Chu kỳ kinh tế - (tên tiếng anh: Business Cycle) là sự biến động lên xuống của các hoạt động kinh tế. Chu kỳ này thường được đo lường bằng sự biến động tăng trưởng GDP theo trình tự ba pha lần lượt là: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Thực tế luôn cho thấy, kinh tế thị trường không bao giờ dừng mãi ở việc tăng trưởng, cũng không có sự suy thoái mãi mãi. Theo đó, hoạt động kinh tế sẽ thay đổi liên tục, lúc thăng, lúc trầm, lúc bình ổn và sẽ được thể hiện ở các chuỗi sự kiện, có tính lặp lại theo thời gian.
Để hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh tế là gì, thì dưới đây sẽ là một ví dụ cụ thể về một chu kỳ kinh tế điển hình cho bạn tham khảo.
Lấy điều kiện khi thu nhập của người dân ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo. Đây chính là yếu tố để các doanh nghiệp gia tăng sản xuất để cung cấp hàng hóa, mở rộng nhà máy và gia tăng sản lượng. Điều nãy cũng sẽ kéo theo số lượng người lao động được tăng lên, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Khi sản lượng hàng hóa tăng cao và tỷ lệ thất nghiệp giảm thì điều tất yếu là GDP cũng tăng. Đây chính là thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng. Khi không có biến cố nào xảy ra, đồng thời kéo nền kinh tế tăng trưởng đến đỉnh điểm và xuất hiện hiện tượng lượng cung cao hơn lượng cầu. Ở thời điểm này chỉ số tiêu dùng lại giảm xuống, kéo nền kinh tế bắt đầu bước vào chu kỳ suy thoái.
Trong lịch sử thế giới đã diễn ra nhiều chu kỳ kinh tế với những cột mốc cực kỳ đáng nhớ. Cùng điểm lại những cột mốc đáng nhớ trong chu kỳ kinh tế thế giới dưới đây:
Đánh giá chung về biến động chu kỳ kinh tế thế giới có phạm vi rộng từ khoảng 2 - 10 năm. Các giai đoạn mở rộng/suy thoái riêng lẻ xảy ra sẽ có thời lượng và cường độ thay đổi theo thời gian.
Tại Việt Nam, chu kỳ kinh tế được xác định diễn ra 10 năm 1 lần và hiện tượng này sẽ rơi vào những năm cuối của thập niên. Thông thường, chu kỳ kinh tế Việt Nam sẽ bắt đầu từ sự hưng phấn và tâm lý đám đông, gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đây được đánh giá là sự kiện suy thoái ngẫu nhiên.
Hai chu kỳ kinh tế Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất là năm 1997 và năm 2008. Đây cũng chính là hai thời điểm suy thoái kinh tế lớn mà Việt Nam chịu ảnh hưởng từ thị trường tài chính. Chu kỳ gần đây nhất là từ năm 2019 - 2021, năm 2022 đang trong giai đoạn phục hồi, kiểm soát lạm phát và có sự tăng GDP trở lại.
Thực tế thì chu kỳ kinh tế là những biến động không có tính quy luật, nên sẽ không thể có chu kỳ nào hoàn toàn giống nhau hay công thức, phương pháp dự báo thời gian chính xác. Chính vì điều này mà những ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế lại càng lớn hơn, gây ra nhiều bất ổn trong đời sống, xã hội.
Trong đó, giá trị GDP của một quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự biến động này, và cũng là thước đo rõ nhất để chỉ ra được sự tăng giảm của kinh tế. Theo mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh tế mà sẽ có những tác động khác nhau đến GDP thế giới, cụ thể như sau:
Chu kỳ kinh tế sẽ diễn ra theo các giai đoạn như sau:
Suy thoái kinh tế là thời điểm mà kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu đi xuống, dẫn đến GDP sụt giảm. Sự đi xuống xuống này sẽ thể hiện ở sản lượng hàng hóa đi xuống, tình trạng thất nghiệp tăng cao, mức lương thấp, hay lãi tín dụng bị thắt chặt,... Tại Mỹ và Nhật Bản, người ta có quy định rằng nếu độ tăng trưởng GDP trong hai quý liên tiếp giảm thì sẽ gọi là suy thoái. Tuy nhiên, ở thời kỳ này lạm phát có sự giảm tốc độ nhưng vẫn có độ trễ nhất định.
Đáy chu kỳ chính là điểm mà sự suy thoái ở mức nghiêm trọng, gây ra những tổn thất lớn đến chất lượng của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân. Thời điểm này, nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ tình chính như: giảm lãi suất, trợ giá,... để giảm đà suy thoái thị trường. Giai đoạn đáy chu kỳ thì lạm phát có sự tăng nhẹ.
Giai đoạn phục hồi kinh tế là khi có những dấu hiệu ghi nhận mức GDP dương và tăng trưởng vượt bậc so với giai đoạn trước đó. Ở thời điểm này, sản xuất sẽ bắt đầu tăng trưởng trở lại, doanh thu và lợi nhuận của các công ty ghi nhận tăng cao, tình trạng thất nghiệp có những chuyển biến tích cực. Đối với lạm phát thì sẽ ở mức vừa phải và theo xu hướng giảm.
Giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh tế sẽ ghi nhận giá trị GDP ở mức cao và ổn định, tức là mức độ tăng trưởng chậm hơn so với giai đoạn phục hồi. Nguyên nhân của việc GDP tăng trưởng chậm là bởi nền kinh tế lúc này đã đạt được đến đỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ bắt đầu tăng nhanh, đồng tiền mất giá và có những dấu hiệu bắt đầu sang giai đoạn suy thoái của một chu kỳ mới.
Hai yếu tố thường biến động theo chu kỳ kinh tế đó chính là việc làm và lạm phát. Đặc biệt là ở thời kỳ suy thoái, những tổn thất mà xã hội sẽ phải gánh chịu sẽ rất nặng nề. Thế nhưng, chu kỳ kinh tế lại không thể dự báo được chính xác thời gian diễn ra, dẫn đến nhà nước và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch kinh tế. Để có những phương án giải quyết phù hợp, thì các đơn vị phải tìm được nguyên nhân gây ra chu kỳ.
Tuy nhiên, để lý giải nguyên nhân dẫn ra chu kỳ kinh tế thì các trường phái lại đưa ra những quan điểm không giống nhau. Cụ thể như sau:
Khi đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ phải dựa trên chu kỳ kinh tế để đưa ra những nhận định và chiến lược cho phù hợp. Cụ thể, cần phân tích những yếu tố sau đây:
Thực tế cho thấy đồ thị của thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế có nhiều điểm tương đồng. Trong đó, thị trường chứng khoán lại chính là phản chiếu của những kỳ vọng của doanh nghiệp và nền kinh tế trong tương lai. Khi chu kỳ kinh tế đang ở giai đoạn suy thoái, thì thị trường chứng khoán cũng ở mức chạm đáy. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, thì thị trường chứng khoán lại đi xuống và dần suy thoái.
Trong thời kỳ nền kinh tế chạm đáy, thị trường chứng khoán lại bắt đầu tăng nhẹ và có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Để đến khi nền kinh tế ở giai đoạn phục hồi, thị trường chứng khoán sẽ bùng nổ để phát triển cực mạnh.
Từ mối liên kết này, bạn có thể thấy rằng thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế có sự kết nối mật thiết với nhau. Nhà đầu tư có thể dựa vào đây để xác định thời điểm nào để mua vào và bán ra hợp lý nhất. Đồng thời, cũng đưa ra được những dự đoán về các mã cổ phiếu có sự tăng giá để có lựa chọn đầu tư tốt.
Tùy vào từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế mà sẽ có những ngành nghề phát triển khác nhau. Điều này sẽ phụ thuộc nhiều các chính sách kiểm soát hỗ trợ của nhà nước hay tình hình xã hội ở thời điểm đó. Dưới đây là những phân tích có thể giúp nhà đầu tư biết được đâu sẽ là lĩnh vực tốt để đầu tư trong chu kỳ kinh tế:
Hiện nay, vẫn chưa có một công thức hay phương pháp nào có thể đưa ra dự đoán chính xác về chu kỳ kinh tế. Song bạn vẫn có thể sử dụng các mô hình và công thức có khả năng dự báo chu kỳ của Jan Tinbergen và Lawrence Klein. Các hệ phương trình và mô hình kinh tế của hai chuyên gia kinh tế này có khả năng dự báo chu kỳ kinh tế với độ chính xác khá cao.
Bên cạnh đầu tư chứng khoán, trong chu kỳ kinh tế, bạn có thể cân nhắc đến một số lĩnh vực như:
Như vậy, thị trường luôn có những sự kiện biến động theo chu kỳ với những đặc điểm nhất định. Hy vọng với những thông tin ZaloPay cung cấp ở đây đã giúp bạn hiểu rõ về chu kỳ kinh tế là gì, từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn và phù hợp nhất.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay