Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

14 mẹo chi tiêu tiết kiệm cho cá nhân, gia đình dễ thực hiện

Chi tiêu tiết kiệm là phương pháp quản lý tài chính thông minh và toàn diện, giúp bạn dự trù nguồn kinh tế đủ lớn, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tương lai. Vậy thế nào là cách chi tiêu cá nhân một cách tiết kiệm và hiệu quả? Hãy để ZaloPay gợi ý cho bạn 10 mẹo cực hay qua bài viết dưới đây!

14 mẹo quản lý chi tiêu cá nhân tiết kiệm không phải ai cũng biết

1. Lên kế hoạch chi tiêu chi tiết, hợp lý hàng tháng

Để có thể chi tiêu tiết kiệm, điều đầu tiên bạn phải làm đó chính là lên kế hoạch thu chi sao cho hợp lý. Việc này sẽ giúp bạn định hướng chi tiêu theo đúng kế hoạch và hạn mức đã đặt ra, đề phòng trường hợp tiêu quá số tiền hiện có, dẫn đến thâm hụt ngân sách.

Xem thêm: Cách tiết kiệm tiền hiệu quả, dễ thực hiện để quản lý chi tiêu cho người trẻ

Lên kế hoạch chi tiêu giúp chi tiêu tiết kiệm
Nguồn: noron.vn

2. Kiểm soát, theo dõi thu chi cá nhân theo đúng kế hoạch

Kiểm soát thu - chi là việc bạn cần làm để có thể quản lý chi tiêu của mình một cách hiệu quả. Lý do là vì quá trình quản lý nguồn thu nhập đầu vào và đầu ra sẽ giúp bạn định hình thói quen sử dụng tài chính, từ đó có thể điều chỉnh mức chi tiêu phù hợp, nhằm đảm bảo tài chính cá nhân. Có rất nhiều cách để kiểm soát thu chi theo kế hoạch, bạn có thể sử dụng sổ tay hoặc lập bảng excel để ghi chép lại thói quen chi tiêu của mình mỗi ngày.

Xem thêm: Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

3. Lập danh sách trước khi mua sắm

Mua sắm theo cảm xúc chính là “cái bẫy” khiến bạn ngày càng vượt quá kế hoạch chi tiêu tiết kiệm ban đầu của mình. Do đó, nếu muốn tránh khỏi sai lầm này, bạn nên lý trí hơn trong việc mua sắm của bản thân. Cách làm tốt nhất đó chính là lên danh sách các món đồ mình định mua trước khi đi mua sắm. Đồng thời, ước tính mang số tiền vừa đủ với danh sách các món đồ định mua đó để tránh việc mua quá nhiều đồ linh tinh gây hoang phí.

Lập danh sách trước khi mua sắm


4. Chi tiêu hợp lý, không vượt mức cho mục ăn uống

Ăn uống tiêu tốn một phần rất lớn nguồn tài chính của chúng ta. Do đó, để chi tiêu tiết kiệm hơn, bạn cần lên kế hoạch một cách rõ ràng để không vượt mức cho mục ăn uống:

  • Lên danh sách những món ăn định nấu trong tuần và dự trù tài chính cho việc đi chợ/siêu thị mua thực phẩm.
  • Thống kê chi tiết chi tiêu hàng tháng cho mục ăn uống và cân đối lại nếu gặp “lỗ hổng” trong chi tiêu.
  • Ưu tiên nấu ăn tại nhà để tiết kiệm thêm chi phí cũng như để đảm bảo hơn về chất lượng món ăn.

Xem thêm: Bỏ túi 5 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hợp lý và hiệu quả

Quản lý chi tiêu đối với mục ăn uống

5. Không bị cuốn theo những chương trình khuyến mãi

Trước khi mua sắm, bạn hãy xem xét kỹ xem món đồ đó có thực sự cần thiết hay không và cả về chất lượng của sản phẩm. Những người thông thái trong việc mua sắm sẽ tìm kiếm các sản phẩm khuyến mãi và ưu đãi, nhưng chỉ mua những gì thực sự cần thiết. Hãy tận dụng các voucher khuyến mãi, mua gộp, mua sỉ và cả phiếu mua hàng để tiết kiệm ngân sách, nhưng cũng cần nhớ không mua quá nhiều và không mua những món không cần thiết chỉ vì giá rẻ.

6. Giảm thiểu chi phí sinh hoạt

Hóa đơn điện, nước hàng tháng chiếm một khoản không nhỏ trong kế hoạch chi tiêu của mỗi người. Vì thế, nếu muốn tiết kiệm chi phí đối với hạng mục này bạn cần hình thành cho mình thói quen tiết kiệm điện nước. Lưu ý tắt các thiết bị điện khi không sử dụng đến, hạn chế sử dụng nước quá lãng phí,... sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. 

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí ăn ở, bạn có thể cắt giảm chi phí nhà ở bằng cách thuê nhà ở xa trung tâm hoặc ở ghép. Đối với việc ăn uống, hãy tự nấu ăn và mang cơm đi làm để tiết kiệm và đảm bảo vệ sinh.

Giảm thiểu chi phí sinh hoạt

7. Hạn chế việc vay mượn

Thói quen vay mượn khiến bạn không thể kiểm soát hoàn toàn được hoạt động chi tiêu của mình và dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách. Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế tối đa thói quen chi tiêu hoang phí của mình chính là hạn chế vay mượn. Bạn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định vay tiền, xác định rõ mục tiêu đi vay là gì, khi nào có thể trả và kế hoạch tiết kiệm để hoàn trả khoản vay đó,...

Xem thêm: Top 7 bí quyết giúp bạn tiết kiệm tiền mỗi ngày

Hạn chế vay mượn giúp bạn chi tiêu tiết kiệm

8. Thanh lý, bán hoặc đổi vật dụng không dùng đến

Thanh lý đồ dùng cũ và những món đồ dùng không xài đến sẽ giúp bạn thu về một khoản tiền kha khá, phục vụ cho nhu cầu chi tiêu sau này. Đồng thời thanh lý đồ cũ cũng giúp hạn chế rác thải ra môi trường, tạo cơ hội để người khác được tiếp cận với những món đồ còn hữu ích với mức giá tiết kiệm hơn.

9. Áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ để tránh chi tiêu vượt mức

Áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ là phương pháp tiết kiệm cần phù hợp với quỹ thời gian và sức khỏe hiệu quả giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn. Việc chia tiền vào 6 lọ/hộp tài chính khác nhau sẽ giúp bạn định ra hạn mức cho từng nhu cầu chi tiêu của mình, đồng thời có riêng cho mình một khoản tiết kiệm đủ dùng khi cần.

Áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ để tránh chi tiêu vượt mức
Nguồn: phunutoday.vn

10. Tạo nguồn thu nhập tự động

Ngoài việc chủ động lên kế hoạch chi tiêu, việc quan trọng tiếp theo bạn cần làm để tự tin hơn trước các quyết định liên quan đến tài chính đó chính là tạo ra nguồn thu nhập tự động. Đó có thể xuất phát từ công việc làm thêm ngoài giờ để tăng thu nhập của bạn như: Gia sư, bán hàng online,... hoặc đến từ những hoạt động đầu tư tài chính: Gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, đầu tư chứng chỉ quỹ, tích trữ vàng, buôn bán bất động sản,.... 

11. Tiết kiệm ra một khoản cố định hàng tháng

Một sai lầm lớn khi bạn sử dụng các món tiền thì ưu tiên chi trước và tiết kiệm sau. Quy tắc để có cách chi tiêu tiết kiệm đơn giản nhất vẫn nên là trước khi chi tiêu điều gì, hãy để ra một khoản cố định hàng tháng và không sử dụng đến khoản tiền đó.“Tích tiểu thành đại”.

Tiết kiệm ra một khoản cố định hàng tháng

12. Tái sử dụng đồ cũ

“Của bền tại người” nhưng nếu “của không sử dụng nữa thì phải làm sao?” Bạn có thể tái sử dụng chúng khi cần thiết hoặc học những mẹo, kỹ thuật sửa chữa cơ bản để có thể kéo dài tuổi thọ cho chúng. Những món đồ này thường làm từ gỗ, nhựa, kim loại… sẽ được tái chế thành các vật dụng nhỏ mà không cần mua mới, nhưng cần lưu ý phải sử dụng cẩn thận các vật dụng

13. Dạy trẻ biết cách tiết kiệm

Trong có vẻ chi tiêu cho trẻ em ít nhưng tiền tháng nào cũng hết, suốt ngày gia nhập “hội không dư được đồng nào” khiến cho gia đình của bạn luôn trong tình trang kiệt quệ. Dạy cho trẻ biết cách tiết kiệm sẽ giúp hình thành thói quen tốt, góp phần làm giảm các khoản chi tiêu hàng tháng.

Dạy trẻ biết cách tiết kiệm

14. Ăn uống tại nhà và mang cơm đi làm hoặc đi học

Đi ăn hàng quán khiến cho túi tiền của bạn nhanh chóng cạn khô mà bạn không hề hay biết. Thay vào đó, bạn nên hạn chế ăn ngoài và siêng năng trong việc ăn uống tại nhà và mang cơm đi làm hoặc đi học để cắt giảm chi các khoản không cần thiết.

Sử dụng tiền thông minh với “Số Dư Sinh Lời” trên ZaloPay

Ngoài các mẹo chi tiêu tiết kiệm kể trên, có một phương pháp quản lý tài chính thông minh với “Số Dư Sinh Lời” trên ZaloPay. Đây là sản phẩm của Infina được tích hợp trên nền tảng ZaloPay, tên gọi cũ là Tài Khoản Tích Lũy, giúp bạn sinh lời mỗi ngày từ số tiền đợi chi tiêu, với mức sinh lời hấp dẫn lên tới 4.2%/năm. Tiền lời được chi trả theo ngày và được gửi trực tiếp vào tài khoản của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể rút tiền  quỹ về ZaloPay bất cứ khi nào hoàn toàn miễn phí. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng Số dư sinh lời để thanh toán hóa đơn vô cùng kỳ tiện lợi.

Sử dụng tiền thông minh với “Số Dư Sinh Lời” trên ZaloPay

Các bước tạo tài khoản tích lũy trên ZaloPay như sau:

  • Bước 1: Truy cập ứng dụng ZaloPay. Hoặc mở ứng dụng Zalo, chọn Khám phá > Chọn “Tiện ích đời sống” > Chọn ZaloPay. 
  • Bước 2: Chọn “Số Dư Sinh Lời”
  • Bước 3: Đọc hướng dẫn và đăng ký mở tài Khoản.
  • Bước 4: Bổ sung các thông tin cần thiết và chọn ký hợp đồng. Lúc này, bạn đã mở thành công.

Trên đây là những cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả mà bạn có thể xem xét và áp dụng. Hy vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn tối ưu thu - chi cá nhân một cách hợp lý và đảm bảo nguồn tài chính luôn ổn định.  Đồng thời đừng quên mở Số Dư Sinh Lời trên ZaloPay ngay hôm nay để xây dựng thói quen tiết kiệm mỗi tháng và sinh lời từ chính số tiền tích lũy đó.

Tags:
#tiết_kiệm_tiền#tài_khoản_tích_lũy#quản_lý_chi_tiêu

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay