Tài chính ổn định là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Việc quản lý chi tiêu một cách rõ ràng không chỉ giúp duy trì sự cân bằng tài chính và tối ưu hóa dòng tiền, mà còn đảm bảo có một quỹ dự phòng và tiết kiệm cho tương lai.
Việc có tài chính ổn định mang lại an ninh tài chính cho gia đình và giúp các thành viên tự tin đối mặt với những rủi ro như bệnh tật, thất nghiệp hay hưu trí. Ngoài ra, việc tài chính được đảm bảo còn giúp giảm thiểu mâu thuẫn và tranh cãi phát sinh từ vấn đề tiền bạc, từ đó tạo điều kiện tốt hơn để gia đình cải thiện sự hạnh phúc và hòa thuận trong cuộc sống.
Xem thêm: [Gửi Tiết Kiệm] Cập nhật lãi suất tiền gửi có kỳ hạn
Tư duy về tiền bạc ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng và tiết kiệm. Trước khi bắt đầu tiết kiệm, quan trọng để bạn tin rằng "bạn có thể làm được". Tư duy này sẽ thúc đẩy hành động của bạn trong việc quản lý tài chính cá nhân.
Có nhiều nguồn tài liệu hữu ích như sách về "Suy nghĩ và làm giàu", podcast của Hiếu Nguyễn TV và cả lời khuyên từ những người đã thành công trong việc tiết kiệm. Đồng thời, bạn nên loại bỏ thói quen chi tiêu không cần thiết như cà phê hàng ngày và đặt món ăn để tiết kiệm tiền một cách thông minh và tạo dựng một tương lai tài chính vững chắc.
Một cách hiệu quả để tiết kiệm tiền là đặt khoản tiết kiệm vào "khoản chi bắt buộc" cho đến khi nhận lương. Bằng cách này, chúng ta đảm bảo tiết kiệm trước và chi tiêu sau, tạo điều kiện thuận lợi để tích lũy tiền một cách đáng kể. Việc kiểm soát số tiền đã chi tiêu thường khó khăn. Vì thế, khi có nguồn tiền như lương hay thưởng, hãy tự động chuyển một phần tiền tiết kiệm phù hợp vào mục "khoản chi bắt buộc" để đảm bảo tài chính ổn định và tích luỹ tiền một cách hiệu quả.
Xem thêm: Cách tiết kiệm của người Nhật từ những thói quen hằng ngày
Hãy đặt mục tiêu tiết kiệm 20.000 đồng mỗi ngày trong 12 tháng để tích lũy một khoản tiền ấn tượng. Bằng cách này sau một năm, bạn có thể dành được 7,3 triệu đồng. Để thực hiện điều này, bạn cũng có thể lên kế hoạch tiết kiệm hàng tuần hoặc hàng tháng, hoặc đặt một khoản tự động chuyển sang tài khoản tiết kiệm ngay khi nhận lương.
Thông qua việc nhận lương qua tài khoản ngân hàng, bạn không chỉ giữ tiền an toàn mà còn dễ dàng thực hiện các giao dịch trực tuyến. Đây là một thói quen quan trọng để học cách đầu tư tài chính và tạo nguồn thu nhập thụ động thông qua sức mạnh của lãi kép. Tận dụng thời gian và tiết kiệm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn tích luỹ một số tiền đáng kể trong dài hạn.
Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ngân hàng chưa chắc là lựa chọn sinh lời tốt nhất nếu như bạn muốn gia tăng thu nhập. Điều đó có nghĩa là, nếu như trong trường hợp bạn cần tăng thu nhập thụ động nhiều hơn hoặc lãi suất tiết kiệm ngân hàng không cao khiến đồng tiền mất giá thì lúc này, hãy tạo các khoản cho nhiều loại quỹ khác nhau và sử dụng hiệu quả chúng. Trong đó, bạn có thể chia ra các quỹ sau:
Quỹ này nên bằng từ 3-6 tháng chi phí sinh hoạt tùy vào điều kiện thực tế của bạn. Không nên gửi vào tiết kiệm ngân hàng để dễ sử dụng vào các mục đích khẩn cấp như đau ốm bệnh tật, xử lý vi phạm hành chính, tham gia khóa học, du lịch,...
Nếu như bạn không tham gia vào các công việc với vai trò người lao động (lao động tự do, chủ doanh nghiệp…) hoặc có tham gia nhưng mức lương của bạn đóng hưu trí không cao thì có thể dành ra một quỹ này để an hưởng tuổi già, giảm gánh nặng cho an sinh xã hội.
Quỹ này bao gồm các hoạt động tạo nguồn thu nhập thụ động như các kênh đầu tư tài chính như: gửi tiết kiệm online ngân hàng, trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản… với quỹ này thì thường có nguồn thu nhập cao nhưng cũng có rủi ro ít nhiều. Tuy nhiên, đây cũng là quỹ mà giúp bạn biết cách đầu tư tài chính và là cách tiết kiệm tiền hiệu quả được nhiều người áp dụng hiện nay.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng đơn giản, dễ hiểu nhất
Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể là cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình cơ bản nhất, được nhiều người áp dụng. Mục đích của việc lập kế hoạch là giúp bạn dễ dàng kiểm soát nguồn tài chính, cũng như các khoản thu chi trong gia đình.
Bạn có thể áp dụng quy tắc 50:30:20 là một phương pháp chi tiêu tiết kiệm tiền hiệu quả phổ biến cho gia đình ngày nay. Nó đề xuất phân chia nguồn thu nhập hàng tháng thành ba phần chính: 50% cho chi tiêu cần thiết, 30% cho chi tiêu cá nhân và 20% cho tiết kiệm, đầu tư hoặc trả nợ. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ phù hợp với tình hình gia đình và nhu cầu cá nhân. Đồng thời, hãy luôn có một khoản tiết kiệm dự phòng để đối phó với các tình huống bất ngờ. Khoản tiết kiệm này nên đủ để chi trả các chi phí cần thiết trong vòng 3-6 tháng, bảo vệ tài chính gia đình khỏi các rủi ro tiềm ẩn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ để dễ dàng quản lý chi tiêu hơn. Với nguyên tắc này, bạn cần chia nguồn thu nhập thành 6 chiếc lọ khác nhau, mỗi lọ có 1 mục đích riêng, trong đó bao gồm mục đích tiết kiệm.
Xem thêm: Cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình hiệu quả trong 1 tháng
Thẻ tín dụng đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng. Bởi thẻ tín dụng không chỉ giúp bạn thanh toán các hóa đơn, dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi, mà còn có tính năng tiêu trước trả sau, vô cùng hữu ích. Thế những, chính tính năng cũng dễ khiến bạn chi tiêu quá mức và trở thành con nợ. Thêm vào đó, nếu bạn không trả nợ đúng hạn, bạn sẽ bị thu phí quá hạn và mức lãi suất mà bạn phải trả là rất cao. Do đó, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng thẻ tín dụng để tránh tình trạng nợ xấu, cũng như chi tiêu hợp lý hơn bạn nhé.
Thói quen tiết kiệm là một thói quen tốt mà bất cứ bố mẹ nào cũng nên rèn luyện cho con mình ngay từ nhỏ. Bố mẹ có thể dạy trẻ từ những việc nhỏ nhặt trong gia đình, ví dụ như tắt điện khi không sử dụng, hay không nghịch nước để tránh lãng phí. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể áp dụng các nguyên tắc như 1 tháng chỉ được mua đồ chơi 1 lần. Điều này sẽ giúp trẻ biết trân quý các món đồ chơi, cũng như không đòi hỏi hay vòi vĩnh bố mẹ.
Xem thêm: Top 7 bí quyết giúp bạn tiết kiệm tiền mỗi ngày
Các khoản chi phí như truyền hình cáp, dịch vụ dọn nhà,... là những khoản chi phí cố định trong nhiều gia đình, nhưng không thực sự cần thiết. Nếu gia đình bạn chỉ xem TV 2 tiếng/ ngày, hoặc bạn có thời gian rảnh rỗi cuối tuần và có thể dọn nhà vào thời gian đó, bạn nên xem xét để cắt bỏ những khoản chi phí này. Cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ.
Tái sử dụng là một cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình, không nên bỏ qua. Bạn có thể sử dụng lại những đồ dùng cũ như balo, sách vở, đồ chơi cho các thành viên trong gia đình. Nếu có nhu cầu sử dụng máy tính để học tập, bạn có thể chia sẻ máy tính với bố mẹ. Tái sử dụng giúp tiết kiệm một khoản tiền đáng kể cho gia đình.
Cụ thể, bạn nên duy trì thói quen sử dụng quần áo ít nhất 30 lần trước khi mua mới. Điều này khuyến khích bạn suy nghĩ kỹ về việc sử dụng một món đồ trước khi quyết định mua nó, đồng thời giúp giảm thiểu chất thải và bảo vệ môi trường. Bạn có thể thử thách bản thân bằng cách sáng tạo và tận dụng các phương pháp như vẽ, cắt may, kết hợp phụ kiện để tạo ra những phong cách mới từ những món đồ cũ. Sự thay đổi này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn mang lại sự bất ngờ và độc đáo trong phong cách của bạn.
Quản lý chi tiêu cá nhân trong 1 tháng đặt mục tiêu tài chính cụ thể và đo lường nó với kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Bạn có thể xác định những việc cần ưu tiên và tạo thói quen chi tiêu khoa học cho cả gia đình. Ghi lại chi tiêu hàng ngày, hàng tuần trong vòng 2-3 tháng để xem tổng số tiền bạn đã chi tiêu cho từng hạng mục. Điều này giúp bạn nhận ra những khoản tiền đang "rò rỉ" và điều chỉnh kế hoạch tiết kiệm phù hợp. Đồng thời, hãy kiểm soát và cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết để đạt được mục tiêu tài chính của mình.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp
Phần tiết kiệm được hàng tháng, bạn có thể gửi vào ngân hàng để sinh lời. Số tiền này đề phòng rủi ro, bất trắc xảy ra đến với bạn. Hiện nay, có nhiều ngân hàng đưa ra dịch vụ gửi tiết kiệm online có mức lãi suất khá tốt, dao động trong khoảng từ 5-8%. Bạn có thể lựa chọn một trong những ngân hàng đó để có thêm phần lãi hàng tháng.
So sánh giá cả và mua đồ giảm giá, săn sale là cách tiết kiệm tiền hiệu quả. Trước khi đi mua sắm, hãy lập danh sách và tập trung mua những thứ cần thiết với số lượng vừa đủ. Tận dụng các chương trình khuyến mãi và săn sale trên các sàn thương mại điện tử để tiết kiệm một khoản chi tiêu lớn hàng tháng. Thay vì mua hàng đắt tiền, hãy tìm kiếm các sản phẩm tương tự với mức giá rẻ hơn trên các trang web thương mại điện tử. Cân nhắc trước khi mua sắm giúp bạn tránh mua những thứ không cần thiết và không phù hợp với nhu cầu của gia đình.
HealthyWage là một tổ chức thành công tại Mỹ, đã phát triển các chương trình giảm cân độc đáo kết hợp với động lực tài chính. Đặt cược vào mục tiêu giảm cân và phần thưởng cụ thể khi hoàn thành, người dùng không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn tiết kiệm tiền. Thử thách giảm cân và bỏ thuốc lá giúp xây dựng ý thức trách nhiệm và quản lý tài chính, đồng thời kích hoạt động lực mạnh mẽ để đạt được mục tiêu và có cuộc sống tài chính lành mạnh.
Để đạt được mục tiêu tiết kiệm, tăng thu nhập là rất quan trọng. Có thể yêu cầu tăng lương, làm thêm giờ, làm gia sư hoặc kiếm tiền online. Tìm thêm việc làm không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn phát triển kỹ năng và mở rộng mạng lưới xã hội. Đồng thời, cẩn thận sắp xếp thời gian làm việc để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đầu tư cổ phiếu hoặc chứng khoán cũng là một phương pháp tăng thu nhập thụ động cho gia đình.
Xem thêm: Làm sao để có tiền? 5 cách kiếm tiền tại nhà hiệu quả
Giữ tiền bằng cách không mua những thứ không cần thiết có thể giúp tiết kiệm. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, phương pháp này không hiệu quả với việc thanh toán bằng thẻ hoặc e-banking.
Đầu tư vào bất động sản, vàng bạc và các tài sản ít biến động là một cách tiết kiệm tiền được nhiều người tin tưởng. Tuy nhiên, cần nắm vững thông tin và tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Xem thêm: Các kênh đầu tư tài chính online hiệu quả, phổ biến hiện nay
Các phần mềm quản lý chi tiêu thông minh hiện nay cung cấp báo cáo thu chi chi tiết hàng tháng. Người dùng có thể phân chia tài chính theo mục đích và tối ưu hóa nguồn thu nhập. Chức năng nhắc nhở hạn mức chi tiêu cũng giúp kiểm soát mua sắm và tránh chi tiêu không cần thiết.
Khoản dự phòng là một phần quan trọng trong kế hoạch tiết kiệm, để chuẩn bị cho rủi ro trong cuộc sống như bệnh tật, thất nghiệp hoặc thiệt hại tài sản. Bảo hiểm nhân thọ là một cách dự phòng tài chính hiệu quả, đồng thời cung cấp cơ hội đầu tư để tăng gia tài sản tích lũy cho kế hoạch tương lai.
Khi quản lý chi tiêu gia đình, bạn hãy lưu ý những điều sau:
Ngoài có tư duy, có nguyên tắc và kế hoạch rõ ràng thì sự trợ giúp của những sản phẩm công nghệ sẽ giúp bạn quản lý tài chính, cũng như tiết kiệm tiền cho gia đình hiệu quả hơn. Được phát triển từ một trong những công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, ZaloPay mang đến sự tiện lợi với những thao tác đơn giản, giao diện thân thiện. Bạn hoàn toàn có thể gửi tiết kiệm ngay từ bây giờ bằng việc sử dụng “Gửi Tiết Kiệm”trên ứng dụng ZaloPay. Đây là sản phẩm được cung cấp bởi Ngân hàng CIMB, tích hợp trên ứng dụng ZaloPay với mức sinh lời hàng đầu thị trường cho người sử dụng cùng những ưu đãi tài chính hấp dẫn.
Hiện nay, ứng dụng các sản phẩm công nghệ vào việc quản lý các tài khoản tiết kiệm được các khách hàng ở mọi lứa tuổi ưa chuộng. Đặc biệt, với những tính năng hữu ích và nhiều ưu điểm vượt trội, ZaloPay được nhiều khách hàng chọn lựa để quản lý tài khoản tiết kiệm của mình vì những lý do nổi trội sau:
Hy vọng rằng các cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình được giới thiệu trong bài viết trên đây, bạn sẽ dễ dàng quản lý chi tiêu và các nguồn thu của gia đình mình hơn. Ngoài ra các bạn cũng đừng quên sử dụng sản phẩm “Gửi Tiết Kiệm” từ ZaloPay để việc tiết kiệm tiền trở nên đơn giản hơn nhé.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay