Tham khảo thêm:
GDP là viết tắt của từ Gross Domestic Product, có thể hiểu là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa. Đây là một chỉ số để đo lường tổng giá trị hàng hóa, tài sản được sản xuất ra ở một quốc gia trong một thời điểm nhất định.
Để đơn giản hơn, bạn có thể hiểu GDP là chỉ số mô tả tổng giá trị thị trường, bằng cách tính tổng giá của tất cả các loại hàng hóa cộng lại và quy ước thành 1 chỉ tiêu duy nhất. Giá trị GDP chỉ biểu thị giá trị của các loại hàng hóa được kinh doanh hợp pháp trên thị trường như đơn vị sản xuất theo tổ chức, cá nhân và hộ gia đình, không thể hiện giá trị của các loại hàng hóa kinh doanh bất hợp pháp và các khâu sản xuất trung gian
Dựa trên tổng giá trị của sản phẩm, dịch vụ được đo lường, GDP còn phản ánh khách quan về sức mạnh nền kinh tế hiện tại và tiềm năng phát triển của một quốc gia. Thông thường, chỉ số GDP được quy ước là một năm hoặc một quý.
Dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, chỉ số GDP được chia thành những loại cơ bản sau:
Chỉ số được tính dựa trên kết quả kinh doanh sản xuất bình quân trên đầu người trong một năm gọi là GDP bình quân đầu người. Chỉ số này sẽ tỷ lệ thuận với thu nhập, mức sống của người dân ở quốc gia đó. Dựa trên số liệu thu được, các nhà hoạch định có thể đánh giá về chất lượng sống cũng như sự phân hóa giàu nghèo nhằm đề xuất những chính sách phù hợp để nâng cao mức sống cho người dân,
GDP per capita = GDP của quốc gia / tổng số dân trung bình
Trong đó, GDP và tổng số dân trung bình được xác định trong cùng một thời điểm và khoảng thời gian xác định.
Đây là chỉ số được xác định dựa trên tổng dịch vụ/sản phẩm trong nước đã điều chỉnh theo tốc độ lạm phát. Có thể hiểu đơn giản, GDP thực tế thể hiện giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được điều chỉnh theo sự ảnh hưởng lạm phát của nền kinh tế trong một năm nhất định.
GDP thực tế = GDP danh nghĩa / hệ số giảm phát
Có 2 trường hợp xảy ra:
Xem thêm: Lạm phát là gì? Tình hình lạm phát tại Việt Nam
GDP danh nghĩa phản ánh tổng giá trị tất cả sản phẩm nội địa tính theo giá thị trường hiện tại. Chỉ số này thể hiện sự thay đổi về giá do lạm phát, nếu giá cả hàng hóa trên thị trường tăng hay giảm thì GDP sẽ thay đổi cao hơn hay thấp hơn.
GDP danh nghĩa = Tổng hàng hóa, dịch vụ X Giá hàng hóa, dịch vụ
Trong đó, tất cả các giá trị đều được tính trong cùng một thời điểm nhất định
GDP xanh là phần còn lại của của tổng sản phẩm nội địa khi đã được khấu trừ các chi phí cần thiết sử dụng cho việc phục hồi môi trường do quá trình sản xuất gây ra.
Khi xét về phương diện sản xuất hàng hóa, tổng sản phẩm nội địa sẽ bằng tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, GDP sẽ được tính như sau:
GDP = Giá trị gia tăng thêm + Thuế nhập khẩu |
Trong đó:
Khi xét về góc độ tiêu dùng, chỉ số GDP sẽ được tính bằng chi tiêu cuối cùng của các hộ gia đình sử dụng và mua sắm, tài sản tích lũy chênh lệch với xuất khẩu của một đất nước.
GDP = C + I + G + NX
Trong đó:
Khi xét về góc độ thu nhập, tổng giá trị sản phẩm của một đất nước sẽ bao gồm: thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ, khấu hao tài sản cố định,...
GDP = W + R + I + Pr + Ti + De |
Trong đó:
Tốc độ tăng trưởng GDP là tốc độ gia tăng sản xuất hàng hóa và dịch vụ kinh tế từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Sự gia tăng về vật liệu sản xuất, nhân lực lao động, công nghệ khoa học,... đều có thể góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế.
Để tính được tốc độ tăng trưởng GDP thực, đầu tiên phải tính GDP thực.
GDP thực = GDP / (1 + lạm phát kể từ năm cơ sở) |
Trong đó, năm gốc là năm được chỉ định, được chính phủ cập nhật định kỳ và được sử dụng làm điểm so sánh cho các cơ sở dữ liệu kinh tế như GDP. Công thức tính tốc độ tăng trưởng GDP thực như sau:
Tốc độ tăng trưởng GDP thực = (GDP thực của năm gần nhất - GDP thực năm trước) / GDP thực năm trước.
Tốc độ tăng trưởng GDP thực = (GDP thực của năm gần nhất - GDP thực năm trước) / GDP thực năm trước |
GDP là chỉ số vô cùng quan trọng để đánh giá về tình hình phát triển kinh tế của một quốc gia.
Chỉ số GDP chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, dẫn đến giá trị thay đổi theo từng quý, từng năm. Cụ thể, những yếu tố tác động đến GDP bao gồm:
Xem thêm: FDI là gì? Tác động của FDI đến các nước nhận đầu tư là gì?
Chỉ số tổng sản phẩm nội địa được sử dụng nhiều trong các báo cáo tài chính, tình hình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, GDP vẫn bị nhầm lẫn với các chỉ số kinh tế khác, điển hình là GNP. Vậy GDP và GNP khác nhau như thế nào?
GDP (Gross Domestic Product) | GNP (Gross National Product) | |
Giống | Là chỉ số vĩ mô quan trọng để xác định và đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. | |
Khác | ||
Công thức | GDP = C + I + G + NX | GNP = C + I + G + (X – M) + NR |
Bản chất | Là chỉ số phản ánh tổng giá trị mà các yếu tố kinh tế trong lãnh thổ của quốc gia tạo ra trong một năm | Là chỉ số biểu thị cho tổng giá trị tiền thu được từ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do người dân tạo ra trong một năm |
Phạm vi | Trong lãnh thổ một quốc gia | Cả trong và ngoài nước, miễn là công dân nước đó tạo ra |
Ứng dụng | Sử dụng để tính và đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. | Được ngân hàng thế giới sử dụng để đưa ra các ước tính về nền kinh tế của các quốc gia |
Trong đó:
Các tổ chức tài chính thường dựa vào chỉ số GDP để xếp hạng nền kinh tế các nước trên thế giới. Dưới đây là bảng xếp hạng top 10 nước có GDP cao nhất thế giới được thống kê trong năm 2022:
Tên quốc gia | GDP (nghìn tỷ USD) |
Mỹ | 27 |
Trung Quốc | 17,7 |
Đức | 4,4 |
Nhật Bản | 4,2 |
Ấn Độ | 3,7 |
Anh | 3,3 |
Pháp | 3,1 |
Italy | 2, 2 |
Canada | 2,1 |
Brazil | 2,1 |
Dựa theo trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh dự đoán, năm 2037, GDP của Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ và trở thành đất nước nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo Tổng cục thống kê, tổng GDP Việt Nam trong năm 2023 đã vượt mức 430 tỷ USD, ước tính bình quân đầu người là 101,9 triệu đồng/người, tăng 160 USD so với năm 2022 .
Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2023 ước tính đạt 5,05%. Mặc dù GDP hiện tại thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 6,5% nhưng Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.
Nhìn chung, Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ để khôi phục nền kinh tế sau đại dịch. Trong những năm trở lại đây, Việt Nam đã có đưa mức độ lạm phát vào tầm kiểm soát và kinh tế vĩ mô ổn định. Một số lĩnh vực đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế 2023 như nông nghiệp (3.02%), xây dựng (7,5), tiêu dùng (3,52%).
Bên cạnh đó, một số thách thức dẫn đến sự kìm hãm tăng trưởng tại Việt Nam như: bất ổn về địa chính trị, các lĩnh vực sản xuất, nhập và xuất khẩu có phục hồi nhưng chậm do nhu cầu giảm, thị trường bất động sản ảm đạm và thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa hiệu quả.
Năm 2024, dự báo sự phục hồi nền kinh tế trên toàn thế giới vẫn còn nhiều thách thức. Tuy vậy, kinh tế Việt Nam vẫn sẽ có cơ hội phục hồi tích cực nếu tiếp tục tăng cường đẩy mạnh các thế mạnh hiện có, chính sách hỗ trợ để thúc đẩy đầu tư và giải quyết những vấn đề tồn đọng. Điều này cần sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân cả nước.
Xem thêm: Chính sách tiền tệ là gì? Mục tiêu chính sách tiền tệ
Như vậy bài viết trên đây của ZaloPay đã giúp bạn trả lời câu hỏi chỉ số GDP là gì,sự khác nhau giữa GDP và GNP và GDP ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế. Hy vọng bạn sẽ nắm rõ về tốc độ tăng trưởng GDP để từ đó hiểu rõ hơn về thực trạng kinh tế nước ta và có góc nhìn tổng quát hơn.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay