Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Tuyệt chiêu quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với 10 quy tắc chi tiêu

Để có một cuộc sống thoải mái, cân bằng ở hiện tại và tránh được các rủi ro bất ngờ trong tương lai thì quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng quan trọng mà bất kỳ ai cũng đều cần nắm vững. Nếu sở hữu một mức thu nhập vừa đủ và quản lý đúng cách, bạn vẫn có thể có những khoản tiền tiết kiệm để đầu tư sinh lời và nâng cao tài sản của mình. Vậy quản lý tài chính cá nhân là gì? Có những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả ra sao? Hãy cùng Zalopay tìm hiểu những kiến thức hữu ích đó trong bài viết dưới đây.

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Tài chính cá nhân được hiểu là những vấn đề liên quan đến dòng tiền của cá nhân như theo dõi thu nhập, các khoản tiết kiệm, đầu tư, khoản chi tiêu,… Hiểu đơn giản, quản lý tài chính cá nhân là quản lý tiền bạc một cách hợp lý, sắp xếp chi tiêu, lập kế hoạch tiết kiệm và kế hoạch nghỉ hưu. Biết cách quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn sử dụng tiền một cách hiệu quả, giúp bạn sống thoải mái hơn, đồng thời tránh được những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.

>> Xem thêm: Bỏ túi 7 cách quản lý chi tiêu cá nhân hợp lý và hiệu quả

Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Quản lý tài chính là việc làm cần thiết với mỗi cá nhân (Nguồn: Nguyencaohuutri.com)

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Những vấn đề liên quan đến dòng tiền, tài chính luôn là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Bởi vậy, quản lý tốt những yếu tố này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Dưới đây là những lợi ích vượt trội mà bạn sẽ có được nếu như quản lý tài chính cá nhân hiệu quả:

  • Kiểm soát được nguồn thu – chi theo từng mốc thời gian và khoảng thời gian cụ thể
  • Nắm bắt được khả năng chi tiêu, đầu tư ở hiện tại để lên kế hoạch hợp lý trong tương lai
  • Tránh rủi ro tối đa nếu không may gặp phải những khó khăn hay sự cố bất ngờ
  • Giúp tinh thần vui vẻ, yên tâm vì đã lập kế hoạch rõ ràng, thận trọng
  • Đưa ra các quyết định chi tiêu hợp lý với khả năng tài chính hiện tại của bản thân
  • Giúp bạn tránh rơi vào vòng xoáy nợ nần với lãi suất cao, mang lại sự an tâm cho bản thân và gia đình
  • Đạt được tự do tài chính, có thể đưa ra những quyết định quan trọng về cuộc sống như nghỉ hưu sớm, mua sắm, theo đuổi đam mê,... mà không bị ràng buộc bởi tiền bạc

>> Xem thêm: Mẹo quản lý chi tiêu gia đình 1 con nhỏ hợp lý, hiệu quả 

Lợi ích của việc quản lý tài chính cá nhân
Quản lý tài chính mang lại vô vàn lợi ích, đặc biệt trong trạng thái tự do tài chính (Nguồn: Internet)

10 quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả được nhiều người áp dụng

1. Lập kế hoạch và theo dõi ngân sách rõ ràng

Nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần nắm vững để quản lý tài chính cá nhân là hãy lên một kế hoạch thật chi tiết, rõ ràng. Bạn có thể bắt đầu bằng những kế hoạch đơn giản, chỉ cần nắm rõ dòng tiền vào – ra và số dư còn lại để có thể đưa ra những quyết định chi tiêu, đầu tư hợp lý. Sau khi đã có kế hoạch cho bản thân mình, bạn cũng cần phải theo dõi thường xuyên để cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp 

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cùng tài khoản tích lũy trên ZaloPay

2. Rà soát chi tiêu

Thông thường, mỗi người đều có những khoản thu – chi cố định, tuy nhiên hàng tháng có thể sẽ phát sinh những khoản chi phí ngoài dự tính như: cưới hỏi, du lịch, mua sắm,…. Bởi vậy, hãy nhớ rà soát, ghi chú rõ ràng để đảm bảo rằng bạn nắm được số tiền bạn đang có là bao nhiêu, tránh tình trạng rủng rỉnh mỗi khi lương về nhưng lại rỗng túi vào dịp cuối tháng.

>> Xem thêm: Bỏ túi 18 cách tiết kiệm tiền hiệu quả, quản lý tốt chi tiêu cá nhân và gia đình

Quy tắc quản lý tài chính cá nhân
Tạo thói quen rà soát chi tiêu bằng các phương pháp khoa học (Nguồn: Internet)

3. Áp dụng quy tắc 50/30/20

50-30-20 là quy tắc quen thuộc được rất nhiều người tìm hiểu và áp dụng trong việc quản lý tài chính bởi sự tiện lợi, đơn giản và dễ thực hiện. Để áp dụng nguyên tắc này bạn hãy chia thu nhập mỗi tháng thành 3 phần: 50%, 30%, 20% và phân bổ như sau:

  • Phần 1 - 50% thu nhập: Đây là những khoản dành cho chi phí cố định và thiết yếu như nhà cửa, di chuyển, ăn uống.  
  • Phần 2 - 30% thu nhập: Hãy sử dụng khoản thu nhập này cho các khoản chi tiêu ít quan trọng hơn như giải trí, mua sắm, chi phí sinh hoạt khác. Bạn cũng nên linh động cắt giảm khoản chi phí này xuống mức thấp nhất có thể để có thể tiết kiệm tốt hơn.
  • Phần 3 - 20% thu nhập: Với khoản tiền này, bạn hãy dành để tiết kiệm để dự phòng hoặc đầu tư cho những kế hoạch trong tương lai. Cuộc sống luôn chứa đựng những rủi ro khó lường như ốm đau, mất cắp, tai nạn,... Trong những trường hợp cấp bách như vậy, tài khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn trang trải tốt hơn. 

>> Xem thêm: Top 9 kênh đầu tư sinh lời an toàn cho số vốn nhàn rỗi 2024

Quy tắc 50/20/30 giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Áp dụng quy tắc 50 30 20 trong quản lý tài chính cá nhân (Nguồn: cafef.com)

4. Quản lý tài chính hiệu quả với nguyên tắc 6 chiếc lọ

Bên cạnh phương pháp 50/30/20, bạn có thể tham khảo thêm nguyên tắc 6 chiếc lọ - một phương thức cũng được rất nhiều người ưa chuộng và áp dụng. 6 chiếc lọ bạn chia từ thu nhập sẽ ứng với mỗi khoản chi tiêu như sau:

  • Lọ 1 chiếm 55% thu nhập dành cho chi tiêu thiết yếu: Cũng giống như phương pháp 50/30/20, đây là số tiền bạn dành cho nhu cầu thiết yếu, các khoản chi cố định hàng tháng. Cách chia như này cũng giúp bạn đặt mốc giới hạn cho mỗi khoản chi phí từ đó có thói quen chi tiêu phù hợp hơn.
  • Lọ 2 chiếm 10% thu nhập dành cho tiết kiệm lâu dài: Với  khoản tiền này, bạn sẽ dành cho những chi tiêu trong tương lai như mua xe, mua nhà,…
  • Lọ 3 chiếm 10% thu nhập dành cho giáo dục: Đầu tư cho bản thân luôn là cách đầu tư sinh lời tốt nhất. Hãy cố gắng dành một khoản thu nhập cho việc học hỏi, phát triển bản thân. Khoản đầu tư thông minh này sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích trong tương lai.
  • Lọ 4 chiếm 10% cho việc thư giãn và tận hưởng cuộc sống: Cân bằng cuộc sống luôn là điều kiện lý tưởng để bạn phát triển và làm việc tốt hơn. Hãy luôn chăm sóc bản thân thật tốt sau những giờ làm việc hay học tập vất vả, đây cũng là cách để bạn nâng cao sức khỏe tinh thần của mình.
  • Lọ 5 chiếm 10% thu nhập là quỹ đầu tư: Đây sẽ là khoản để bạn có được thêm những nguồn thu khác trong tương lai. Bạn có thể dùng số tiền này để đầu tư tài chính như mua cổ phiếu, hay thực hiện một kế hoạch kinh doanh của riêng mình (khởi nghiệp). 
  • Lọ 6 chiếm 5% thu nhập dùng để làm từ thiện: Hàng tháng, bạn hãy cố gắng dành ra một khoản tiền để giúp đỡ và đóng góp cho cộng đồng. Những việc làm thiện nguyện dù nhỏ nhưng chắc chắn sẽ giúp nhiều người có cuộc sống tốt hơn. 

>> Xem thêm: Kinh doanh gì ở nông thôn? Top ý tưởng kiếm tiền ở quê 2024 

Phương pháp 6 chiếc lọ giúp bạn phân bổ chi tiêu hợp lý hơn
Sử dụng 6 chiếc lọ để chia nhỏ chi tiêu cá nhân (Nguồn: gmstock.vn)

5. Nhanh chóng thoát khỏi nợ nần

Nhiều người cho rằng nợ nần là động lực để cố gắng làm việc chăm chỉ hơn. Thế nhưng, bạn cũng nên nhớ rằng nợ nần không chỉ khiến bạn mất tự do tài chính mà còn khiến bạn luôn phải bận tâm và lo lắng vì chúng chứa rất nhiều rủi ro. Đôi khi việc xem thường những khoản nợ lại khiến bạn chi tiêu nhiều hơn thay vì trả nợ. Bởi vậy, hãy dùng những mục tiêu tài chính lớn hơn làm động lực thay vì những khoản nợ để tránh ảnh hưởng đến tâm lý bạn nhé.

>> Xem thêm: Có ít vốn nên đầu tư gì để "ăn chắc mặc bền", hiệu quả 2024?

Quy tắc quản lý tài chính cá nhân
Cố gắng thoát khỏi nợ nần để tránh ảnh hưởng tâm lý (Nguồn: Internet)

6. Trả trước ít nhất 20% cho các kế hoạch mua nhà, mua xe

Hiện nay, những khoản vay có khoản trả trước thấp đang khá phổ biến. Thậm chí có nhiều chương trình khuyến mại trả góp với mức trả trước 0 đồng. Tuy nhiên có một nguyên tắc sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn đó là hãy cố gắng trả trước từ 20% giá trị khoản nợ. Việc này giúp tránh rủi ro và giảm áp lực nếu như tài sản mà bạn vay bị giảm giá trị.

>> Xem thêm: Cách tiết kiệm tiền hiệu quả, dễ thực hiện để quản lý chi tiêu cho người trẻ 

Quy tắc quản lý tài chính cá nhân
Quản lý tài chính cá nhân hiệu bằng bằng cách trả trước ít nhất 20% cho kế hoạch lớn (Nguồn: Internet)

7. Gia tăng thu nhập từ nhiều nguồn

Một công việc ổn định với mức thu nhập tốt có thể giúp cuộc sống hiện tại của bạn thoải mái mà không có áp lực, tuy nhiên nó không thể đảm bảo chắc chắn cho tương lai của bạn. Hãy cố gắng tạo ra những nguồn thu khác để tránh rủi ro và giúp bạn an tâm hơn. Thậm chí nguồn thu thứ 2, thứ 3 này có thể biến thành những khoản thu chính trong tương lai nếu nó có tiềm năng phát triển. 

>> Xem thêm: 

Quy tắc quản lý tài chính cá nhân
Gia tăng thu nhập từ nhiều nguồn để thoải mái trong tài chính (nguồn: Internet)

8. Đầu tư 15% cho tiết kiệm dài hạn

Một khoản tiết kiệm dài hạn hoặc chứng chỉ tiền gửi là phương pháp an toàn và hiệu quả để bạn tránh những sự cố hay rủi ro trong cuộc sống. Hơn thế nữa, khoản tiết kiệm này còn chính là quỹ “lương hưu” lúc về già, để bạn an tâm hơn. Bởi vậy, hãy đảm bảo rằng trích ra một khoản hàng tháng vào quỹ riêng để có một cuộc sống tự do về tài chính sau này.

>> Xem thêm: Cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình hiệu quả trong 1 tháng 

Quy tắc quản lý tài chính cá nhân
Trích 15% thu nhập để đầu tư dài hạn cho tương lai (Nguồn: Internet)

9. Quy tắc 100 trừ tuổi

Quy tắc này được nhiều người áp dụng trong trường hợp đầu tư vào các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu hay trái phiếu. Để áp dụng, hãy lấy 100 trừ đi số tuổi của bạn, kết quả chính là tỷ lệ phần trăm bạn nên đầu tư vào cổ phiếu, phần còn lại sẽ được phân bổ cho trái phiếu. Lý thuyết này chỉ mang tính tương đối, mang ẩn ý phía sau về việc quản lý tài chính cá nhân. Khi còn trẻ, bạn có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn từ cổ phiếu, nhưng về già, bạn cần bảo vệ tài sản và giảm thiểu rủi ro, tăng tỷ trọng trái phiếu trong danh mục đầu tư.

>> Xem thêm: 10 tựa sách best seller về đầu tư tài chính giúp sinh lời hiệu quả

Quy tắc quản lý tài chính cá nhân
100 trừ tuổi cũng là một phương pháp quản lý tài chính, cụ thể là đầu tư (Nguồn: Internet)

10. Học cách nói "không"

Học cách nói "không" là một kỹ năng quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Đôi khi, bạn sẽ phải đối mặt với những lời mời hấp dẫn, những món đồ giảm giá hay áp lực từ bạn bè để chi tiêu vượt quá khả năng. Trong những tình huống này, hãy dũng cảm nói "không".

Hãy nhớ rằng, việc nói "không" không có nghĩa là bạn keo kiệt hay không hòa đồng, mà đơn giản là bạn đang ưu tiên các mục tiêu tài chính của mình. Bằng cách nói "không" với những chi tiêu không cần thiết, bạn đang bảo vệ túi tiền của mình và xây dựng một tương lai tài chính vững chắc hơn.

Quy tắc quản lý tài chính cá nhân
Nói “không” với những nhu cầu không thật sự cần thiết (Nguồn: Internet)

Những sai lầm thường mắc phải khi quản lý tài chính cá nhân

Không theo dõi sát sao tình hình thu chi cá nhân

Nhiều người cho rằng những khoản thu cá nhân chỉ bao gồm lương và một số nguồn thu cố định hàng tháng. Bởi vậy, họ hoàn toàn có thể kiểm soát và tính toán được khoản chi tiêu phù hợp với mức thu nhập đó là bao nhiêu. Tuy nhiên, bạn chỉ cần một lần “vung tay quá trán” thì rất dễ bị “vỡ kế hoạch” nếu tính toán sơ sài như vậy. Hãy đảm bảo rằng bạn nắm cụ thể số tiền thu vào và chi ra hàng tuần, số tiền hiện có là bao nhiêu. Chỉ có như vậy bạn mới có được những quyết định đúng đắn và kịp thời tiếp theo.

Lạm dụng mua sắm thông qua thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng từ lâu đã trở nên quen thuộc với nhiều người bởi tính tiện dụng và những lợi ích hấp dẫn kèm theo. Tuy nhiên để sử dụng được loại thẻ này, bạn thật sự phải có “một cái đầu lạnh” để tránh quen tay quẹt thẻ thả ga, không kiểm soát. Với cách chi tiêu như vậy, bạn đã mất đi một khoản tiền lớn và bỏ qua luôn cả cơ hội sinh lời của khoản tiền đó. Thậm chí, có nhiều người còn lâm vào tình trạng nợ thẻ tín dụng với lãi suất cao hơn rất nhiều so với các khoản nợ thông thường.

>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 các dịch vụ vay tiền mặt nhanh chóng, an toàn hiện nay

Một số sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân
Cần tránh lạm dụng mua sắm thông qua thẻ tín dụng (Nguồn: vietcetera.com)

Không tìm cách mở rộng thu nhập từ nhiều nguồn

Nếu trong đầu tư chúng ta đều biết đến nguyên tắc “không nên bỏ tất cả trứng của bạn vào một giỏ” thì nguồn thu nhập của bạn cũng vậy. Việc chỉ dựa vào một nguồn thu sẽ khiến bạn gặp nhiều rủi ro và áp lực lớn hơn rất nhiều. Bởi vậy hãy cố gắng tạo thêm nhiều nguồn thu nhập hơn nữa, kết hợp với một kế hoạch và chi tiêu tiết kiệm, để tránh sự cố không mong muốn trong tương lai.

Không lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

Kế hoạch chi tiêu cá nhân là bảng mô tả chi tiết về việc sử dụng dòng tiền dành cho các khoản chi hàng tháng. Một kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng thống kê, theo dõi và linh động điều chỉnh nếu có sự thay đổi trong thực tế. Nếu bạn không có kế hoạch hoặc lập kế hoạch sơ sài thì sẽ thật khó khăn để bạn hoàn thành những bước quan trọng tiếp theo trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Công cụ giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Sử dụng sổ ghi chép cá nhân

Cách đơn giản nhất để kiểm soát tài chính tốt là bạn mang theo một cuốn sổ nhỏ bên mình để ghi chép các khoản chi tiêu. Hoặc tốt hơn thì bạn có thể chủ động ghi ra trước các đề khoản dự định chi, sau đó chỉ cần bổ sung số tiền thực tế.

Sổ Kakeibo - cách quản lý tài chính của người Nhật

Sổ Kakeibo là một phương pháp được người Nhật sử dụng rộng rãi. Cơ chế hoạt động của số Kakeibo theo một chu trình xoay quanh 4 câu hỏi:

  • Bạn có bao nhiêu tiền?
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ làm gì để cải thiện?

Điểm khác biệt là phương pháp này không sử dụng các ứng dụng hiện đại. Mỗi khi bạn đặt bút viết ra các khoản chi tiêu của mình, sẽ khiến bạn phải suy ngẫm thêm một lần nữa về những khoản chi tiêu của mình.

>> Xem thêm: Cách tiết kiệm tiền của người Nhật từ những thói quen hàng ngày

Quản lý tài chính cá nhân bằng excel trên máy tính

Tương tự với việc ghi chép bằng sổ nhưng tất cả đều làm trên máy tính. Cách này sẽ giải quyết được điểm hạn chế của cách 1 đó là việc tính toán nhanh và chính xác hơn. Với excel bạn có thể dùng các hàm cơ bản là đã có thể tính toán được chi tiêu, hơn nữa excel cũng có chức năng vẽ biểu đồ từ đó bạn có thể so sánh qua từng tháng.

Sử dụng app quản lý tài chính trên điện thoại

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng trên điện thoại giúp bạn có thể quản lý tài chính cá nhân một các hiệu quả chẳng hạn như Money Lover, Money Manager, MISA Money Keeper, Mint,.... Với các app quản lý chi tiêu, người dùng có thể kiểm tra, phân bổ chi tiêu ở bất kỳ đâu, giúp cho việc thao tác dễ dàng hơn so với sổ ghi chép thông thường.

>> Xem thêm: Top 10 app giúp bạn quản lý chi tiêu tốt nhất hiện nay 

App quản lý tài chính trên điện thoại
Có thể sử dụng số ghi chép, Excel hoặc app quản lý chi tiêu để quản lý tài chính hiệu quả (Nguồn: Internet)

Sử dụng tiền thông minh với “Số dư sinh lời” trên Zalopay

Ngoài việc áp dụng các phương pháp và nguyên tắc tài chính, hãy thử ngay tính năng Số dư sinh lời ngay trên ứng dụng Zalopay (tên gọi cũ Tài Khoản Tích Lũy). Đây là một hình thức sinh lời trực tuyến với một số ưu điểm nổi bật như:

  • Tham gia dễ dàng chỉ từ 10.000 VNĐ: Bạn có thể bắt đầu sinh lời từ số tiền đợi tiêu mỗi ngày chỉ với 10.000đ cho lần đầu tiên và không giới hạn cho những lần tiếp theo.
  • Mức sinh lời hấp dẫn: Khi tham gia Số dư sinh lời, bạn sẽ được hưởng mức tỷ suất sinh lời lên đến 4.7%/năm.
  • Thao tác đơn giản: Mở ứng dụng Zalopay, chọn biểu tượng “Số dư sinh lời” để đăng ký tài khoản với những thao tác vô cùng đơn giản, nhanh chóng.
  • Linh hoạt sử dụng khi cần: Bất kể khi nào bạn cần thanh toán đều có thể sử dụng khoản tiền từ Số dư sinh lời để chi trả cho các dịch vụ, thanh toán hóa đơn 24/7  mà không bị mất tiền lời đã nhận.

Hãy tải Zalopay về điện thoại để xem thông tin chi tiết về đăng ký tài khoản Số dư sinh lời

Sử dụng tiền thông minh với “Số dư sinh lời” trên Zalopay

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các nguyên tắc hữu ích, những sai lầm cần tránh để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn dễ dàng vận dụng và có được một kế hoạch quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. Ngoài ra, hãy bắt đầu thực hành ngay từ hôm nay bằng việc mở một Số dư sinh lời trên ứng dụng Zalopay nhé.

Tags:
#tài_khoản_tích_lũy#tiết_kiệm_tiền#kiếm_tiền_online_tại_nhà#kiếm_tiền_trên_mạng#quản_lý_chi_tiêu

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay