Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Rút tiền từ thẻ tín dụng là gì? Biểu phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng mới nhất

Hay sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán nhưng bạn đã biết nó cũng có thể rút tiền mặt? Tuy nhiên, dịch vụ tiện ích này liệu có thật sự vượt trội và không có bất cứ một rủi ro nào? Bài viết sau của ZaloPay sẽ cung cấp những ưu nhược điểm của dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng đồng thời trả lời cho câu hỏi có nên hay không sử dụng dịch vụ này.

Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là gì?

Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định: “Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ”.

Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là gì?

Có thể hiểu rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là việc dùng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt ngay tại ATM hay qua tổng đài. Số tiền trong thẻ tín dụng được xem là khoản bạn tạm vay và sẽ thanh toán lại cho ngân hàng sau. Do đó, số tiền bạn rút từ thẻ được tính vào dư nợ tín dụng chứ không phải là giao dịch rút tiền thông thường. 

Đối tượng nào có thể sử dụng dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng?

Không phải bất cứ ai cũng có thể thực hiện rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, cụ thể đối tượng hợp pháp được sử dụng dịch vụ này gồm có: 

  • Chủ nhân của thẻ tín dụng: Khi có nhu cầu cần tiền mặt gấp, thẻ chính chủ hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ này dễ dàng. 
  • Người đang sở hữu ít nhất 1 thẻ tín dụng: Cần tiền mặt để giải quyết nhu cầu thiếu hụt tài chính tạm thời.

Có nên rút tiền mặt thẻ tín dụng hay không?

Để có thể đưa ra quyết định có nên sử dụng dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng hay không, bạn cần xem xét những ưu và nhược điểm mà dịch vụ này mang lại. 

Ưu điểm

  • Có thể rút tiền trực tiếp ở bất cứ cây ATM nào: Khi có nhu cầu cần tiền mặt, bạn chỉ cần đến ngay cây ATM gần nhất là đã có thể rút tiền bằng thẻ tín dụng cực kì dễ dàng và tiện lợi.
  • Nhanh chóng vì không cần trải qua các quy trình, thủ tục vay phức tạp: Rút tiền qua thẻ tín dụng cho phép bạn sở hữu khoản tiền một cách nhanh chóng thay vì phải mất thời gian thực hiện các thủ tục cung cấp giấy tờ cho ngân hàng cũng như chờ ngân hàng xét duyệt. 

Nhược điểm: 

  • Phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng rất cao: Vì chức năng chính của thẻ tín dụng là thanh toán online do đó các ngân hàng sẽ thu phí này rất cao khi bạn rút tiền từ thẻ. Tuỳ vào quy định mỗi ngân hàng sẽ có một mức phí khác nhau. 
  • Không được rút hết hạn mức trong thẻ: Thông thường các ngân hàng chỉ cho bạn rút tiền ở hạn mức từ 50-70% số tiền có trong thẻ. 
  • Lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng rất cao: Khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, bạn sẽ được miễn lãi trong thời hạn 45 – 55 ngày từ lần phát sinh giao dịch đầu tiên. Nhưng khi rút tiền mặt từ thẻ, bạn sẽ bị tính toàn bộ lãi suất kể từ thời điểm bạn rút tiền cho đến ngày bạn hoàn trả đầy đủ số tiền đó.
  • Dễ mất khả năng thanh toán dư nợ: Dù bạn chỉ rút một khoản tiền mặt nhỏ nhưng khi tính cả phí rút và lãi suất cho khoản tiền đó thì khoản nợ của bạn sẽ tăng lên khá nhiều. Trong trường hợp bạn không thể thanh toán đúng hạn số tiền đó cho ngân hàng, khoản tiền sẽ nhanh chóng tăng cao và dễ dàng vượt ngoài khả năng thanh toán của bạn. 

Cách rút tiền từ thẻ tín dụng

Hiện nay có 2 cách chính thống để bạn có thể rút tiền từ thẻ tín dụng đó là rút trực tiếp qua cây ATM và liên lạc tổng đài ngân hàng cấp thẻ. Cụ thể: 

Rút tiền qua cây ATM

Rút tiền qua cây ATM

Các thao tác rút tiền bằng thẻ tín dụng cũng tương tự như các loại thẻ khác khi rút ở ATM, bao gồm các bước sau: 

  • Bước 1: Đến điểm đặt cây ATM gần nhất.
  • Bước 2: Cho thẻ vào máy ATM và nhập mã PIN.
  • Bước 3: Ấn chọn số tiền mà bạn muốn rút.
  • Bước 4: Nhận tiền và nhận lại thẻ

Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua tổng đài của Ngân hàng

Bên cạnh rút tiền mặt trực tiếp thông qua cây ATM, bạn cũng có thể thực hiện việc này bằng cách liên lạc với tổng đài của ngân hàng phát hành thẻ. Các bước hiện như sau: 

  • Bước 1: Gọi điện đến hotline của ngân hàng phát hành thẻ và đăng ký rút tiền mặt từ thẻ tín dụng của bạn. 
  • Bước 2: Sau khi trao đổi số tiền mà bạn muốn rút với giao dịch viên, khoản tiền đó sẽ được giải ngân trực tiếp vào tài khoản thanh toán (thẻ ATM) của bạn. 
  • Bước 3: Đến cây ATM gần nhất và thực hiện rút số tiền vừa được giải ngân. 

Bên cạnh đó, bạn cần cẩn thận với dịch vụ giúp rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Theo đó, sẽ có một số đơn vị thực hiện giao dịch khống từ thẻ tín dụng của bạn và đưa cho bạn số tiền mặt tương ứng sau khi đã trừ phí dịch vụ. Đây là một hành vi phạm pháp, thậm chí mức phạt cho hành vi này lên đến 150 triệu đồng. Do đó, bạn nên tìm hiểu và tránh tham gia vào những dịch vụ phạm pháp này. 

Những lưu ý khi rút tiền từ thẻ tín dụng

Những lưu ý khi rút tiền từ thẻ tín dụng

Mặc dù được khuyên là không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách làm này trong những trường hợp thực sự cần thiết. Tuy nhiên, hãy lưu ý những điều dưới đây để thực sự làm chủ khi thực hiện thao tác giao dịch này: 

  • Hạn mức rút

Tuỳ theo từng ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng sẽ có những hạn mức rút tiền mặt khác nhau. Thông thường hạn mức rút tiền mặt thẻ tín dụng của các ngân hàng tối đa 70% hạn mức tiền trong thẻ. Điều này đảm bảo khách hàng sẽ không rút tiền vô tội vạ dẫn đến tình trạng không đủ khả năng chi trả sau này. 

  • Phí rút tiền mặt và cách tính lãi suất

Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định về phí rút tiền mặt và lãi suất khác nhau. Trước khi thực hiện rút tiền thẻ tín dụng bạn cần nắm được phí rút tiền và lãi suất tại nơi mình mở thẻ là bao nhiêu. Bởi nếu mơ hồ với số tiền mình nợ cùng các loại phí kèm theo sẽ dẫn đến tình trạng lãi mẹ đẻ lãi con khiến số tiền vượt quá khả năng chi trả của bạn. 

Hiện nay, mức phí rút tiền mặt thẻ tín dụng của đa số ngân hàng rơi vào khoảng 1% – 4%/tháng. Đối với lãi suất, ngay tại thời điểm bạn nhận tiền mặt từ thẻ tín dụng, số tiền đó sẽ ngay lập tức bị ngân hàng tính lãi với mức lãi suất giao động từ 18%/năm trở lên. Cũng có những ngân hàng áp dụng lãi suất lên đến trên 30%/năm. Mức lãi suất này sẽ thật khủng khiếp khi bạn rút số tiền lớn.

Biểu phí rút tiền từ thẻ tín dụng mới nhất của một số ngân hàng:

Mức phí rút tiền mặt thẻ tín dụng(*)Thẻ tín dụng đang áp dụng (hạng chuẩn)
4% tối thiểu 100.000đNgân hàng ACB, Ngân hàng Tpbank, Ngân hàng Techcombank
2% tối thiểu 100.000đNgân hàng OCB
4% tối thiểu 60.000đNgân hàng Eximbank, Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng SHB, Ngân hàng VIB
3% tối thiểu 60.000đNgân hàng SCB
4% tối thiểu 55.000đNgân hàng Vietinbank
2% tối thiểu 55.000đNgân hàng HDbank
4% tối thiểu 50.000đNgân hàng HSBC, Ngân hàng LienVietPostBank, Ngân hàng PVcombank, Ngân hàng Vpbank. Ngân hàng ABBank, Ngân hàng MaritimeBank, Ngân hàng Vietcombank
3% tối thiểu 50.000đNgân hàng Citibank, Ngân hàng BIDV
2% tối thiểu 20.000đNgân hàng Agribank
1% tối thiểu 10.000đNgân hàng FE Credit
Miễn phíNgân hàng Viet Capital Bank

Biểu phí trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo Ngân hàng

Lưu ý(*): 

Mức phí 4% tối thiểu 100.000đ được hiểu như sau: Nếu như bạn rút 1 triệu đồng từ thẻ tín dụng, mức phí phải trả cho ngân hàng là 4% = 40.000đ. Nhưng mức tối thiểu ngân hàng quy định là 100.000đ vì vậy bạn sẽ phải mất 100.000đ phí thì mới có thể rút được 1 triệu đồng thay vì 40.000đ theo công thức. Tương tự đối với các mức phí khác.

Có thể thấy dịch vụ rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt trong trường hợp bạn có nhu cầu cần tiền mặt khẩn cấp. Thế nhưng, hình thức này cũng có rất nhiều rủi ro đi kèm như phí rút và lãi suất cao cũng như có thể dẫn đến nợ chồng nợ nếu bạn không đảm bảo có thể trả lãi đúng hạn. Do đó, trước khi rút tiền thẻ tín dụng hãy cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rủi ro nợ tín dụng. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến rút tiền từ thẻ tín dụng mà bạn cần biết. ZaloPay hy vọng rằng với những thông tin đó sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định có nên rút tiền từ thẻ tín dụng hay không.
 

Tags:
#rút_tiền#vay_tiêu_dùng

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay