Tín dụng là hoạt động cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, trong đó bên vay cần cam kết hoàn trả tiền gốc kèm theo lãi suất tín dụng và những quy định ràng buộc liên quan khác.
Hạn mức tín dụng là mức cho vay nợ tối đa trong một tổ chức tín dụng (thường là ngân hàng thương mại) tại một thời điểm nhất định. Hạn mức này do Ngân hàng Nhà nước đặt ra và kiểm soát. Mỗi tổ chức tín dụng sẽ được giao hạn mức tín dụng khác nhau.
Hạn mức khả dụng là gì (hạn mức giao dịch)? Là số tiền còn lại trong thẻ tín dụng mà có thể chi tiêu vào mua sắm, thanh toán hóa đơn.
Dưới góc nhìn kinh tế vĩ mô, hạn mức tín dụng được xem như một công cụ để Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ, hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa từ các tổ chức tín dụng đến nền kinh tế đất nước.
Trong Quyết định số 43/QĐ-NH14 của Ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ những quy định về hạn mức tín dụng như sau:
- Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành giao hạn mức tín dụng cho từng tổ chức tín dụng theo quý. Bên cạnh đó cơ quan này cũng sẽ giám sát và quản lý việc thực hiện hạn mức tín dụng.
- Hạn mức tín dụng giao cho từng tổ chức được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký phê duyệt dựa trên các tiêu chí sau:
- Được phép mua, bán hạn mức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường nhưng phải đảm bảo trong phạm vi chỉ tiêu mà Ngân hàng Nhà nước giao.
- Các tổ chức tín dụng cần tuân thủ hạn mức tín dụng đề ra, nếu cố tình vi phạm sẽ bị phạt tiền dựa trên khoản cho vay vượt mức. Công thức tính tiền phạt như sau:
F = (C - C*) x (r + 0,3) x t |
Trong đó:
Hạn mức tín dụng là khái niệm được áp dụng vào hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, theo hai cách thức chính như sau:
- Ở phạm vi rộng, Hạn mức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quy định: Tổ chức tín dụng chỉ được cho khách hàng vay trong hạn mức mà Nhà nước quy định. Đây là hoạt động nhằm đảm bảo độ an toàn của khoản nợ tín dụng với nền kinh tế.
- Ở phạm vi hẹp hơn, Hạn mức tín dụng theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng: Tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ thỏa thuận để quyết định hạn mức tín dụng phù hợp trong thời gian nhất định nhưng không được vượt quá hạn mức mà Ngân hàng Nhà nước giao cho tổ chức tín dụng đó.
Do đó, hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa (mức trần) mà bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng khi mua sắm mà không bị phạt theo quy định của tổ chức tín dụng cấp phát thẻ đó.
Xem thêm: Cách nâng hạn mức thẻ tín dụng
Hạn mức tín dụng được phân thành 2 loại:
- Hạn mức tín dụng cuối kỳ: Là tổng số dư nợ tối đa mà tổ chức tín dụng cấp cho khách hàng tính đến hết kỳ hạn. Khoản nợ thực tế vào thời điểm cuối kỳ của khách hàng không được vượt quá hạn mức này.
- Hạn mức tín dụng trung kỳ: Là phần chênh lệch cho phép khi mức vay thực tế trong kỳ của khách hàng vượt hạn mức tín dụng cuối kỳ. Tuy nhiên, phần chênh lệch này phải được hoàn trả trước khi hết kỳ hạn để đảm bảo khoản nợ ở cuối kỳ vẫn nằm trong hạn mức quy định ban đầu.
Dựa vào hạn mức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước giao về, các tổ chức tín dụng sẽ quyết định hạn mức tín dụng cho từng khách hàng của mình. Các yếu tố chi phối đến việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng gồm:
- Thu nhập: Đây là yếu tố quan trọng thể hiện khả năng chi trả khoản vay của bạn. Thông thường nếu chứng minh được thu nhập càng cao thì hạn mức tín dụng được phê duyệt sẽ càng dễ dàng.
- Công việc: Một công việc ổn định giúp gia tăng độ tin cậy của bạn với các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Công việc ổn định đồng nghĩa với thu nhập ổn định, điều này thể hiện khả năng hoàn trả khoản vay tốt.
- Lịch sử tín dụng: Tổ chức tín dụng sẽ kiểm tra lịch sử mở thẻ tín dụng, vay tín dụng, hoạt động sử dụng thẻ tín dụng hoặc những khoản nợ xấu mà bạn đang có. Những thông tin này giúp họ đánh giá thói quen quản lý chi tiêu và khả năng thanh toán của bạn, từ đó đưa ra quyết định về hạn mức tín dụng phù hợp.
Như đã nêu ở trên, các yếu tố giúp chứng minh độ tín nhiệm và khả năng thanh toán của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng mà tổ chức tín dụng đặt ra cho khách hàng đó. Điều này là dễ hiểu bởi ngân hàng cần có sự đảm bảo cho nguồn tiền của họ, tránh trường hợp nợ xấu hoặc khách hàng không có khả năng hoàn trả.
Những yếu tố cụ thể được xét đến bao gồm:
Khi làm hồ sơ mở thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ xác định độ tín nhiệm của bạn để quyết định loại thẻ có hạn mức tín dụng phù hợp. Tuy nhiên qua thời gian sử dụng, bạn có thể tăng hạn mức thẻ tín dụng của mình.
Nếu chứng minh được sự gia tăng thu nhập và độ hiệu quả trong sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng có thể cân nhắc và phê duyệt nâng hạn mức tín dụng của thẻ mà bạn sở hữu. Quy trình và tiêu chí nâng hạn mức thẻ tín dụng tùy thuộc vào quy định riêng của từng ngân hàng.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng Credit Card giúp bạn nhanh chóng gia tăng hạn mức tín dụng gồm:
Thông thường sẽ có 3 cách nâng hạn mức thẻ tín dụng là thông qua quầy giao dịch; ngân hàng điện tử hoặc nâng hạn mức tự động, chi tiết các bước thực hiện cho từng cách nâng hạn mức như sau:
Hiện nay, nhiều ngân hàng đã hỗ trợ cho khách hàng thay đổi hạn mức thẻ tín dụng ngay trên ứng dụng ngân hàng điện tử một cách nhanh chóng. Bạn chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng điện tử, điền đầy đủ thông tin và nhập mã OTP xác thực là đã có thể thay đổi được hạn mức của thẻ tín dụng.
Ví dụ: Khi nâng hạn mức qua ngân hàng điện tử VPBank, bạn cần thực hiện những bước sau
Nếu muốn thay đổi hạn mức thẻ tín dụng, khách hàng chỉ cần đến tại chi nhánh của ngân hàng mở thẻ và thực hiện các bước sau:
Cách nâng hạn mức tín dụng tự động còn khá mới và chưa được nhiều ngân hàng áp dụng. Với cách nâng hạn mức tự động, ngân hàng sẽ xem xét với những tài khoản có thời gian sử dụng trên 6 tháng, dựa trên thói quen sử dụng thẻ và thanh toán nợ của khách hàng. Vậy nên, để nâng hạn mức tín dụng, bạn cần duy trì được lịch sử thẻ tín dụng tốt và thanh toán nợ đúng hạn.
Hy vọng rằng, những thông tin mà ZaloPay chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ các hạn mức thẻ tín dụng là gì. Từ đó, giúp các bạn có thêm một công cụ vay và quản lý tiền một cách hợp lý, tránh trường hợp mất khả năng chi trả dẫn đến mất kiểm soát tài chính của mình.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay