Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Giải ngân là gì? Quy trình giải ngân khi vay vốn

Giải ngân là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong ngành ngân hàng hoặc giới kinh doanh. Bạn có thể bắt gặp nó ở trong các tờ rơi hay quảng cáo cho vay tiền online trên mạng internet. Vậy thuật ngữ giải ngân là gì? Quy trình giải ngân vay vốn ngân hàng như thế nào? Có các hình thức giải ngân phổ biến nào thường được áp dụng? Hãy cùng ZaloPay giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé.

Giải ngân là gì?

Giải ngân là khoản tiền mà bên tổ chức cho vay sẽ trao cho người đi va dựa theo thỏa thuận, hợp đồng đã được ký kết giữa 2 bên. Việc giải ngân sẽ được thực hiện sau khi người đi vay hoàn tất các thủ tục, điều kiện cần thiết và được ngân hàng, công ty tài chính phê duyệt hồ sơ.

Giải ngân là gì? Là khoản tiền mà bên tổ chức cho vay sẽ trao cho người đi vay dựa theo thỏa thuận đã được ký kết giữa 2 bên

Giải ngân có thể được thực hiện 1 lần hoặc chia thành từng đợt tùy thuộc vào thỏa thuận đã ký kết. Giải ngân có thể tiến hành bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo nhu cầu sử dụng. 

Xem thêm: 

Các hình thức giải ngân phổ biến

Giải ngân phong tỏa

Hình thức giải ngân phong tỏa được áp dụng trong các trường hợp khách hàng vay vốn với mục đích mua hàng hóa, mua bất động sản, mua ô tô, mua nhà,... Số tiền sẽ được giải ngân vào tài khoản của bên bán, nhưng không thể rút ra được ngay. Chỉ đến khi người mua và người bán hoàn thành việc mua bán hàng hóa, cung cấp đầy đủ các hồ sơ pháp lý, đăng ký sang tên tài sản, bên bán mới được sử dụng khoản tiền giải ngân này.

Đây được xem là một trong những hình thức giải ngân an toàn cho cả người đi vay vốn và ngân hàng. Hình thức giải ngân này giúp ngân hàng không bị thất thoát khoản vay. Đồng thời, người đi vay sẽ được sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (đối với trường hợp mua bất động sản) và các giấy tờ sở hữu (đối với các mục đích vay vốn khác).

Giải ngân phong tỏa

Giải ngân không phong tỏa

Khác với giải ngân phong tỏa, bạn chỉ cần cung cấp bản hợp đồng có công chứng cho ngân hàng, còn các thủ tục sang tên và đăng ký hồ sơ pháp lý sẽ được thực hiện sau khi giải ngân. Với hình thức này, người bán có thể rút được tiền từ tài khoản ra để chi tiêu ngay sau khi ngân hàng giải ngân, thay vì phải đợi đến khi các giao dịch hoàn tất. Giải ngân không phong tỏa có ưu điểm là nhanh chóng, tiện lợi nên thường được áp dụng trong các trường hợp cho vay tín chấp và khoản vay thấp từ 10 – 500 triệu đồng.

Giải ngân không phong tỏa
Nguồn: blogpost.com

Tuy nhiên, hình thức giải ngân này được đánh giá là chứa đựng nhiều rủi ro đối với ngân hàng. Vậy nên, giải ngân không phong tỏa thường chỉ áp dụng với một số chi nhánh ngân hàng và đối với khoản vay nhỏ. Để hạn chế rủi ro một cách tối đa, một số ngân hàng sẽ yêu cầu xác minh khả năng sang tên trước rồi mới tiến hành giải ngân và bạn sẽ cần đóng thêm một khoản phí khác nữa.

Quy trình giải ngân vốn vay ngân hàng

Quy trình giải ngân vay vốn Ngân hàng được thực hiện theo quy định, bao gồm các bước sau:

Bước 1. Đăng ký vay vốn và thu thập thông tin khách hàng

Khách hàng thực hiện đăng ký vay tiền sẽ phải cung cấp các thông tin cần thiết về CMND/CCCD, số tiền vay, hình thức vay, địa chỉ sinh sống… Dựa vào thông tin cung cấp của khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ tư vấn hình thức vay phù hợp, những hồ sơ, giấy tờ kèm theo và lãi suất vay tiền trả góp ở ngân hàng. 

Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ vay vốn

  • CMND/CCCS, xác nhận thường trú/tạm trú (nếu có)
  • Mẫu đơn đề nghị vay vốn do nhân viên ngân hàng cung cấp.
  • Hồ sơ chứng minh cần thu nhập gồm: hợp đồng lao động, sao kê lương hoặc xác nhận lương 3 tháng gần nhất.

Đối với các khoản vay thế chấp, thì người vay cần chuẩn bị kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó cùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ/sổ hồng)…

Chuẩn bị hồ sơ vay vốn
Nguồn: f88.vn

Bước 3. Thẩm định hồ sơ vay vốn

Đây là bước quan trọng nhất để có thể hoàn tất quy trình giải ngân của ngân hàng. Phía ngân hàng sẽ kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ vay vốn để tránh rủi ro về tín dụng.

Đối với hình thức vay thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ bao gồm thẩm định tài sản để quyết định hạn mức cho vay. Trong quá trình này, nếu có bất kỳ sai sót gì về giấy tờ, Ngân hàng sẽ yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung để hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo đúng quy định.

Bước 4. Phê duyệt

Sau khi hoàn tất thẩm định, bộ phận thẩm định sẽ báo cáo kết quả và tiến hành phê duyệt khoản vay, sau đó hoàn tất hồ sơ giải ngân cho khách hàng.

Bước 5. Giải ngân

Hình thức giải ngân tiền mặt thì khách hàng sẽ nhận trực tiếp tại Ngân hàng. Còn đối với giải ngân thông qua tài khoản thì khách hàng sẽ phải cung cấp số tài khoản của mình tại Ngân hàng làm hồ sơ vay vốn hoặc ngân hàng khác. Bộ phận giải ngân sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh tài khoản và chuyển tiền sau khi hoàn tất quy trình giải ngân.

Các phương thức giải ngân theo quy định pháp luật

Phương thức giải ngân vốn cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng được quy định trong thông tư số 21/2017/TT-NHNN như sau

Giải ngân vốn cho vay bằng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân trong các trường hợp:

a) Khách hàng thanh toán, chi trả cho các mục đích sử dụng vay vốn mà pháp luật quy định phải thực hiện trên tài khoản của khách hàng;

b) Khách hàng là bên thụ hưởng có tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và đã ứng vốn tự có để chi trả các chi phí theo mục đích vay vốn, đã được tổ chức tín dụng phê duyệt trước đó theo quy định của pháp luật;

c) Khách hàng trực tiếp thanh toán, chi trả tiền mua sản phẩm thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản. Khách hàng chi trả cho cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hộ kinh doanh và tổ hợp tác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn để thực hiện phương án sản xuất.

Giải ngân không dùng tiền mặt

Giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt

1. Tổ chức tín dụng cho vay sẽ xem xét quyết định giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt trong 2 trường hợp sau:

a) Trường hợp khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) khi không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

b) Khách hàng là bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) và không có tài khoản thanh toán tại tổ chức nên đã ứng vốn tự có để thanh toán chi phí cho các phương án, dự án kinh doanh hoặc phục vụ đời sống đã được tổ chức tín dụng cho vay phê duyệt trước đó theo quy định của pháp luật.

2. Khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng cho vay văn bản cam kết về việc bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mới được tiến hành giải ngân bằng tiền mặt. 

Giải ngân bằng tiền mặt

Giải ngân vốn cho vay được sử dụng cả dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và cả bằng tiền mặt

Tổ chức tín dụng cho vay được xem xét quyết định cả 2 phương thức trên trong trường hợp:

1. Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng đã có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với số tiền vay không vượt quá 100.000.000 đồng.

2. Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng là tổ chức sử dụng vốn nhà nước thì sẽ được thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Xem thêm: Bảo hiểm khoản vay 

Cần lưu ý điều gì khi giải ngân?

Khách hàng cần lưu ý một số điều sau để quá trình giải ngân diễn ra thuận lợi và an toàn:

  • Đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng vay vốn.
  • Trước khi giải ngân, khách hàng nên yêu cầu tư vấn ngay lập tức nếu có thắc mắc về hồ sơ vay, lãi suất hay các điều khoản trong hợp đồng vì hồ sơ sẽ không thể thay đổi sau khi đã giải ngân.
  • Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng để quá trình vay vốn được hỗ trợ nhanh nhất.
  • Khách hàng chỉ có thể từ chối giải ngân nếu cảm thấy không cần khoản vay này, hoặc vì một lý do phát sinh khác trong trường hợp hồ sơ đã được phê duyệt nhưng chưa giải ngân.

Hiện nay, vì thời gian giải ngân nhanh chóng nên các công ty tài chính được nhiều người dùng lựa chọn để vay vốn hơn so với ngân hàng. Không chỉ có thời gian giải ngân nhanh chóng, thủ tục và hồ sơ vay vốn tại các công ty tài chính cũng đơn giản hơn. Bên cạnh đó, các công ty tài chính còn hỗ trợ người dùng thanh toán khoản vay online qua ví điện tử, website, ứng dụng của công ty với những thao tác tiện lợi. 

Tham khảo: Top 7 hình thức cho vay tiền trả góp không chứng minh thu nhập

Thanh toán khoản vay bằng ví điện tử ZaloPay

Hiện nay, thanh toán khoản vay online qua ví điện tử là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người dùng. Trong đó, ví điện tử ZaloPay được nhiều khách hàng tin dùng vì có liên kết với các công ty tài chính hàng đầu Việt Nam như FE Credit, Home Credit, Mcredit, Shinhan Finance, Mirae Asset Finance. Khách hàng có thể an tâm khi thực hiện thanh toán khoản vay online trên ví ZaloPay, vì tính năng này được Ngân hàng Nhà nước cấp phép và cung cấp nhiều tính năng hữu ích, cùng những phương thức bảo mật tuyệt đối an toàn. 

Thanh toán khoản vay dễ dàng với ZaloPay

Tính năng thanh toán vay tiêu dùng qua ví điện tử ZaloPay mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như:

  • Bạn có thể dễ dàng thanh toán vay tiêu dùng ngay trong ứng dụng Zalo mà không cần tải thêm quá nhiều app trong máy. Bạn chỉ cần truy cập mục “Khám phá”> chọn “Ví ZaloPay”. Tại đây, chọn mục “Thanh toán hóa đơn” sau đó chọn “Thanh toán vay tiêu dùng” và thực hiện các bước tiếp theo.

Tham khảo: Thanh toán khoản vay bằng ví ZaloPay

  • ZaloPay sẽ nhắc bạn thanh toán đúng hạn cho lần tới ngay sau khi bạn hoàn tất giao dịch thanh toán vay tiêu dùng đầu tiên. Việc này sẽ giúp bạn không quên thanh toán bất kỳ hóa đơn nào dẫn đến bị phạt tiền do đóng trễ.
  • Cung cấp nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng mới sử dụng dịch vụ thanh toán lần đầu. 
  • ZaloPay là ứng dụng đạt chuẩn PCI-DSS Level 1 với hệ thống có tính bảo mật cao. Vậy nên, khách hàng có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ của ZaloPay. 

Bài viết trên đây của ZaloPay đã cung cấp các kiến thức để bạn biết giải ngân là gì? Đồng thời tổng hợp các hình thức cũng như quy trình giải ngân. Hy vọng qua đó, bạn sẽ biết thêm các kiến thức cần thiết và dễ dàng hơn khi tìm kiếm các gói vay vốn phù hợp. Ngoài ra, đừng quên thanh toán hóa đơn vay hằng tháng hàng tháng qua ví điện tử ZaloPay để không bỏ lỡ những tiện ích hấp dẫn.

Tags:
#vay_tiêu_dùng#dịch_vụ_vay_tiêu_dùng

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay