Lãi suất chiết khấu (Discount Rate) là một công cụ đo lường rủi ro và tính giá trị hiện tại của một khoản đầu tư hoặc dự án nào đó trong tương lai. Lãi suất chiết khấu thường bị ảnh hưởng với mức độ rủi ro, thị trường và một số nhân tố kinh tế. Lãi suất này rất thông dụng trong một số lĩnh vực như: đầu tư, định giá tài sản, kế hoạch tài chính, quản lý rủi ro, định giá chứng khoán, phân tích đầu tư,...
>> Xem thêm:
Để tính lãi suất chiết khấu, bạn hãy xác định cần tính chi phí huy động vốn hoặc trung bình trọng số chi phí vốn. Với mỗi danh mục, lãi suất chiết khấu sẽ được áp dụng công thức khác nhau, cụ thể:
Lãi suất chiết khấu = Lợi nhuận thu được / Số tiền đã đầu tư để huy động vốn
Trong đó:
Lưu ý: Điều chỉnh thời gian trong phép tính sao cho khớp với thời gian của dự án được đầu tư. Chẳng hạn như: ngày, tháng, năm.
Ví dụ: Bạn đang đầu tư một dự án xây chung cư. Bạn chi tiêu 300 triệu đồng để mua tài sản và tất toán mọi chi phí để kêu gọi vốn đầu tư. Trong vòng 2 năm, dự án mang lại tổng lợi nhuận là 800 triệu đồng. Áp dụng công thức tính lãi suất chiết khấu theo phương pháp chi phí huy động vốn, ta có:
Lãi suất chiết khấu = Tổng lợi nhuận thu được / Số tiền đã đầu tư để kêu gọi vốn
= 800/300 = 2,67%
Hãy so sánh con số này với lãi suất chiết khấu của các dự án khác rồi quyết định xem liệu dự án đó có mang lại lợi nhuận cao hơn hay không để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
>> Xem thêm:
Tính lãi suất chiết khấu theo phương pháp tính trung bình trọng số chi phí vốn nhằm thể hiện mức tổng lãi suất chiết khấu cho toàn dự án đầu tư. Công thức tính như sau:
Lãi suất chiết khấu = (CPCV1 x LSCV1 + CPCV2 x LSCV2 + ... + CPCVn x LSCVn) / (LSCV1 + LSCV2 + ... + LSCVn)
Trong đó:
Ví dụ: Một dự án xây khu vui chơi phức hợp được tài trợ bằng cách kêu gọi 50% vốn từ các khoản vay ngân hàng, lãi suất 15%/năm. Phần còn lại xuất phát từ nguồn vốn tự có, lãi suất 10%/năm. Trọng số của cả hai nguồn vốn này là như nhau và bằng 0,5. Dựa vào công thức tính lãi suất chiết khấu theo trung bình trọng số chi phí vốn, ta được:
Lãi suất chiết khấu = (CPCV1 x LSCV1 + CPCV2 x LSCV2 + ... + CPCVn x LSCVn) / (LSCV1 + LSCV2 + ... + LSCVn)
= (0,5 * 15%) + (0,5 * 10%) = 12,5%
Vậy lãi suất chiết khấu của dự án này là 12,5%. Nếu lãi suất chiết khấu của dự án thấp hơn so với tỷ lệ lợi nhuận thì đây là dự án mà doanh nghiệp có thể đầu tư vào.
>> Xem thêm:
Thực tế, lãi suất chiết khấu tác động trực tiếp đến Nhà Nước và Ngân hàng Thương mại. Đây là kiến thức mà bạn cần hiểu rõ sau khi tìm hiểu lãi suất chiết khấu là gì. Cụ thể:
Lãi suất chiết khấu có tác động lớn đến tỷ lệ lợi nhuận và cả chi phí kêu gọi vốn của Ngân hàng Thương mại. Trong đó, khi lãi suất chiết khấu tăng thì chi phí huy động vốn tăng theo, đồng nghĩa với lợi nhuận của ngân hàng giảm. Ngược lại, nếu lãi suất chiết khấu giảm thì chi phí huy động vốn giảm và lợi nhuận sẽ tăng.
Lãi suất chiết khấu được Ngân hàng Nhà nước sử dụng để điều chỉnh lượng tiền tệ của nền kinh tế trong nước. Ví dụ khi lãi suất chiết khấu giảm thì lãi suất Ngân hàng giảm, tăng kích cầu Ngân hàng Thương mại vay, nhờ đó lượng tiền trong nước tăng theo.
>> Xem thêm:
Lãi suất chiết khấu chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố chính, gồm: tình hình lạm phát, chính sách tiền tệ của Nhà Nước, lượng cung - cầu tiền trên thị trường và rủi ro kỳ hạn tín dụng. Cụ thể:
Thông thường, khi lạm phát tăng, giá trị tiền sẽ giảm, đồng nghĩa lãi suất sẽ tăng cao. Điều này xảy ra bởi khi tăng lạm phát, nhiều người thường có xu hướng bảo vệ giá trị tiền của mình bằng cách đầu tư nhiều vào các khoản đem lại lợi nhuận lớn, vì thế nhu cầu và lãi suất chiết khấu sẽ đều tăng.
>>> Tham khảo thêm:
Khi có sự cạnh tranh giữa nhiều ngân hàng trong thị trường vốn, cung vốn tăng thì lãi suất chiết khấu giảm. Ngược lại, khi sự khan hiếm vốn xảy ra và phần lãi suất ngân hàng cần phải trả nhiều hơn để có thể kêu gọi vốn, tức là cung vốn giảm và tăng lãi suất chiết khấu.
Chính sách tiền tệ của Chính phủ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu mà các doanh nghiệp và cá nhân cần lưu ý. Khi chính phủ đưa ra chính sách tiền tệ lỏng, ngân hàng dễ kêu gọi vốn với lãi suất thấp nên lãi suất chiết khấu giảm. Mặt khác, nếu nhà nước áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, sự khan hiếm vốn xuất hiện thì khi đó lãi suất chiết khấu sẽ tăng cao.
Vì sao rủi ro kỳ hạn tín dụng ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu? Bởi khi rủi ro kỳ hạn tín dụng tăng, ngân hàng cần bù dòng tiền để tránh nguy cơ mất vốn thì họ sẽ tăng lãi suất chiết khấu. Mặt khác, khi rủi ro kỳ hạn tín dụng giảm xuống, các ngân hàng sẽ kêu gọi vốn và thu hút thêm khách hàng cần vay vốn bằng cách giảm lãi suất chiết khấu.
>> Xem thêm một số thông tin tài chính - đầu tư:
Bài viết trên giải đáp cho câu hỏi “lãi suất chiết khấu là gì” và cách tính lãi suất chiết khấu một cách chi tiết, đơn giản. Qua đó, Zalopay hy vọng bạn đọc sẽ hiểu thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu để đưa ra quyết định đúng đắn khi đầu tư dự án.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay