Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Tài khoản thu phí thường niên là gì? Cập nhật biểu phí mới nhất của các Ngân hàng

Hầu hết các Ngân hàng đều áp dụng phí thường niên đối với thẻ ATM và thẻ tín dụng. Vậy phí thường niên là gì? Tài khoản phí thường niên là gì? Phí thường niên ở các Ngân hàng là bao nhiêu? Cùng ZaloPay giải đáp mọi thắc mắc về phí thường niên và cập nhật biểu phí mới nhất của các Ngân hàng trong bài viết sau.

1. Phí thường niên là gì?

Phí thường niên là mức phí mà Ngân hàng sẽ thu từ khách hàng hằng năm, để đảm bảo duy trì việc sử dụng các dịch vụ và tính năng liên quan đến thẻ. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục mở thẻ ATM, sẽ là lúc bắt đầu tính phí thường niên.

1. Phí thường niên là gì?

Đối với thẻ ghi nợ nội địa, Ngân hàng sẽ thu phí thường niên bằng việc trừ tiền trực tiếp vào tài khoản. Nếu không đủ số dư trong tài khoản, ngân hàng sẽ thu phí vào lần tiếp theo. Riêng với thẻ tín dụng, phí thường niên sẽ tính chung vào hạn mức tháng thu phí.

Về mức phí thường niên, phụ thuộc vào loại thẻ khách hàng sử dụng, các ngân hàng sẽ quy định khác nhau đối với từng loại thẻ. 

  • Thẻ nội địa: Mức phí thường niên dao động từ 50.000 VNĐ - 100.000 VNĐ;
  • Thẻ thanh toán quốc tế: Hầu hết các Ngân hàng áp dụng mức phí 100.000 đồng đối với thẻ thường, với thẻ có giá trị cao hơn, mức phí lên đến 500.000 đồng.
  • Thẻ tín dụng: Phí thường niên thẻ tín dụng thường cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa. Đi kèm với đó, khách hàng sẽ được nhận nhiều ưu đãi hơn so với thẻ thông thường.

Mặc dù, mức phí nằm trong khoảng trên nhưng với chiến lược cạnh tranh như hiện nay, nhiều Ngân hàng đã có chính sách ưu đãi cho khách hàng khi mở thẻ và không thu phí thường niên đối với một số loại thẻ ATM. 

Trong trường hợp khách hàng chỉ mở thông tin tài khoản, mà không sử dụng thẻ thì không cần đóng phí thường niên. Lúc này, khách hàng chỉ có thể thực hiện các giao dịch online, không sử dụng thẻ để quẹt khi thanh toán hay rút tiền mặt.

2. Điểm khác nhau giữa phí thường niên và phí duy trì tài khoản

Không ít người nhầm lẫn về ý nghĩa thật sự của phí thường niên và phí duy trì tài khoản. Sau bài đọc này, ZaloPay hy vọng bạn sẽ nắm rõ hơn sự khác nhau giữa 2 loại phí kể trên.

  • Phí thường niên: Nhằm duy trì dịch vụ khi dùng thẻ và được thu hàng năm, phí này có thể gọi là phí bắt buộc. Một khi bạn kích hoạt thẻ ATM hay thẻ tín dụng, bạn sẽ phải trả khoản phí thường niên để đảm bảo việc duy trì thẻ ngay cả khi bạn không dùng thẻ.
  • Phí duy trì tài khoản: Được dùng để quản lý tài khoản và chỉ bị trừ hàng tháng nếu số dư trong tài khoản dưới mức quy định, mức quy định này ở mỗi Ngân hàng là khác nhau. Vậy nên, bạn chỉ cần duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản theo quy định của Ngân hàng, là không phải tốn phí duy trì tài khoản.

3. Tài khoản phí thường niên là gì?

Cùng với phí thường niên còn có tài khoản phí thường niên. Số tài khoản của thẻ ATM, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,... do Ngân hàng phát hành khi đăng ký mở thẻ chính là tài khoản phí thường niên. Vậy nên, Ngân hàng sẽ trừ khoản phí thường niên trực tiếp qua số tài khoản khi bạn sử dụng dịch vụ của thẻ.

4. Bảng mức phí thường niên thẻ tín dụng của các Ngân hàng Việt Nam 2022

Như ZaloPay đã đề cập, phí thường niên thẻ tín dụng thường cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa. Đi kèm với đó, khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn khi sử dụng thẻ tín dụng. Dù vậy, bạn cần tìm hiểu rõ mức phí thường niên ở các Ngân hàng hiện nay, để đảm bảo phải trả mức thấp nhất.

Bạn có thể tham khảo bảng mức phí thường niên thẻ tín dụng của các Ngân hàng Việt Nam 2022 dưới đây:

Ngân hàngPhí thường niên thẻ tín dụng
TimoMiễn phí 
AgriBank150.000
ACB299.000
BIDV200.000 – 300.000
Bản ViệtMiễn phí
Đông Á200.000
HD Bank220.000
EximBankNăm 1: Miễn phí. Từ năm 2: 300.000
PvcomBank150.000
SacomBank299.000
VietcomBank100.000
TPBank288.000

Bảng phí thường niên của thẻ tín dụng chính hạng chuẩn (Nguồn: Internet)

5. Cách tra cứu tài khoản thu phí thường niên

5.1. Tra cứu trực tiếp tại quầy giao dịch

Bạn có thể tới quầy giao dịch, hay chi nhánh gần nhất của Ngân hàng mở thẻ để tra cứu số tài khoản thu phí thường niên. Nhân viên giao dịch sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục để có thể tra cứu, cũng như giải đáp các thắc mắc khác. Lưu ý bạn cần mang theo căn cước công dân để Ngân hàng có thể xác minh danh tính.

5.2. Kiểm tra bằng SMS banking

Khi giao dịch phát sinh, bạn nhận được tin nhắn biến động số dư và nội dung giao dịch (nếu có đăng ký sử dụng SMS banking). Vậy nên, bạn chỉ cần lưu lại nội dung tin nhắn và lấy lại số tài khoản thu phí thường niên.

Cách tra cứu tài khoản thu phí thường niên

5.3. Tra cứu bằng dịch vụ Internet Banking

Mỗi Ngân hàng sẽ có giao diện Internet Banking khác nhau, tuy vậy khi bạn cần tra cứu số tài khoản thu phí thường niên, bạn có thể thực hiện theo các bước lần lượt là: Mở ứng dụng Ngân hàng bạn sử dụng → Chọn Tài Khoản → Chọn Truy Vấn Tài Khoản → Giao diện sẽ hiển thị thông tin tài khoản cá nhân của bạn.

Xem tài khoản phí thường niên trên Digital Banking


 5.4. Gọi tới tổng đài CSKH của Ngân hàng phát hành thẻ

Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng đều có Hotline chăm sóc khách hàng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp đường dây chăm sóc khách hàng, cung cấp số Căn cước công dân với tổng đài viên. Sau khi tổng đài viên xác nhận danh tính khách hàng, họ sẽ tiến hành tra cứu số tài khoản thu phí thường niên và giải đáp các thắc mắc liên quan cho bạn.

Dưới đây là số tổng đài của một số Ngân hàng phổ biến:

- Tổng đài của BIDV: 1900 9247.

- Tổng đài của Agribank: 1900558818.

- Tổng đài của Techcombank: 024 3944 6699/ 1800 588 822

- Tổng đài của Vietinbank: (+84) 24 3941 8868./ 1900 558 868

- Tổng đài của HSBC: (84 28) 37 247 247 

- Tổng đài của Vietcombank: 1900545413

- Tổng đài của Eximbank: 18001199

6. Các mẹo giúp giảm phí thường niên thẻ ATM 

6.1. Thỏa thuận trực tiếp với Ngân hàng

Tùy thuộc vào tiềm lực kinh tế của mỗi Ngân hàng, cũng như lịch sử giao dịch và tiềm năng của khách hàng. Phí thường niên có thể thương lượng giữa 2 bên, mục đích để giảm phí thường niên hoặc miễn phí. Việc này có thể giúp Ngân hàng giữ chân khách hàng tiềm năng của mình, còn khách hàng sẽ không cần phải tốn phí cao cho việc duy trì sử dụng các tiện ích của thẻ.

6.2. Chọn thẻ có chính sách tích lũy điểm thưởng

Khi bạn dùng thẻ để chi tiêu, mỗi giao dịch sẽ được ghi nhận và quy đổi thành điểm thưởng. Sau đó, bạn có thể dùng số điểm thưởng tích lũy, quy đổi thành phiếu miễn phí thường niên và được áp dụng cho năm tiếp theo.

Hiện nay, có một số Ngân hàng đã áp dụng chính sách này, như HSBC, TP Bank,..

6.3. Chọn Ngân hàng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi 

Với tình hình thị trường cạnh tranh như hiện nay, các Ngân hàng thi đua tung ra những chính sách ưu đãi, nhằm tăng sự thu hút khách hàng. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể chọn những Ngân hàng đem đến dịch vụ và trải nghiệm tốt, đồng thời có nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có miễn phí thường niên từ 1 đến 2 năm khi mở thẻ.

6.4. Sử dụng các chương trình ưu đãi mà Ngân hàng đưa ra

Như đã đề cập, các Ngân hàng thường xuyên có các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Các chính sách như hoàn tiền, ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng với mức ưu đãi lên tới 50-70%. Vì vậy, bạn nên tận dụng các đợt khuyến mại này để mua hàng và nhận được khoản hoàn tiền. Mức ưu đãi này xem như là phần bù đắp phí hàng năm.

7. Một vài lưu ý về phí thường niên mà bạn nên biết

7.1. Phí thường niên thu khi nào?

Phí thường niên sẽ được tính ngay khi bạn mở thẻ ATM. 

Đối với trường hợp sau đó, phí thường niên thường được thu vào tháng 12 hàng năm. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thẻ chưa đúng 1 năm, bạn sẽ chỉ bị trừ khoản phí tính theo số tháng mà bạn đã mở thẻ.

7.2. Không dùng thẻ tín dụng nữa thì có cần phải đóng phí thường niên không?

Quy tắc của phí thường niên là dùng để duy trì tài khoản. Do vậy, bạn vẫn phải thanh toán phí thường niên dù không còn sử dụng thẻ. Cho đến khi bạn làm thủ tục hủy thẻ, bạn vẫn phải thanh toán cho khoản phí này. Nếu không, bạn sẽ bị phạt, mức phí này tính theo tháng và năm sẽ khá cao. Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ nằm trong danh sách nợ xấu lưu trữ trên CIC, ảnh hưởng đến các giao dịch về sau với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng. 

Tóm lại, nếu không muốn chịu phí thường niên, bạn có thể đăng ký mở Tài khoản Ngân hàng và dùng hệ thống Internet Banking để thanh toán hóa đơn, các dịch vụ mua sắm mà không cần sử dụng thẻ để quẹt trực tiếp.

Trường hợp bạn muốn sử dụng thẻ, cần nắm những thông tin lưu ý sau:

  • Bạn phải trả phí thường niên ngay sau khi phát hành thẻ thành công
  • Ngay cả khi chưa kích hoạt thẻ, bạn vẫn phải thanh toán phí thường niên 
  • Ngân hàng sẽ trừ trực tiếp phí thường niên qua số tài khoản của bạn.
  • Phí thường niên được tính vào hạn mức tháng nếu là tài khoản tín dụng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng liên quan đến phí thường niên, tài khoản phí thường niên, các mức phí thường niên, cũng như các vấn đề liên quan khác. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại phí này và tự tin sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng trong tương lai. Hãy theo dõi ZaloPay để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Tags:
#tài_khoản_tích_lũy#thong_tin_tai_chinh#đầu_tư_tài_chính#kinh_te_thi_truong#thuat_ngu_kinh_te

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay