Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Lợi nhuận gộp là gì? Ý nghĩa - Công thức tính lợi nhuận gộp chính xác

Khi làm báo cáo hoạt động doanh nghiệp thì không thể nào thiếu được chỉ số lợi nhuận gộp. Chỉ số này được coi là một trong những thước đo quan trọng để giúp đánh giá khả năng kinh doanh của doanh nghiệp có thành công hay không. Vậy để hiểu rõ về lợi nhuận gộp là gì và cách tính chuẩn xác, bạn hãy theo dõi ngay những thông tin được Zalopay tổng hợp dưới đây.

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ nhận về sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất và bán sản phẩm, hoặc những chi phí liên quan đến quá trình cung cấp dịch vụ của công ty. Nói một cách đơn giản hơn, lợi nhuận gộp được xác định bằng doanh thu thuần trừ giá vốn hàng bán (COGS). Hiểu rõ về lợi nhuận gộp là gì, bạn sẽ thấy đây là một chỉ số quan trọng, phản ánh rõ ràng nhất mức độ hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của hoạt động doanh nghiệp. 

Lãi gộp có phải lợi nhuận gộp không? Thực chất, đây là hai khái niệm tương đồng nhau. Tùy loại hình kinh doanh mà lợi nhuận gộp được gọi với những tên khác như: tổng lợi nhuận, doanh số bán hàng tín dụng, lợi nhuận bán hàng. Những chỉ số này thường xuất hiện trong báo cáo thu nhập công ty và là cơ sở để tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế.

Xem thêm: 

Lợi nhuận gộp là tổng lợi nhuận trừ chi phí sản xuất, bán hàng

Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?

Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là chỉ số đánh giá sức khỏe tài chính công ty từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Doanh nghiệp sử dụng chỉ số này để xem xét liệu rằng lợi nhuận thu được đã đáp ứng mục tiêu hay chưa hoặc so sánh đối thủ cùng ngành để điều chỉnh chính sách, chương trình cung cấp dịch vụ phù hợp nhằm tối ưu nguồn thu, mở rộng thị trường.

Đối với các nhà đầu tư, tỷ suất lợi nhuận gộp giúp đánh giá hiện trạng hoạt động kinh doanh chính trên thị trường có tốt hay không, nắm bắt được ngành nào đang có khả năng sinh lời tốt hay ngành này đang báo động rủi ro, nhờ vậy mà đưa ra quyết định đầu tư hợp lý và sáng suốt.

Tỷ suất lợi nhuận gộp bao nhiêu là tốt? Không có mức quy định chung cho tỷ suất lợi nhuận gộp, tùy vào từng mô hình kinh doanh mà chỉ số này sẽ có mức biến động. Quan trọng nhất là phải thường xuyên theo dõi xu hướng trong thời gian dài, nếu chỉ số biểu thị sự ổn định hoặc tăng trưởng là dấu hiệu của hiệu suất tốt.

Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?

Đặc điểm của lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp thường xuất hiện cuối cùng trong báo cáo tài chính, là chỉ số giúp doanh nghiệp đánh giá doanh nghiệp làm ăn có tốt hay không. Chỉ số này cho biết rõ hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động của doanh nghiệp trong sản xuất, bán hàng hóa, dịch vụ. Nếu chi phí sản xuất được tối ưu, lợi nhuận gộp sẽ tăng và tính cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tăng.

Mỗi giai đoạn mà các chi phí các thể biến đổi tăng hoặc giảm. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng lợi nhuận gộp:

  • Chi phí thiết bị, cơ sở vật chất.
  • Chi phí thu mua thực tế nguyên vật liệu.
  • Chi phí nhân viên: Các khoản phí cho nhân viên như tiền lương, phí hoa hồng cho nhân viên,...
  • Chi phí tiền dịch vụ ngân hàng khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng.
  • Chi phí trong quá trình sản xuất: phí vận chuyển, phí kho bãi,...
  • Chi phí hao hụt trong quá trình sản xuất, bán sản phẩm, dịch vụ

Tham khảo: 

Cách tính lợi nhuận gộp 

Công thức tính lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn bán sản phẩm

Trong đó:

  • Doanh thu thuần: Khoản thu về từ việc bán sản phẩm/dịch vụ đã trừ các phí giảm (thuế xuất - nhập khẩu thiếu tiêu thụ đặc biệt,...) hay những khoản chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bị trả lại,...

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - (Chiết khấu khách hàng + phụ cấp + lãi)

  • Giá vốn: Tất cả khoản phí để tạo ra sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh (giá nguyên liệu, nhân công, sản xuất tại các thời điểm khác nhau ) và không gồm phí quản lý, bán hàng.

Nếu lợi nhuận gộp tăng, tức là công ty có thể đang sử dụng chiến lược giá bán hiệu quả hoặc quản lý tốt các chi phí sản xuất. Ngược lại, lợi nhuận gộp giảm là dấu hiệu rủi ro trong chiến lược giá, sản xuất.

Cách tính lợi nhuận gộp

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp:

Lợi nhuận gộp (Hệ số biên: % )= Lợi nhuận/doanh thu thuần 

Tỷ suất lợi nhuận gộp càng lớn tức là doanh nghiệp đang có lợi nhuận ròng cao. Nếu hệ số biên giảm hay thấp hơn kỳ vọng thì doanh nghiệp cần đánh giá lại các khoản chi để tăng doanh thu. 

Xem thêm: Chỉ số CPI là gì? Cách tính chỉ số CPI chính xác nhất

Ví dụ

Doanh nghiệp A thu về 3.000.000.000 VNĐ, chi phí cho hàng hóa bao gồm 1.000.000.000 VNĐ cho sản xuất và vật tư, 500.000.000 VNĐ cho chi phí lao động. Vậy thì, áp dụng theo công thức trên sẽ cho như sau: 

Lợi nhuận gộp = 3.000.000.000 - (1.000.000.000 + 500.000.000) = 1.500.000.000 VNĐ.

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = 1.500.000.000 / 3.000.000.000 = 0,5 (50%)

Như vậy, lợi nhuận sau giá vốn của doanh nghiệp A là 1.500.000.000 VNĐ. Và cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,5 đồng lợi nhuận.

 Chỉ số lợi nhuận gộp đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty

Ý nghĩa của lợi nhuận gộp

  • Đánh giá hiệu quả trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh của một công ty. Tuy nhiên, các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ của các tiểu thương sẽ khó đánh giá do chưa có cơ cấu tổ chức rõ ràng. 
  • Là cơ sở để tính lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, từ đó giúp so sánh được tình trạng công ty với mức trung bình của ngành hoặc đối thủ cùng lĩnh vực. Mức lãi ròng cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng kiểm soát, quản lý chi phí tốt.
  • Dự báo và quản lý rủi ro. Tỷ suất giảm là dấu hiệu của quá trình sản xuất chưa hiệu quả hoặc là hệ quả của tăng chi phí.
  • Đưa ra những phương án điều chỉnh các khoản chi và quyết định đầu tư đúng đắn (Chiến lược giá bán, sản xuất, kinh doanh)
  • Nếu lợi nhuận gộp qua các kỳ có chỉ số tăng cao, ổn định thì chủ đầu tư có thể suy nghĩ đến vấn đề mở rộng quy mô kinh doanh nếu muốn.

Tham khảo thêm:

 

Tính lợi nhuận gộp giúp ích khi muốn mở rộng kinh doanh

Phân biệt lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng, lợi nhuận thuần

Lợi nhuận gộp rất dễ nhầm lẫn với các khái niệm khác như lợi nhuận thuần, lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế). Thực chất, chúng rất khác nhau cả về cách tính lẫn khái niệm

 

Lợi nhuận ròng

Lợi nhuận thuần

Lợi nhuận gộp

Khái niệm

Là tổng số tiền còn lại sau khi trừ đi chi phí lãi vay và thuế. (lợi nhuận sau thuế)

Là tổng số tiền còn lại sau khi lấy lợi nhuận gộp trừ đi các khoản chi phí liên quan đến quản lý và bán hàng

Là tổng số tiền còn lại sau khi đã trừ đi chi phí biến đổi hay giá vốn sản phẩm.

Công thức 

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN - Chi phí lãi vay

Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – CP Bán hàng – CP quản lý DN + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính)

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn bán sản phẩm

Ứng dụng

Sử dụng để đo lường lợi nhuận

Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Là thước đo phản ánh hiệu quả các khâu kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

Khác nhau giữa lợi nhuận gộp và thu nhập ròng

Chiến lược tối ưu lợi nhuận gộp trong kinh doanh

Giảm giá vốn

  • Cắt giảm chi phí không cần thiết, kiểm soát chi phí biến động nhiều.
  • Đàm phán hoặc mua nguyên vật liệu số lượng lớn để có giá tốt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
  • Tăng cường tự động hóa, công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu phí sản xuất, giảm sai sót hay phụ thuộc vào nguồn lao động.
  • Quản lý hàng tồn kho nhằm tiết kiệm phí lưu trữ (sử dụng kỹ thuật Just-in-time).

Tham khảo: Bảng giá điện kinh doanh, giá điện 3 pha sản xuất 2024

Tăng doanh số bán hàng:

  • Tăng cường các chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm trên diện rộng.
  • Cải thiện dịch vụ, cung cấp các chương trình khuyến mãi nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
  • Phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng để có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng.
  • Thử nghiệm sản phẩm mới trên nhiều thị trường mới nhằm tiếp cập nhiều tệp khách hàng.

Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì? Ví dụ - Cách áp dụng trong đầu tư và cuộc sống

Điều chỉnh giá bán

  • Đảm bảo giá bán phản ánh đúng giá trị của sản phẩm.
  • Đảm bảo giá bán phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu.
  • Nghiên cứu giá thị trường và đối thủ nhằm tăng tính cạnh tranh về giá hoặc chất lượng dịch vụ.
  • Nếu tăng giá, cần cung cấp cách tiếp cận phù hợp (ví dụ: đem đến lợi ích đặc biệt khiến khách hàng cảm nhận được sự tương xứng với mức giá đó).

Quản lý và theo dõi:

  • Sử dụng các phần mềm quản lý nhằm theo dõi và kiểm soát tổng quan các loại chi phí.
  • Training kỹ năng, kiến thức cho nhân viên nhằm tăng hiệu suất công việc.  
  • Theo dõi, điều chỉnh chiến lược phù hợp khi thị trường có biến động.
Chiến lược tối ưu lợi nhuận gộp trong kinh doanh

Như vậy có thể thấy lợi nhuận gộp là một chỉ số mà doanh nghiệp cần phải tính toán thường xuyên để kiểm soát được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp đang ở mức độ nào. Hy vọng, với những thông tin Zalopay cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về lợi nhuận gộp là gì và biết cách tính đúng.

Tags:
#kinh_te_thi_truong#thuat_ngu_kinh_te#đầu_tư_tài_chính#thong_tin_tai_chinh

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay