảm thất nghiệp và thúc đẩy kinh tế phát triển. | Giảm tổng cầu, hạ tổng sản lượng sản phẩm, giảm lạm phát, từ đó đưa nền kinh tế từ trạng thái phát triển quá mức trở về trạng thái ổn định, cân bằng |
Trường hợp áp dụng | Áp dụng khi nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái, tăng trưởng chậm, kém phát triển, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Quá trình triển khai được kiểm soát chặt chẽ để ngăn ngừa việc hình thành lạm phát. | Áp dụng khi nền kinh tế phát triển “nóng” nhưng không bền vững và ổn định, tỷ lệ lạm phát tăng cao. |
>>> Xem thêm: Những nguyên nhân và hậu quả mà suy thoái kinh tế mang lại
Có hai công cụ tài khóa cơ bản là thuế và mức chi tiêu của Chính phủ.
Thuế là một khoản thu bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp từ cá nhân và các tổ chức có tư cách pháp nhân nhằm tạo lập nguồn ngân sách của Nhà nước. Có nhiều loại thuế khác nhau nhưng dựa vào cách thu thuế, người ta chia thuế ra làm hai loại là:
Chính phủ sử dụng công cụ tài khóa chính sách thuế để tác động đến nền kinh tế theo hai hướng như sau:
Có hai hoạt động chi tiêu Chính phủ cơ bản đó là chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ và chi chuyển nhượng
>>> Tham khảo:
Hai yếu tố này tác động đến nền kinh tế như sau:
Chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ có tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Một khi chính phủ đẩy mạnh ngân sách trong lĩnh vực này, nhu cầu về hàng hóa dịch vụ sẽ tăng lên. Điều này kích thích nền kinh tế tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu đề ra và được xem là công cụ điều tiết tổng cầu hữu dụng. Ngược lại, nếu Chính phủ cắt giảm chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ, tổng cầu sẽ thu hẹp, tốc độ phát triển cũng bị kìm hãm lại.
Chi chuyển nhượng có tác động gián tiếp đến nền kinh tế. Khi chính phủ tăng ngân sách cho chi chuyển nhượng, thu nhập của các đối tượng trong xã hội tăng lên, điều này kích thích tăng chi tiêu cá nhân. Do đó, nền kinh tế cũng sẽ tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Khi chi chuyển nhượng bị cắt giảm, thị trường biến động theo hướng ngược lại.
Chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành chính sách kinh tế của Nhà nước. Cụ thể, nó ảnh hưởng đến nền kinh tế ở các mặt như sau:
>>> Xem thêm: Tổng quan về thị trường tài chính
Một số hạn chế của chính sách:
>>> Xem thêm: Chính sách chế độ tỷ giá hối đoái của Đồng Việt Nam
Bên cạnh khái niệm chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng được nhắc đến như một công cụ hỗ trợ điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Về mặt định nghĩa, chính sách tiền tệ được hiểu là các biện pháp tác động lên hoạt động tín dụng và ngoại hối nhằm ổn định giá cả và tiền tệ, giảm mức lạm phát, từ đó ổn định nền kinh tế.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có những điểm giống và khác biệt như sau:
| Chính sách tài khóa | Chính sách tiền tệ |
Nguyên tắc thực hiện | Kiểm soát, điều chỉnh tổng cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Là công cụ giúp duy trì trạng thái cân bằng giữa các khoản thu chi qua nhiều nguồn khác nhau. | Kiểm soát, điều chỉnh tổng cung tiền cho nền kinh tế nhằm ổn định giá trị đồng tiền, giữ lạm phát ở mức an toàn. Gồm chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt. |
Tổ chức đưa ra chính sách | Chính phủ (Quốc Hội) | Ngân hàng Trung ương |
Công cụ thực hiện | Thuế Chi tiêu Chính phủ | Tái cấp vốn Tỷ giá hối đoái Dự trữ bắt buộc Nghiệp vụ thị trường mở |
Mục tiêu | Duy trì sự ổn định, hướng kinh tế vào việc làm và sản lượng. Giảm tỷ lệ thất nghiệp | Bình ổn giá Giảm lạm phát, thất nghiệp Tăng trưởng GDP, củng cố hệ thống ngân hàng |
>>>Tham khảo: Tổng quan về thị trường vốn. Điểm khác biệt giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ
Sau đợt ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid cùng các tác động về chính trị trên toàn thế giới, chính sách tài khóa đã được ban hành kịp thời nhằm tháo gỡ những khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, qua đó phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội. Theo đó, nghị quyết số 43/2022/QH15 được triển khai, bám sát chương trình phục hồi kinh tế - xã hội thông qua điều chỉnh giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%, giảm 50% thuế bảo vệ môi trường cùng một số loại thuế khác như: thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,... áp dụng cho năm 2023 với tổng giá trị hỗ trợ khoảng 196 nghìn tỷ đồng.
Các giải pháp nhận được sự đồng tình của người dân, giúp đẩy mạnh tiêu dùng, qua đó phục hồi các hoạt động sản xuất và kinh doanh, đóng góp vào sự tăng trưởng nền kinh tế.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Bá Hùng từng chia sẻ, chính sách tài khóa năm 2023 đã đem lại nhiều tác động tích cực, là một sự hỗ trợ quan trọng trong thời kỳ ngắn hạn và là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn cho những năm tới. Do đó, chính sách tài khóa 2024 vẫn tiếp tục được điều hành nhưng hướng theo sự chủ động, linh hoạt và có trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Trong thời gian tới, các chính sách được triển khai quyết liệt, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành theo dõi sát tình hình thực tế, dự báo tình hình phát triển và đề xuất trình cấp lên cơ quan có thẩm quyền.
Hy vọng rằng, thông qua những kiến thức tài chính bổ ích mà Zalopay cung cấp, các bạn đã hiểu rõ hơn về chính sách tài khóa cũng như những tác động to lớn của nó đến nền kinh tế vĩ mô. Việc nắm bắt những chính sách tài khóa của Chính phủ giúp bạn dự đoán được xu hướng phát triển của thị trường từ đó có hướng phân bổ danh mục đầu tư và tối ưu lợi nhuận.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay