Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Tính thanh khoản tài sản là gì? Tính thanh khoản trong lĩnh vực đầu tư tài chính

Tính thanh khoản là một chỉ số quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu chính xác thanh khoản là gì? Để hạn chế tối đa những rủi ro khi đầu tư, các nhà đầu tư F0 nên tìm hiểu, nắm bắt thật kỹ ý nghĩa của từng chỉ số, từ đó mới có thể đưa ra những quyết định đầu tư chính xác. Trong bài viết này, ZaloPay sẽ cung cấp đến bạn đọc tất tần tật về thanh khoản cũng như các giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản.

Thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản thể hiện mức độ linh hoạt của một tài sản trong giao dịch mua - bán trên thị trường mà không làm thay đổi giá trị của tài sản đó. Hiểu đơn giản hơn, tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi một loại tài sản thành tiền mặt. Trong đầu tư, bạn sẽ bắt gặp một số thuật ngữ là tên gọi khác của thanh khoản, như “tính lỏng” hoặc “tính lưu động". 

Tài sản có tính thanh khoản cao hay thấp phụ thuộc vào chi phí và thời gian. Khi nhà đầu tư mất càng nhiều chi phí và thời gian để thu hồi vốn thì thanh khoản thấp, đồng nghĩa với độ rủi ro cao.

Tính thanh khoản là gì? Là mức độ linh hoạt của một loại tài sản được thực hiện giao dịch mua -  bán trên thị trường

Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, chứng khoán, ngân hàng, vàng được xem là tài sản có tính thanh khoản cao. Khi thị trường có tính thanh khoản cao thì đó được xem là kênh đầu tư tài chính an toàn và hiệu quả.

 Tính thanh khoản trong đầu tư tài chính cao nhất hiện nay bao gồm chứng khoán, ngân hàng, vàng.


Vai trò của thanh khoản trong đầu tư tài chính

Tính thanh khoản của tài sản là một trong những chỉ số có vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Chỉ số này đặc biệt được doanh nghiệp và các nhà đầu tư cực kỳ quan tâm bởi những vai trò sau: 

Đối với doanh nghiệp

Hoạt động đo lường tính thanh khoản các loại tài sản giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chính của công ty mình, cụ thể: 

  • Nhận ra được các vấn đề hiện tại trong tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Từ đó nhanh chóng đưa ra những giải pháp xử lý phù hợp nhất.
  • Giúp doanh nghiệp phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn và tìm ra hướng đi hạn chế những rủi ro đó xảy ra. 
  • Đảm bảo thanh toán đúng hạn cho các khoản vay nợ. Từ đó, tạo niềm tin, sự uy tín đối với của các nhà đầu tư hay đối tác có ý định đầu tư vào doanh nghiệp trong tương lai. 
  • Đưa ra các phương án quản trị phù hợp giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn tài chính, tăng tính thanh khoản cho công ty. Tránh lãng phí dòng tiền khi khó khăn tới cũng như tạo cơ hội để phát triển, nâng cao dòng tiền lành mạnh cho doanh nghiệp khi có cơ hội. 

Đối với nhà đầu tư

Câu hỏi “Thanh khoản là gì?” cũng được các nhà đầu tư F0 cực kỳ quan tâm bởi xem xét tính thanh khoản của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng trước khi họ đưa ra quyết định rót vốn đầu tư cho doanh nghiệp đó hay không. Đánh giá tính thanh khoản của một công ty giúp các nhà đầu tư nhận biết được tình hình tài chính của công ty hiện tại bao gồm các rủi ro thanh toán cũng như các khoản nợ của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, đưa ra các quyết định đầu tư có hiệu quả. 

Phân loại tài sản theo tính thanh khoản

Dựa vào thời gian thanh khoản, các loại tài sản được sắp xếp theo thứ tự thanh khoản từ cao đến thấp như sau: 

Trong đó, tiền mặt là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất bởi nó có thể dễ dàng được sử dụng trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ. Ngược lại, hàng tồn kho được xem là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua các giai đoạn như phân phối và tiêu thụ rồi mới chuyển thành khoản phải thu, sau một thời gian khoản phải thu mới được chuyển thành tiền mặt.

Dựa vào thời gian thanh khoản, các loại tài sản được sắp xếp theo thứ tự thanh khoản từ cao đến thấp
Nguồn: images.viblo.asia

Ngoài các loại tài sản kể trên, chứng khoán cũng được xem là một loại sản có tính thanh khoản cao bởi khả năng chuyển đổi từ chứng khoán thành tiền mặt nhanh. Vì lẽ đó mà thị trường chứng khoán ngày càng trở nên hấp dẫn và thu hút càng nhiều nhà đầu tư hơn. Thế nhưng, một lưu ý đặc biệt đối với nhà đầu tư khi lựa chọn loại chứng khoán để đầu tư đó là khả năng bán lại của nó trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Loại chứng khoán nào có khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm người mua hay phải bán mất giá, nhà đầu tư sẽ chịu tổn thất lớn. Điều này được gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư. 

Yếu tố nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản trong đầu tư tài chính?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trong đầu tư tài chính mà bạn nên quan tâm để có thể đánh giá được mức độ thanh khoản của sản phẩm đầu tư trong tương lai. Bao gồm: 

  • Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp: Các chỉ số này sẽ phản ánh trực tiếp tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên thị trườn. Một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, tốc độ tăng trưởng cao thì các sản phẩm của công ty đó sẽ có tính thanh khoản cao. Ngược lại, nếu các chỉ số tài chính không tốt thì sản phẩm của công ty đó cũng có tính thanh khoản kém. 

Ví dụ: Chỉ số P/E là một chỉ số tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán của công ty đó. Đây là chỉ số thể hiện kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất chính là những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường.

  • Các chính sách, quy định của Nhà nước: Mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều phải tuân theo và chịu sự tác động của các chính sách, quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu chính sách giúp thị trường phát triển tốt thì tính thanh khoản sẽ cao. Ngược lại, nếu chính sách hạn chế hoặc làm thị trường lao dốc thì tính thanh khoản sẽ giảm. 

Ví dụ: Năm 2007, chỉ thị số 03 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về khống chế dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá… cho khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán của Tổ chức tín dụng ở mức dưới 3% đã gây sốc với thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán lao dốc, hàng loạt mã chứng khoán giảm mạnh nhưng nhà đầu tư không có nguồn tiền hỗ trợ từ ngân hàng nên không thể mua vào ở thời điểm chỉ thị được ban hành.

  • Tâm lý của nhà đầu tư: Các nhà đầu tư được chia thành nhiều phân khúc như đầu tư ngắn, trung và dài hạn. Trong quá trình giao dịch trên thị trường, đa số các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ chịu nhiều biến động và phụ thuộc vào thị trường. Họ chỉ hứng thú khi thị trường khởi sắc và e dè, cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư khi thị trường đi xuống.

Bẫy thanh khoản và giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản

Bẫy thanh khoản là gì?

Bẫy thanh khoản chỉ một hiện tượng thị trường khi mức lãi suất xuống quá thấp.
Nguồn: finhay.com.vn

Bên cạnh “Tính thanh khoản tài sản là gì?”, “Bẫy thanh khoản là gì?” cũng là một câu hỏi phổ biến của các nhà đầu tư F0. Khái niệm Bẫy thanh khoản chỉ một hiện tượng thị trường khi mức lãi suất xuống quá thấp, mọi người có xu hướng quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt (tài sản không sinh lời) hơn là giữ những tài sản sinh lợi khác. Cụ thể, khi bẫy thanh khoản xuất hiện lãi suất danh nghĩa tiến gần hoặc bằng 0. Lúc này nhà đầu tư sẽ đánh giá rằng lãi suất không thể tăng lên. Do đó họ có xu hướng chuyển sang nắm giữ tiền mặt hơn là lựa chọn đầu tư hay mua trái phiếu

Rủi ro thanh khoản là gì? 

“Rủi ro thanh khoản là nguy cơ không thể thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán, theo đó việc không thể thực hiện này sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn” (Duttweiler, 2010). 

Có thể hiểu, rủi ro trong thanh khoản chứng khoán là những tổn thất tiềm năng về tài chính và thương hiệu. Nó xảy ra khi các nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính không có khả năng hoặc năng lực thực hiện nghĩa vụ chi trả và thanh toán những khoản nợ đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết trước đó. Khi có quá nhiều rủi ro thanh khoản, họ sẽ phải bán tài sản của mình để trả nợ. Trong trường hợp khó tìm người mua, tài sản sẽ phải hạ giá thấp hơn hoặc tìm một hướng giải quyết khác để bù đắp khoản nợ của họ với các bên đã cam kết. 

Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản đem đến những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, xã hội và đời sống như sau:

  • Ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư: Khi lãi suất tiền gửi tăng, nguồn tiền gửi vào ngân hàng tăng sẽ khiến cho nền kinh tế giảm kênh huy động vốn.
  • Lãi suất tín dụng cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến giá tăng (do lạm phát tăng). Lúc này các doanh nghiệp sẽ cân nhắc để giảm quy mô đầu tư. Nền kinh tế cũng vì thế mà giảm tăng trưởng. 
  • Giá cả tăng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng đời sống của người dân.

Các giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản

Những hậu quả mà rủi ro thanh khoản đem lại là lớn vì vậy cần cân nhắc các biện pháp giúp quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả: 

  • Thu hút và làm đa dạng nguồn vốn bằng cách sử dụng nghiệp vụ thị trường mở (tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ,...).
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ tái cấp vốn.
  • Tuân thủ, thực hiện và quản lý nghiêm túc các quy định về hoạt động tín dụng được Nhà nước ban hành.
  • Tái cơ cấu các nguồn vốn vay, vốn huy động một cách hợp lý.
  • Duy trì ổn định tỷ lệ tiền gửi ngân hàng và lượng tiền mặt dự trữ. 
  • Quản lý chặt chẽ các rủi ro thanh khoản. 

Qua tất cả nội dung trong bài viết trên, hy vọng ZaloPay đã giúp bạn phần nào hiểu được khái niệm Thanh khoản là gì cũng như nắm bắt được những vấn đề xoay quanh và vai trò của thanh khoản đối với doanh nghiệp, các nhà đầu tư hay các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản. 

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay