Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

5 cách mở thẻ tín dụng online cực nhanh, không chứng minh thu nhập

Mở thẻ tín dụng là giải pháp giải quyết các vấn đề tài chính đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Vậy mở thẻ tín dụng cần giấy tờ gì? Làm thẻ tín dụng có cần chứng minh thu nhập không? Cùng Zalopay tìm hiểu chi tiết cách mở thẻ tín dụng qua bài viết sau.

Các loại thẻ tín dụng hiện nay

Phân loại thẻ tín dụng

Phân loại theo phạm vi sử dụng thẻ tín dụng:

  • Thẻ tín dụng nội địa: chỉ có thể giao dịch trong nước, đồng tiền sử dụng là đồng nội tệ.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: cho phép sử dụng để thanh toán giao dịch trên toàn thế giới (trong nước lẫn ngoài nước) và sử dụng mọi loại tiền tệ.

Nếu chỉ có nhu cầu chi tiêu trong nước thì bạn nên sử dụng thẻ nội địa do phí thường niên thấp hơn. Ngược lại, khi có nhu cầu du lịch hay công tác nước ngoài nhiều thì thẻ quốc tế sẽ tiện lợi hơn trong việc thanh toán và tận dụng được nhiều ưu đãi. 

Phân loại thẻ tín dụng theo tổ chức phát hành:

Có 4 tổ chức phát hành thẻ tín dụng quốc tế được các ngân hàng Việt Nam liên kết nhiều nhất là Visa, MasterCard, American Express và JCB.

  • Thẻ tín dụng Visa: là thẻ tín dụng có mạng lưới thanh toán toàn cầu, do công ty Visa International Service Association (Mỹ) cung cấp. Loại này chủ yếu sử dụng phổ biến ở các khu vực Châu Á.
  • Thẻ tín dụng MasterCard: là thẻ tín dụng có mạng lưới thanh toán toàn cầu, do công ty MasterCard Worldwide (Mỹ) cung cấp và phổ biến tại khu vực Châu Âu, Châu Mỹ. 
  • Thẻ tín dụng JCB: là thẻ tín dụng có mạng lưới thanh toán do công ty Japan Credit Bureau (Nhật Bản) cung cấp và hiện có mặt trên hơn 190 quốc gia.
  • Thẻ tín dụng American Express:  còn được gọi là thẻ Amex, thuộc sự quản lý của công ty đa quốc gia American Express Company (Mỹ). Tính đến nay, các sản phẩm thẻ tín dụng American Express chỉ có độc quyền ngân hàng Vietcombank.

>>> Tham khảo thêm: 

Các tổ chức phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard, JCB, American Express (Nguồn: Internet)

Phân loại theo hạng thẻ:

  • Thẻ tín dụng hạng chuẩn: dành cho khách hàng có thu nhập trung bình, thường từ 4-5 triệu đồng/tháng trở lên. Tuỳ thuộc vào chủ thể mở thẻ mà mỗi ngân hàng sẽ có hạn mức khác nhau, dao động từ 10 - 50 triệu đồng và phí thường niên thấp dao động từ 150-250 nghìn đồng.
  • Thẻ tín dụng hạng vàng: dành cho khách hàng có thu nhập từ 8-10 triệu đồng/tháng trở lên. Hạn mức tối đa lên đến 500từ 50-200 triệu đồng và phí thường niên thường dao động từ 200-500 nghìn đồng.
  • Thẻ tín dụng hạng bạch kim: là dòng thẻ cao cấp nhất, dành cho những khách hàng có thu nhập cao từ 20 triệu đồng/ tháng trở lên. Hạn mức tín dụng lên tới hàng tỷ đồng với phí thường niên cao khoảng 1 triệu đồng.

>>> Tham khảo thêm: 

Phân loại theo chức năng thẻ

  • Thẻ tín dụng tích điểm: mỗi giao dịch thành công sẽ được tính ra điểm thưởng để tích lũy, khi đến một hạn mức nhất định có thể đổi quà tặng hoặc voucher.
  • Thẻ tín dụng hoàn tiền: đây là loại thẻ được ưa chuộng nhất nhờ vào tính năng hoàn trả một khoản tiền nhất định dựa trên khoản chi tiêu. 
  • Thẻ tín dụng du lịch: cho phép tích lũy dặm bay và sau đó đổi voucher, ưu đãi hoàn tiền,...
  • Thẻ tín dụng rút tiền: phục vụ nhu cầu rút tiền mặt tại  ATM với mức phí thấp hoặc miễn phí tùy thuộc vào các ngân hàng.

>>> Xem thêm: 

Thẻ tín dụng du lịch BIDV (Nguồn: Internet)

Tham khảo một số thẻ tín dụng đang phát hành 

Ngân hàngCác loại thẻ tín dụng
Đăng ký thẻ tín dụng BIDV

Thẻ BIDV Visa Flexi

Thẻ BIDV Vietravel Standard

Thẻ BIDV Vietravel Platinum

Đăng ký thẻ tín dụng Techcombank

Thẻ Techcombank Visa Classic

Thẻ Techcombank Visa Signature

Thẻ Techcombank Visa Infinite

Đăng ký thẻ tín dụng Sacombank

Thẻ Sacombank Visa Infinite

Thẻ Sacombank World Mastercard

Thẻ Sacombank Visa Signature

Thẻ Sacombank Visa Doanh Nghiệp

Đăng ký thẻ tín dụng VIB

Thẻ MasterCard VIB Online Plus 2in1

Thẻ MasterCard VIB Online Plus

Thẻ MasterCard VIB Zero Interest Rate

Thẻ MasterCard VIB Financial Free

Đăng ký thẻ tín dụng TPbank

Thẻ TPBank Visa Classic

Thẻ TPBank Visa Platinum

Thẻ Đồng thương hiệu MobiFone – TPBank 

Nên làm thẻ tín dụng loại nào?

Chọn thẻ tín dụng theo nhu cầu

  • Với người có nhu cầu chi tiêu, mua sắm thường xuyên thì nên chọn loại thẻ hoàn tiền có phần trăm hoàn trả tối đa cao, liên kết với nhiều cửa hàng cùng với các ưu đãi trả góp để tiết kiệm chi phí. 
  • Với người thường xuyên đi du lịch thì các loại thẻ tín dụng du lịch có hạn mức lớn, phí đổi ngoại tệ thấp sẽ đem lại nhiều đặc quyền và trải nghiệm hấp dẫn hơn.
  • Với các doanh nhân, người thành đạt thì mở thẻ tín dụng VIP, có hạn mức cao, nhiều đặc quyền tại các khách sạn, sân bay, sân golf,... sẽ là lựa chọn phù hợp.

>>> Tham khảo thêm: Trả góp qua thẻ tín dụng: Lợi ích, điều kiện và lưu ý

Chọn thẻ tín dụng theo thu nhập

  • Với mức thu nhập thấp, nên chọn các loại thẻ tín dụng hạng chuẩn, đảm bảo phí thường niên thấp và hạn mức đủ để chi tiêu.
  • Với mức thu nhập trung bình thì hạn mức thẻ vàng là lựa chọn phù hợp vì được cung cấp nhiều ưu đãi hơn thẻ hạng chuẩn.
  • Với mức thu nhập cao thì thẻ tín dụng hạng bạch kim hoặc thẻ đen là lý tưởng nhất vì có nhiều đặc quyền và ưu đãi hấp dẫn xứng tầm đẳng cấp.
Chọn thẻ tín dụng theo thu nhập
Mỗi loại thẻ tín dụng đáp ứng nhu cầu và thu nhập khác nhau (Nguồn: Internet)

Làm sao để mở thẻ tín dụng online không cần chứng minh thu nhập?

Trước đây, chứng minh thu nhập là một trong những yêu cầu cơ bản để mở thẻ tín dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đáp ứng được điều kiện này. Vì thế, các ngân hàng hiện nay đã bổ sung thêm nhiều chính sách để phục vụ nhóm đối tượng này. Dưới đây là 5 cách mở thẻ tín dụng online chỉ cần CMND/CCCD, không cần sao kê bảng lương hàng tháng:

Mở thẻ tín dụng phụ

Thẻ tín dụng phụ là một loại thẻ bổ sung được phát hành kèm theo thẻ tín dụng chính và không cần chứng minh thu nhập. Tuy nhiên, thẻ phụ không có hạn mức tín dụng riêng mà thay vào đó là sử dụng chung và ghi lại trong cùng 1 bản sao kê với thẻ chính để kiểm soát chi tiêu. Tùy vào chính sách ngân hàng mà thẻ phụ được chi tiêu từ 50% tới 100% hạn mức của thẻ chính cùng với các quyền lợi, ưu đãi tương đương. Một số ngân hàng còn miễn khoản phí thường niên cho thẻ phụ. Thông thường, chủ thẻ chính có thể thực hiện đăng kí tối đa từ 2 - 3 thẻ phụ cho các mối quan hệ cấp 1. 

Điều kiện mở thẻ phụ:

  • Độ tuổi từ 15 - 74, không bị hạn chế hành vi dân sự.
  • Được ủy quyền sử dụng thẻ phụ và có mối quan hệ cấp 1 với chủ thẻ chính (cha mẹ, anh/chị ruột, con cái,...) 

Dựa trên thẻ tín dụng còn hiệu lực của ngân hàng khác

Nếu bạn đang sở hữu thẻ tín dụng tại một ngân hàng bất kì, hãy tiến hành sao kê lịch sử giao dịch trong 3 tháng gần nhất để thực hiện yêu cầu phê duyệt mở thẻ. Các ngân hàng sẽ kiểm duyệt và đánh giá độ uy tín khách hàng dựa trên lịch sử tín dụng thẻ cũ trên CIC. Nếu đầy đủ các tiêu chí, người dùng có thể được cấp thẻ tín dụng mới mà không cần chứng minh thu nhập hàng tháng. Lịch sử tín dụng càng tốt, hạn mức thẻ càng cao.

Điều kiện mở thẻ không chứng minh thu nhập:

  • Thẻ tín dụng tại ngân hàng khác phải ở trạng thái đang hoạt động.
  • Lịch sử giao dịch tốt, đáo hạn đúng quy định, không nợ xấu.

Sở hữu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Một số ngân hàng cho phép sử dụng bảo hiểm nhân thọ còn hiệu lực như một tài sản thế chấp hoặc chứng minh năng lực tài chính để tiến hành yêu cầu mở thẻ tín dụng chỉ cần CMND/CCCD, không cần sao kê bảng lương hàng tháng. Bằng hình thức này, các thông tin trên bảo hiểm sẽ được xem xét để đưa ra quyết định mở thẻ và hạn mức phù hợp.

>>> Tham khảo thêm: 

Điều kiện mở thẻ không chứng minh thu nhập:

  • Sở hữu ít nhất 1 hợp đồng bảo hiểm và có hiệu lực từ 1 năm trở lên.
  • Mức phí bảo hiểm tối thiểu là 10 triệu đồng/năm.
Các ngân hàng cho phép mở thẻ tín dụng dựa trên bảo hiểm (Nguồn: Internet)

Hiện nay, nhiều công ty đã triển khai phương thức đóng phí bảo hiểm nhân thọ trực tuyến để đem lại sự tiện lợi cho khách hàng. Trong đó, ZaloPay là một trong những nền tảng thanh toán quốc dân được nhiều người tin tưởng để chi trả cho dịch vụ này.

Thanh toán phí bảo hiểm trực tiếp trên Zalopay

Đóng bảo hiểm nhân thọ bằng Zalopay có những tiện ích gì? 

  • Tra cứu và thanh toán phí bảo hiểm nhân thọ nhanh chóng, dễ dàng. 
  • Đa dạng sự lựa chọn các công ty bảo hiểm: Cathay Life, Generali, Metlife, FWD và PREVOIR.
  • Tự động lưu thông tin và nhắc thanh toán đúng hạn để bảo vệ quyền lợi.
  • Công nghệ bảo mật an toàn, đạt chuẩn PCI-DSS Level 1.
  • Nhiều ưu đãi hấp dẫn giúp tiết kiệm chi phí.

Hướng dẫn chi tiết tra cứu và thanh toán trên Zalopay:

  • Bước 1: Mở ứng dụng Zalopay. Chọn “Tất cả”, tìm đến mục “Tài chính - Bảo hiểm” rồi chọn “Phí bảo hiểm”.
  • Bước 2: Chọn tên công ty bảo hiểm nhân thọ mà bạn đang tham gia.
  • Bước 3: Nhập số hợp đồng (mã hợp đồng) bảo hiểm. Chọn “Tiếp tục”.
  • Bước 4: Kiểm tra thông tin hóa đơn và số tiền cần thanh toán. Chọn “Thanh toán”.
  • Bước 5: Chọn “Thêm ưu đãi” (nếu có), nguồn tiền và xác nhận thanh toán.

Căn cứ vào sổ tiết kiệm hoặc tài sản có giá trị khác

Theo quy định các ngân hàng, khách hàng có thể mở thẻ tín dụng online dựa trên một số tài sản đảm bảo như sổ tiết kiệm tại cùng ngân hàng, bất động sản, ô tô,... mà không cần chứng minh thu nhập. Các tài sản có giá trị này có thể chứng minh khả năng chi trả của khách hàng và được xem xét để đưa ra hạn mức vay phù hợp. Người dùng sẽ được cung cấp hạn mức tín dụng tối đa là 80% giá trị trên sổ tiết kiệm. Cụ thể là, nếu sổ tiết kiệm là 200 triệu đồng thì hạn mức thẻ tín dụng tối đa là 160 triệu đồng.

Điều kiện mở thẻ dựa trên tài sản đảm bảo:

  • Ô tô phải có giá trị tối thiểu từ 300 triệu đồng và các giấy tờ chứng minh chủ sở hữu như: giấy đăng ký, giấy thẩm định xe,...
  • Đối với sổ tiết kiệm, số dư tài khoản phải đạt mức tối thiểu theo quy định của ngân hàng phát thẻ.

>>> Xem thêm: Vay tiền mặt là gì? Top 9 kênh vay tiền mặt lãi suất thấp, uy tín, thủ tục nhanh chóng

Từng đi nước ngoài trong 5 năm gần nhất

Thay vì phải sao kê bảng lương hàng tháng, khách hàng có thể cung cấp lịch sử du lịch nước ngoài trong 5 năm gần nhất để chứng minh khả năng tài chính cá nhân. Tùy vào quy định ngân hàng và mức chi tiêu trước đó, khách hàng sẽ được xem xét phê duyệt mở thẻ với hạn mức phù hợp.

Điều kiện mở thẻ không chứng minh thu nhập:

  • Độ tuổi từ 20 - 60, cung cấp đầy đủ hộ chiếu và các giấy tờ chứng minh số lần đi nước ngoài.
Mở thẻ tín dụng dựa trên lịch sử du lịch nước ngoài (Nguồn: Internet)

Trên đây là 5 cách mở thẻ tín dụng không cần sao kê bảng lương hàng tháng mà khách hàng có thể lựa chọn. Bên cạnh những điều kiện cụ thể nêu trên, các ngân hàng cũng xem xét lịch sử tín dụng, những hoạt động vay tín chấp, thế chấp hoặc mua trả góp trước đó dựa trên trên hệ thống CIC (Credit Information Center) để kiểm tra độ uy tín của mỗi khách hàng. Các đối tượng có điểm tín dụng tốt, thanh toán đúng hạn, không nằm trong 5 nhóm nợ xấu hay sử dụng quá hạn mức sẽ được xem xét để phê duyệt yêu cầu cấp thẻ tín dụng.

>>> Xem thêm: Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND/CCCD nhanh chóng nhất

Thủ tục và cách đăng ký làm thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập

Hồ sơ đăng ký mở thẻ tín dụng không cần sao kê bảng lương

Các loại giấy tờ, hồ sơ mà khách hàng cần chuẩn bị gồm có:

  • Hồ sơ pháp lý: Giấy CMND/CCCD, giấy tờ chứng minh địa chỉ thường trú (hộ khẩu, đăng ký tạm trú,...).
  • Hồ sơ thay thế cho chứng minh thu nhập như: tài sản đảm bảo (sổ tiết kiệm, ô tô, bất động sản), hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân với chủ thẻ chính, hộ chiếu,...
  • Đơn đăng ký kiêm hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo mẫu của ngân hàng.
  • Hồ sơ khác theo yêu cầu.

Lưu ý: Tùy vào chính sách ngân hàng mà khách hàng sẽ được yêu cầu bổ sung thêm những giấy tờ khác nhau để đăng ký thẻ. Truy cập website ngân hàng hoặc hỏi trực tiếp tại điểm giao dịch để biết chi tiết.

Quy trình phát hành thẻ tín dụng

Hiện nay, các ngân hàng và công ty tín dụng đem đến nhiều hình thức mở thẻ khác nhau mang lại sự thuận tiện cho người dùng. Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể lựa chọn 2 cách làm thẻ tín dụng sau:

Tại quầy

Tại hầu hết các ngân hàng, việc phát hành thẻ tín dụng tại quầy cần tuân thủ quy trình với các bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Khách hàng đăng ký tại phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng; cung cấp đầy đủ hồ sơ và thông tin theo yêu cầu của nhân viên ngân hàng.
  • Bước 2: Ngân hàng  thẩm định, đánh giá hồ sơ của khách hàng thông qua lịch sử tín dụng, xác thực tài sản đảm bảo và khả năng tài chính dựa trên giá trị hợp đồng bảo hiểm hoặc mức chi tiêu thẻ tín dụng tại ngân hàng khác,... 
  • Bước 3: Sau khi hồ sơ được thẩm định chính xác, ngân hàng sẽ tiến hành cấp hạng cho thẻ tín dụng.
  • Bước 4: Mở tài khoản và phát hành thẻ tín dụng vật lý tại ngân hàng.
  • Bước 5: Gửi thông báo cho khách hàng và trả thẻ theo lịch hẹn.

Phát hành thẻ tín dụng trực tuyến

Khách hàng hiện nay có thể đăng ký thẻ tín dụng online qua các bước sau đây:

  • Bước 1: Truy cập vào trang web/ứng dụng của ngân hàng mà bạn muốn mở thẻ.
  • Bước 2: Chọn sản phẩm “Thẻ tín dụng”. Click chọn “Mở thẻ”. Điền đầy đủ thông tin.
  • Bước 3: Chọn loại thẻ tín dụng muốn đăng ký và điền thông tin. Chọn hạn mức tín dụng.
  • Bước 4: Upload hồ sơ. Kiểm tra thông tin lần cuối và nhấn nút “Gửi”.
  • Bước 5: Ngân hàng tiếp nhận thông tin, phê duyệt hồ sơ khách hàng cung cấp và cấp hạng thẻ cho người dùng.

Câu hỏi thường gặp

Mở thẻ tín dụng có cần chứng minh thu nhập không?

Điều kiện cơ bản để làm thẻ tín dụng trước đây là chứng minh thu nhập của bản thân. Tuy nhiên, hiện nay một số ngân hàng đã áp dụng dịch vụ mở thẻ tín dụng online chỉ cần CMND/CCCD và không cần chứng minh thu nhập cho các trường hợp sau:

  • Mở thẻ tín dụng phụ
  • Đang sở hữu bảo hiểm nhân thọ
  • Đã sở hữu thẻ tín dụng của một ngân hàng khác
  • Có đi du lịch nước ngoài trong 5 năm gần nhất
  • Căn cứ vào tài sản thế chấp (sổ tiết kiệm, bất động sản, ô tô,...)

Mở thẻ tín dụng có mất phí không ?

Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định về mức phí phát hành thẻ tín dụng khác nhau, thông thường dao động từ 200.000 - 300.000 VND hoặc miễn phí (VIB, Sacombank,...). Bên cạnh đó, người dùng cũng cần quan tâm đến các loại phí khác như phí thường niên, phí rút tiền mặt, phí chuyển đổi ngoại tệ, phí trễ hạn thanh toán. Vì vậy, trước khi quyết định mở thẻ, người dùng cần đọc kỹ những điều khoản để hiểu rõ và giảm thiểu các loại phí không cần thiết.

>>> Xem thêm: Tài khoản thu phí thường niên là gì? Bật mí 5 mẹo giảm phí thường niên tốt nhất

Cần lưu ý gì khi mở thẻ tín dụng?

  • Tuyệt đối KHÔNG tiết lộ số thẻ, mật khẩu cho bất kì người dùng khác.
  • Chỉ nên đăng ký thẻ tín dụng phụ cho những người tin tưởng để tránh rủi ro.
  • Hạn chế thanh toán các giao dịch lớn như mua nhà, mua xe,... vì mức lãi suất vay cao (thường là 20%). Thay vào đó, bạn có thể cân nhắc một khoản vay cá nhân để hưởng lãi suất thấp hơn.
  • Nên giữ lại giấy tờ liên quan, giấy thanh toán hóa đơn để đối chiếu khi gặp sự cố.
  • Nên tận dụng tối đa các ưu đãi của ngân hàng để tối ưu chi phí.
  • Thanh toán đúng hạn để tránh nợ xấu và phí phạt.

Tham khảo thêm: 

Những lưu ý khi mở và sử dụng thẻ tín dụng (Nguồn: Internet)

Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại thẻ tín dụng và 5 cách mở thẻ nhanh chóng, không cần chứng minh thu nhập. Người dùng có thể cân nhắc lựa chọn và đăng ký mở thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu cá nhân và khả năng chi trả cá nhân. Zalopay hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp khách hàng hiểu và sử dụng thẻ tín dụng tối ưu, hiệu quả.

Tags:
#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay