>>> Có thể bạn quan tâm:
Định giá cổ phiếu (thẩm định giá) là quá trình đi tìm giá trị thực tế của một loại cổ phiếu bằng cách đánh giá chúng đang ở mức giá bao nhiêu tiền, có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai hay không. Điều này giúp nhà đầu tư xác định liệu cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hơn hay cao hơn so với giá trị thực sự. Từ đó, các nhà đầu tư dựa trên đó làm căn cứ để ra quyết định đầu tư.
Ví dụ: Khi định giá cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) xứng đáng được 40.000 đồng, nhưng trên thị trường hiện nay chỉ đang ở mức 35.000 đồng thì tiến hành xuống tiền đầu tư mã HPG thì khả năng có lợi nhuận cao.
Lưu ý: Giá thị trường trong ví dụ trên là giá được niêm yết trên sàn chứng khoán HNX, HOSE, UPCOM…
Những biến động thị trường, cung cầu và thông tin từ doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến mức giá niêm yết này, khiến giá có thể chênh lệch so với giá trị thực mà nhà đầu tư định giá. Việc hiểu rõ và áp dụng các phương pháp định giá cổ phiếu sẽ là công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định thông minh, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.
Việc định giá cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, giúp các nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận đồng thời giảm thiểu rủi ro. Không chỉ tác động trực tiếp đến quyết định giao dịch của nhà đầu tư, quá trình này còn ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển và uy tín của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.
Trước khi tìm hiểu về những cách định giá cổ phiếu công ty phổ biến trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần lưu ý rằng:
Đây là phương pháp thẩm định giá cổ phiếu thông qua việc dự đoán dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp và quy về giá trị hiện tại, sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Bằng cách xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp thông qua dòng tiền vào và ra, nhà đầu tư có thể dự đoán được giá cổ phiếu của doanh nghiệp.
Công thức tính:
PV=FV/((1+r)n) |
Trong đó:
Ví dụ:
Doanh nghiệp B được dự đoán trong tương lai tạo ra dòng tiền là 100.000.000 đồng/ năm. Với tỷ suất sinh lợi là 10%, dòng tiền này vào năm thứ 5 sẽ có giá trị bao nhiêu so với thời điểm hiện tại?
→ PV = 100.000.000 / (1 + 0,1)^5 = 62.092.132 đồng
Dựa vào công thức này, bạn có thể xác định được giá trị nội tại của doanh nghiệp và dự đoán xu hướng tăng trưởng của giá cổ phiếu. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp mang tính chất tương đối.
Phương pháp định giá này được tính thông qua tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt dựa trên giá cổ phiếu.
Công thức tính:
Chiết khấu dòng tiền = Cổ tức bằng tiền/Giá thị trường của cổ phiếu |
Ví dụ:
Nếu doanh nghiệp trả cổ tức 20%/năm, điều đó có nghĩa là họ sẽ trả 20% giá trị nội tại của cổ phiếu đó. Cụ thể, với loại cổ phiếu có giá trị thực là 30.000 đồng thì cổ tức là 6.000 đồng. Cổ tức 15% nghĩa là giá trị bạn nhận được là 4.500 đồng.
Hệ số P/B (Price to Book) là chỉ số dùng để so sánh giá hiện tại của cổ phiếu trên thị trường (thị giá) và giá trị sổ sách (thư giá) của cổ phiếu đó.
Phương pháp phân tích định giá cổ phiếu này thường được áp dụng với những doanh nghiệp có tài sản mang tính thanh khoản cao như ngân hàng, công ty tài chính,...Tuy nhiên, những công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, công ty có sức tăng trưởng nhanh lại không phù hợp vì giá trị sổ sách có thể được kê khai trước đó vài năm.
Công thức tính
P/B = Giá trị thị trường của cổ phiếu/Thư giá cổ phiếu |
Ví dụ:
Giả sử doanh nghiệp A có giá trị tài sản thể hiện trên bảng cân đối kế toán là 200.000.000 đồng, tổng nợ là 150.000.000 đồng. Như vậy giá trị ghi trên sổ sách của công ty là 50.000.000 đồng. Doanh nghiệp hiện có 2000 cổ phiếu đang lưu hành. Giá trị thị trường của cổ phiếu là 100.000 đồng. Dựa vào những dữ liệu trên, ta dễ dàng tính được:
→ Thư giá của mỗi cổ phiếu là = 50.000.000/2000 = 25.000 đồng/cổ phiếu
→ P/B = 100.000/25.000 = 4
P/B = 4 nghĩa là giá trị cổ phiếu trên trên sàn chứng khoán của công ty cao gấp 4 lần giá trị cổ phiếu được ghi trên sổ sách.
Khác với P/B, tỷ số P/E so sánh giá thị trường của cổ phiếu và giá trị thực của nó. Hay nói cách khác, hệ số P/E thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu so với thu nhập của một cổ phiếu. Chỉ số này sẽ cho bạn biết rằng nhà đầu tư sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền để mua một cổ phiếu dựa trên lợi nhuận mà nó mang lại. Đồng thời, nó cũng giúp bạn xác định được tỷ lệ hoà vốn trong quá trình đầu tư.
Công thức tính:
P/E = Giá thị trường của cổ phiếu/Lợi nhuận ròng trên một cổ phiếu (EPS) |
Trong đó:
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức từ cổ phiếu với mức ưu đãi)/Tổng số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành |
Ví dụ:
Lợi nhuận ròng trong 12 tháng gần nhất tính đến 30/9/2021 của công ty A là: 6000 đồng/cổ phiếu. Vào ngày 08/12/2021, cổ phiếu công ty A có giá 140.000 đồng/cổ phiếu. Giả sử P/E của ngành là 21. Vậy A đang giao dịch với hệ số:
→ P/E = 140.000/6.000 = 23.34
Giá trị thực cổ phiếu = 6.000 X 21 = 126.000 đồng.
Nhà đầu tư sẵn sàng chi trả 23.34 đồng cho 1 đồng lợi nhuận của cổ phiếu A. Giá cổ phiếu thực tế của A chênh lệch: 140.000 − 126.000 = 14.000 đồng.
PEG là phương pháp định giá cổ phiếu dựa trên tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu. Cụ thể, nhà đầu tư sẽ so sánh giữa tỷ số P/E và tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (G).
Công thức tính:
PEG = PE/G |
Trong đó:
Ví dụ:
Cổ phiếu B có chỉ số P/E là 14. Một số trường hợp có thể xảy ra:
Hệ số P/S là chỉ số dùng để đo lường mức giá thị trường có thể trả cho phần doanh thu trên mỗi cổ phần. Ngoài ra, chỉ số này còn được dùng để xác định giá trị tương đối của cổ phiếu so với quá khứ và các doanh nghiệp trong ngành. Phương pháp này thường được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư mạo hiểm, muốn tìm kiếm những công ty đang vực dậy sau thời gian thua lỗ.
So với các chỉ số khác, các chỉ số được sử dụng để tính P/S được niêm yết và khá dễ tìm.
Công thức tính:
P/S = (Thị giá cổ phiếu/Doanh thu thuần) x Lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành |
Hoặc
P/S = Vốn hoá thị trường/Tổng doanh thu thuần |
Ví dụ:
Một công ty năm 2020 có vốn hoá thị trường là 360.000.000 đồng. Công ty đang lưu hành 3000 cổ phiếu A với mức giá 120.000 đồng/cổ phiếu. Tổng doanh thu 4 quý gần nhất là 125.000.000 đồng.
→ Doanh thu trên mỗi cổ phiếu = 125.000.000/3000 = 41.667 đồng.
→ P/S = Vốn hoá thị trường/Tổng doanh thu = 360.000.000/125.000.000 = 2.88
Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng chi ra 2.88 đồng cho mỗi doanh thu mà cổ phiếu A tạo ra.
EV/EBIT là chỉ số định giá được sử dụng để xác định giá trị của một doanh nghiệp. Bạn có thể dùng hệ số này so sánh với các doanh nghiệp trong ngành để đánh giá tiềm năng cho việc đầu tư. Thông thường, chỉ số EV/EBIT < 10 được cho là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp với các chỉ số khác như EBITDA, EPS,...để việc đánh giá được khách quan.
Công thức tính:
EV/EBIT = EV (giá trị doanh nghiệp)/EBIT (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) |
Trong đó:
Ví dụ:
Doanh nghiệp hiện đang có vốn hoá thị trường là 64.000 tỷ đồng. Tổng các khoản nợ (ngắn hạn + dài hạn) là 53.000 tỷ đồng. Tổng tiền mặt và các khoản tương đương tiền là 4.500 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận trước thuế là 12.000 tỷ đồng. Chi phí lãi vay là 900 tỷ đồng. Từ những số liệu này ta tính được:
EV/EBIT = EV (giá trị doanh nghiệp) / EBIT (Lợi nhuận trước thuế + lãi vay)
= (64.000 + 53.000 – 4.500)/(12.000 + 900) = 8,7 < 10
Phương pháp Benjamin Graham là phương pháp định giá cổ phiếu bằng cách tính lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS) và thư giá trên mỗi cổ phiếu. Kết quả của phương pháp này sẽ giúp bạn giới hạn phạm vi giá cần phải trả cho cổ phiếu đó. Đồng thời, đây được xem là cách định giá khá chính xác mà bạn nên tìm hiểu.
Công thức tính:
Công thức 1
V = EPS x (8.5+2g) |
Công thức 2
V = (EPS x (7+1.5g) x 4.4)/y |
Công thức 3
V = (22.5 x EPS x BVPS)^1/2 |
Trong đó:
Ví dụ:
Giả sử cổ phiếu X 2020 có chỉ số EPS là 5.000/cổ phiếu. Giả định g = 7%/năm (trung bình từ 5 – 10 năm), y = 6. BVPS = 40.000 đồng. Ta có:
Công thức 1: V = 5.000 x (8.5 + 2×7) = 112.500 đồng
Công thức 2: V = [5.000 x (8.5 + 2×7) x 4.4]/6 = 82.500 đồng
Công thức 3: V = (22.5 x 5.000 x 50.000) ^ (½) = 67.000 đồng
→ Do giá cổ phiếu luôn biến động nên giá cổ phiếu X nằm trong khoảng từ 82.500 đồng đến 116.200 đồng.
Với phương pháp này, bạn có thể đưa ra định giá cá nhân về một mã cổ phiếu bất kỳ. Từ đó, nhận định rủi ro hoặc lợi nhuận của cổ phiếu trong dài hạn. Đây là công thức kết hợp giữa cổ tức và tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu. Do vậy, bạn nên tìm hiểu các phương pháp định giá cơ bản để bổ sung kiến thức trước khi áp dụng phương pháp này.
Công thức tính:
(R + G)/PE>1.5 |
Trong đó:
Ví dụ:
Một công ty có EPS 12 tháng gần nhất là 5.000 đồng/cổ phiếu. Tốc độ tăng trưởng dài hạn của cổ phiếu được dự đoán là 8%/năm. Thị giá cổ phiếu là 40.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm là 30%, tức là 3.000 đồng. Dựa trên những số liệu này, bạn có thể tính được:
→ Tỷ suất cổ tức R = 3.000/40.000 = 7.5 (%)
→ Chỉ số PE (Hay chỉ số P/E) = 40.000/5.000 = 8
→ Chỉ số (R + G)/PE = (7.5 + 8)/8 = 1.93 > 1.5. Đây là dấu hiệu tốt để bạn mua loại cổ phiếu này.
Dòng tiền tự do là một thước đo lợi nhuận quan trọng, phản ánh khả năng doanh nghiệp tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh chính sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu vốn.
Công thức tính:
Dòng tiền tự do (Free cash flow) = Thu nhập ròng + Khấu hao – Thay đổi trong vốn lưu động – Chi phí vốn |
Trong đó:
Dòng tiền tự do giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có dòng tiền tự do dương ổn định thường sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn, giúp họ chi trả nợ, cổ tức và tái đầu tư một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có dòng tiền tự do âm do đầu tư lớn vào tài sản cố định nhưng tiềm năng tăng trưởng cao, bạn vẫn nên xem xét trong dài hạn.
ROCE, viết tắt của Return on Capital Employed, là tỷ suất đo lường lợi tức trên vốn sử dụng của một công ty. Nói cách đơn giản, chỉ số này giúp nhà đầu tư hiểu được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận.
Công thức tính:
ROCE = Vốn sử dụng / EBIT |
Trong đó:
Chỉ số ROCE cho biết một công ty kiếm được bao nhiêu lợi nhuận từ số vốn mà họ sử dụng. Có thể hình dung ROCE như "lãi suất" mà doanh nghiệp tạo ra từ khoản đầu tư vào chính mình.
ROE, hay tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, là thước đo hiệu quả tài chính, được tính bằng cách lấy thu nhập ròng chia cho vốn chủ sở hữu của cổ đông. Đây là chỉ số cho thấy mức lợi nhuận mà công ty thu về từ số vốn của cổ đông.
Công thức tính ROE:
ROE = Thu nhập ròng / Vốn chủ sở hữu của cổ đông |
Ví dụ minh họa: Nếu một công ty có vốn chủ sở hữu là 12 triệu đồng và thu nhập ròng là 2 triệu đồng/năm, ROE được tính như sau: ROE = 2.000.000 / 12.000.000 = 16,67%
Chỉ số này thường được so sánh giữa các công ty trong cùng ngành để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc so sánh ROE giữa các lĩnh vực khác nhau không mang lại nhiều ý nghĩa, do đặc thù tài sản và cấu trúc nợ của từng ngành.
Những rủi ro tiềm ẩn khi phân tích ROE:
Để xác định giá trị của một cổ phiếu, bạn có thể tham khảo quy trình 5 bước cơ bản sau:
Đầu tiên, hãy nắm rõ doanh nghiệp đang kinh doanh gì, mức lợi nhuận trung bình của ngành hiện tại là bao nhiêu, và triển vọng phát triển của ngành trong tương lai. Ngoài ra, cần xem xét năng lực của ban quản trị cùng với báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Để dự đoán hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong những năm tới, bạn cần có kiến thức chuyên sâu về ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động. Điều này đòi hỏi phải hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và lợi nhuận.
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể chọn mô hình định giá thích hợp như: Định giá tuyệt đối, mô hình chiết khấu dòng cổ tức, mô hình dòng tiền tự do, mô hình định giá lợi nhuận giữ lại, định giá dựa trên giá trị tài sản, định giá tương đối.
Sau khi có các con số ước tính về hoạt động của doanh nghiệp và đã chọn được mô hình định giá, bước tiếp theo là áp dụng những dữ liệu này vào mô hình. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc dự đoán chính xác các con số liên quan đến dòng tiền hay lợi nhuận tương lai là điều không hề dễ dàng, đặc biệt đối với các nhà đầu tư cá nhân.
Giá trị cổ phiếu được xác định thông qua các mô hình chỉ mang tính chất ước lượng, dựa trên các phân tích và kỳ vọng đầu vào. Vì vậy, bạn không nên cứng nhắc vào con số cụ thể mà mô hình trả về. Thay vào đó, hãy coi giá trị này nằm trong một khoảng hợp lý, phản ánh các kịch bản khác nhau. Khoảng giá này sẽ giúp bạn xác định biên an toàn trước khi quyết định mua cổ phiếu.
Giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố vi mô và vĩ mô, cụ thể như sau:
Có thể nói, sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến sự lên xuống của giá cổ phiếu. Thông thường, nếu nền kinh tế trong nước và thế giới có sự tăng trưởng, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng kinh doanh để gia tăng lợi nhuận,...thì giá cổ phiếu cũng vì thế mà tăng lên Ngược lại, khi nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu xuống dốc do dịch bệnh, khủng hoảng, lạm phát,...ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chung. Lúc này, nhà đầu tư có xu hướng bán tháo để cắt lỗ (stop loss) hoặc chuyển sang kênh đầu tư khác an toàn hơn.
Ngoài những ảnh hưởng từ nền kinh tế, sự bất ổn về chính trị cũng là yếu tố khiến nhà đầu tư cảm giác thận trọng, e dè với các quyết định đầu tư, dẫn đến sự giảm điểm của giá cổ phiếu.
Cũng tương tự như việc mua bán hàng hoá, thị trường chứng khoán cũng hoạt động theo quy luật cung cầu. Điều này có nghĩa là, giá cổ phiếu cũng biến động dựa trên nhu cầu mua/bán trong ngắn hạn. Khi lượng cầu lớn hơn lượng cung, cổ phiếu có nhiều người mua thì giá sẽ có chiều hướng tăng lên và ngược lại.
Tuy nhiên, nếu việc định giá cổ phiếu đã giúp bạn chọn được mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn thì sự tăng giảm trong ngắn hạn cũng không khiến bạn bận tâm quá nhiều. Hơn nữa, việc hiểu biết về sự vận hành của luật cung cầu giúp bạn đánh giá thị trường một cách khách quan hơn, hạn chế đầu tư theo hiệu ứng đám đông.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Dựa vào các chỉ số ROE, ROA, P/E,...trong báo cáo tài chính, nhà đầu tư có thể dự đoán được xu hướng biến động của giá cổ phiếu. Cụ thể, khi doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn tốt, giá cổ phiếu cũng sẽ tăng trưởng ổn định. Ngược lại, giá cổ phiếu có xu hướng "lao dốc", cổ phiếu bắt đầu mất đi tính thanh khoản khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.
Thị trường chứng khoán luôn thay đổi liên tục và cực kỳ nhạy với các thông tin. Đặc biệt, với sự phát triển về khoa học công nghệ như hiện nay thì việc lan truyền có thể tính bằng giây. Chỉ một tin tức gây nhiễu xuất hiện cũng khiến thị trường biến động ngay lập tức. Do vậy, bạn cần trang bị cho mình một tâm lý vững vàng, bình tĩnh và biết cách chọn lọc thông tin để vượt qua các con sóng "FOMO".
Ngoài ra, nhà đầu tư thường có tâm lý tham khảo từ nhiều nguồn trước khi đầu tư. Hiệu ứng lan tỏa có thể mang lại triển vọng về doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp trong tương lai nếu đó là cổ phiếu tốt. Giá cổ phiếu khi đó cũng tự ắt được đẩy lên.
Lãi suất cũng là một yếu tố thường xuyên ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Khi lãi suất cho vay tăng, chi phí doanh nghiệp cũng sẽ tăng, Khi đó, lợi nhuận mà doanh nghiệp dùng để thanh toán cổ tức cho cổ đông sẽ được hạ xuống. Cổ phiếu lúc này sẽ giảm sức hút với các nhà đầu tư và kết quả là kéo giá cổ phiếu sụt giảm. Nói một cách ngắn gọn, giá cổ phiếu và lãi suất có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau.
GDP tăng trưởng ổn định phản ánh nền kinh tế phát triển, thu nhập của người lao động cải thiện. Khi đó, nhà đầu tư có xu hướng đẩy mạnh giao dịch và gom thêm cổ phiếu, khiến giá cổ phiếu tăng lên.
Sự thay đổi tỷ giá giữa các loại tiền tệ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu. Ví dụ, nếu VNĐ giảm giá so với ngoại tệ, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng sẽ kéo theo sự tăng giá cổ phiếu của các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngược lại, khi VNĐ tăng giá, các doanh nghiệp nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh trong nước, khiến giá cổ phiếu của nhóm này tăng cao.
Các giao dịch nội bộ sôi động là tín hiệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, làm ăn thuận lợi. Điều này tạo tâm lý tích cực cho nhà đầu tư, thúc đẩy nhu cầu mua cổ phiếu và đẩy giá cổ phiếu tăng lên đáng kể.
Khi xác định giá trị của một mã cổ phiếu, nhà đầu tư cần lưu ý những điểm sau:
Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng đầu tư an toàn, dễ sử dụng, Tài khoản chứng khoán trên Zalopay sẽ giúp bạn khởi đầu hành trình đầu tư một cách đơn giản, nhanh chóng và bắt đầu với số vốn nhỏ từ chỉ 1 cổ phiếu. Đây là sản phẩm chứng khoán do DNSE cung cấp, tích hợp tiện lợi trên Zalopay, mang đến trải nghiệm đầu tư tối giản, dễ tiếp cận cho cả những nhà đầu tư mới. Hãy cùng khám phá các bước đăng ký Tài khoản chứng khoán trên Zalopay sau khi Tải app Zalopay để nắm bắt cơ hội đầu tư tốt nhất.
Thông qua bài viết này, Zalopay đã giúp bạn tổng hợp 12 công thức định giá cổ phiếu phổ biến nhất được các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng. Tất nhiên, để việc định giá được chính xác hơn, bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức tài chính vững chắc. Đặc biệt, hiểu biết về các chỉ số và những yếu tố ảnh hưởng đến sự lên xuống của giá cổ phiếu để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư chứng khoán.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay