Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Tiết kiệm là gì? Các mức độ tiết kiệm hướng đến tự do tài chính

Tiết kiệm là gì? Đây là nền tảng quan trọng và quyết định giúp chúng ta đạt đến tự do tài chính cho tương lai. Việc hiểu rõ và áp dụng các mức độ tiết kiệm khác nhau có thể giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn. Cùng Zalopay tìm hiểu về khái niệm tiết kiệm và các cấp độ tiết kiệm để hiện thực hóa ước mơ tài chính của bạn thông qua bài viết dưới đây.

Tiết kiệm là gì?

Tiết kiệm là gì? Tiết kiệm là hành động giữ lại một phần thu nhập thay vì chi tiêu toàn bộ, nhằm mục đích sử dụng số tiền này cho các nhu cầu hoặc mục tiêu trong tương lai. Có một khoản tiền dự phòng để giải quyết những tình huống bất ngờ như mất việc, bệnh tật hoặc các chi phí khẩn cấp khác là điều vô cùng cần thiết. 

Việc tiết kiệm không chỉ giúp cá nhân và gia đình có được sự ổn định về tài chính mà còn tạo điều kiện cho việc đầu tư và tăng trưởng tài sản. Tiết kiệm thường được coi là nền tảng của quản lý tài sản cá nhân và đóng vai trò quan trọng trong việc hướng đến tự do tài chính trong tương lai.

>> Xem thêm: Cách tiết kiệm của người Nhật từ những thói quen hằng ngày 

Tiết kiệm là gì?
Để lại một khoản tiền dự phòng là điều vô cùng cần thiết (Nguồn: Internet)

4 mức độ của tiết kiệm

Tiết kiệm là một khái niệm quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và áp dụng hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là 4 mức độ của tiết kiệm từ cơ bản đến nâng cao mà bạn nên tìm hiểu nếu muốn quản lý tài chính tốt hơn:

1. Không biết tiết kiệm

Đây là mức độ thấp nhất, thường xuất hiện ở những người không có thói quen quản lý chi tiêu và không quan tâm đến việc giữ lại tiền cho tương lai. Những người ở cấp độ này thường có xu hướng tiêu hết hoặc nhiều hơn số tiền họ kiếm được mà không để lại một khoản dự phòng nào, đôi khi thu nhập còn không đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Họ có khả năng cao sẽ gặp phải khó khăn tài chính khi các tình huống bất ngờ xảy ra như mất việc, tai nạn, hay các chi phí khác.

Nếu bạn thuộc nhóm này, hãy bắt đầu ngay việc tiết kiệm và xử lý các khoản nợ, giảm chi tiêu không cần thiết, chỉ tập trung vào những gì thực sự quan trọng để có thể cải thiện khả năng quản lý tài chính cá nhân trong tương lai.

>> Xem thêm: Bỏ túi 18 cách tiết kiệm tiền hiệu quả, quản lý tốt chi tiêu cá nhân và gia đình 

Mức độ tiết kiệm tiền
Không tiết kiệm có thể dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc sống (Nguồn: Internet)

2. Tiết kiệm để chi tiêu

Ở mức độ này, đa số mọi người đều bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc giữ lại một phần thu nhập, nhưng chủ yếu là để phục vụ cho các mục tiêu ngắn hạn hoặc những mong muốn tức thời của bản thân. Tiền tiết kiệm được sử dụng ngay sau khi đạt được mục tiêu, không để lại dư quỹ cho các mục tiêu dài hạn, vững chắc hơn cho tương lai. Đây là mức độ tiết kiệm khá phổ biến với giới trẻ hiện nay.

>> Xem thêm: Top 10 app giúp bạn quản lý chi tiêu tốt nhất hiện nay 

Mức độ tiết kiệm tiền
Nhiều người tiết kiệm tiền để phục vụ sở thích, nhu cầu cá nhân của mình (Nguồn: Internet)

3. Tiết kiệm để tiết kiệm

Những người có thói quen tiết kiệm ở cấp độ này thường bắt đầu tích lũy một cách có kế hoạch và có kỷ luật, không chỉ vì các mục tiêu cụ thể mà còn để tạo ra một quỹ dự phòng an toàn cho tương lai. Nhiều người thường lựa chọn tiết kiệm bằng cách gửi vào tài khoản tiết kiệm nhằm bảo toàn tài sản và nhận lãi định kỳ từ ngân hàng. Tuy nhiên, cách tiết kiệm này thường mang lại lợi nhuận thấp và yêu cầu thời gian dài để đạt được tự do tài chính, thậm chí khoản tiền tích lũy của bạn có thể hao hụt đi do vấn đề lạm phát hằng năm.

>> Xem thêm:

Mức độ tiết kiệm tiền
Gửi tiết kiệm cũng là một hình thức tiết kiệm phổ biến (Nguồn: Internet)

4. Tiết kiệm để đầu tư

Cấp độ cao nhất và cũng là mục tiêu lý tưởng của việc quản lý tài chính cá nhân mà nhiều người “giàu” áp dụng là tiết kiệm để đầu tư. Khoản tiết kiệm thay vì chỉ ở yên một chỗ, chúng có thể “tự đi kiếm thêm tiền” nhờ việc đầu tư vào các tài sản có giá trị gia tăng như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư. Cách tiết kiệm này cho phép chúng ta tìm kiếm cơ hội sinh lời, tận dụng các cơ hội đầu tư để tạo ra nguồn thu nhập thụ động và tăng trưởng tài sản. Đây cũng là con đường ngắn nhất hướng đến tự do tài chính trong tương lai.

>> Xem thêm:

Mức độ tiết kiệm tiền
Cách sử dụng tiết kiệm lý tưởng nhất đó là tiết kiệm để đầu tư (Nguồn: Internet)

Các mẹo tập được mindset tiết kiệm để đầu tư

Việc thiết lập một tư duy tiết kiệm để đầu tư là bước quan trọng trên con đường hướng tới tự do tài chính. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn phát triển tư duy này một cách hiệu quả:

  • Đặt mục tiêu tài chính rõ ràng: Là phải đưa ra con số và thời gian cụ thể cho số tiền mà bạn muốn đặt được, có thể là mục tiêu ngắn hạn (dưới 1 năm), trung hạn (từ 1 - 5 năm) hay dài hạn (trên 5 năm).
  • Lập kế hoạch ngân sách: Sau khi đã xác định được mục tiêu cho tương lai, kết hợp với tình hình tài chính hiện tại để lập ra kế hoạch chi tiêu hợp lý với khoản ngân sách này.
  • Tìm hiểu về lãi suất, đánh giá rủi ro và lợi nhuận: Bạn có thể gửi tiền vào ngân hàng, hoặc thử qua một số hình thức đầu tư để hiểu thêm về lãi suất, biết cách đánh giá rủi ro cũng như lợi nhuận có được như thế nào.
  • Tập trung vào thu nhập thụ động: Thu nhập thụ động là hình thức kiếm tiền không cần dùng nhiều sức lực và thời gian để kiếm tiền. Nguồn thu nhập này có thể là: bất động sản, bản quyền âm nhạc, bản quyền sách, sáng tạo nội dung,... 
  • Học hỏi liên tục, đầu tư kiến thức cho bản thân: Học hỏi giúp bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Khi đó, bạn có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
  • Tạo quỹ dự phòng: Quỹ dự phòng là khoản tiền được trích ra cho những sự kiện rủi ro không lường trước được như: đau ốm, bạn không may thất nghiệp,…

>> Xem thêm: Gửi tiết kiệm online có an toàn không? Nên gửi tiết kiệm online hay tại quầy? 

Tư duy tiết kiệm để đầu tư
Hãy tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư để đạt được kết quả tốt nhất (Nguồn: Internet)

Quản lý tài chính thông minh cùng Zalopay

Zalopay không chỉ cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền mà còn mang đến những dịch vụ tài chính hấp dẫn như Số dư sinh lời và Gửi tiết kiệm giúp người dùng tận dụng tối đa số tiền tích lũy của mình.

Với các bước đăng ký dễ dàng, bắt đầu chỉ với 10.000 đồng, Số dư sinh lời cho phép người dùng sinh lời từ chính số tiền đợi tiêu hằng tháng với mức sinh lời đến 4.2%/năm (ghi nhận tại tháng 7/2024). Đây là giải pháp lý tưởng cho những ai muốn sử dụng tiền một cách linh hoạt và thông minh, sinh lời ngay từ chính khoản tiền đang đợi được chi tiêu hằng tháng mà không cần mạo hiểm vào các sản phẩm đầu tư khi chưa chuẩn bị sẵn sàng.

Bên cạnh đó, Gửi tiết kiệm là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn gia tăng quỹ tiền tiết kiệm lâu dài, theo kỳ hạn cố định với lãi suất hấp dẫn lên đến 6.1%/năm với kỳ hạn 12 tháng (mức lãi suất ghi nhận vào tháng 7/2024). Dịch vụ Gửi Tiết Kiệm của Zalopay đảm bảo tính an toàn và uy tín cho người dùng khi được cung cấp bởi Ngân hàng CIMB Việt Nam, thuộc Tập đoàn CIMB hàng đầu châu Á.

Dưới đây là bảng so sánh 2 loại dịch vụ quản lý tài chính thông minh trên, nhằm giúp cho người dùng có thể lựa chọn chính xác phương thức đầu tư phù hợp với nhu cầu:

Tiêu Chí

Số dư sinh lời

Gửi tiết kiệm

Mục Đích

Sinh lời từ số tiền dùng cho chi tiêu mỗi thángTiết kiệm dài hạn với lãi suất cao

Thời gian

Trả lãi theo ngàyĐa dạng gói gửi (1, 3, 6, 9, 12 tháng)

Lãi suất

4.2%/năm (ghi nhận tháng 6/2024), tính trên số dư tạm thời trong ví

Lên đến 6.1%/năm (ghi nhận tháng 7/2024).

Lãi rút trước hạn tính theo lãi suất không kỳ hạn của ngân hàng CIBM tại thời điểm rút.

Sự linh hoạt

Nguồn tiền luôn sẵn sàng để sử dụngRút gốc từng phần, không giới hạn số lần rút trong suốt kỳ hạn và không sợ mất lãi. Phần tiền rút sớm được áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn áp dụng cho Tài khoản thanh toán tại thời điểm rút. Phần tiền gốc còn lại vẫn được áp dụng lãi suất có kỳ hạn như thoả thuận ban đầu,

Đối tượng phù hợp

Những người muốn tận dụng số tiền chi tiêu hàng thángNhững người có kế hoạch tiết kiệm và đầu tư dài hạn

Tải ứng dụng Zalopay về điện thoại để trải nghiệm hai tính năng tuyệt vời này ngay thôi!

Quản lý tài chính thông minh cùng Zalopay
Dịch vụ sinh lời hấp dẫn đến từ Zalopay (Nguồn: Internet)

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi “tiết kiệm là gì?” và các mức độ của tiết kiệm. Hy vọng bạn sẽ có một chiến lược tiết kiệm phù hợp cho mình để có thể hướng đến con đường tự do tài chính. Đừng quên mở Zalopay khi thanh toán để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!

Tags:
#tài_khoản_tích_lũy#gui_tiet_kiem

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay