Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là quá trình Ngân hàng Trung Ương tác động làm thay đổi cung tiền với mục đích điều tiết nền kinh tế theo đúng hướng, tăng trưởng GDP và kiềm chế lạm phát. Chính sách này có tác động rộng rãi đến nhiều yếu tố như giá cả, lãi suất, tín dụng, nhu cầu tiêu dùng,…
Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra”.
>>> Xem thêm:
Chính sách tiền tệ mở rộng (hay chính sách nới lỏng tiền tệ) là quá trình ngân hàng trung ương bơm cung tiền ở mức lớn hơn bình thường để thúc đẩy kinh tế. Từ đó lãi suất giảm xuống, dẫn đến tăng tổng cầu, cá nhân hay tổ chức sẽ thúc đẩy chi tiêu và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này khiến quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ngoài ra, lượng tiền tệ lưu thông tăng cũng kích thích thị trường chứng khoán sôi động hơn.
Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện 1 trong 3 cách hoặc đồng thời 2 hoặc 3 cách sau đây cùng 1 lúc:
Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhằm kích thích phục hồi nền kinh tế. Vì vậy chính sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống suy thoái.
>>> Tham khảo thêm:
Chính sách tiền tệ thu hẹp (hay chính sách tiền tệ thắt chặt) là quá trình ngân hàng trung ương giảm cung tiền nhằm mục đích kiềm chế lạm phát. Khi đó, lãi suất vay tăng cao, cá nhân và các tổ chức dè dặt hơn trong việc chi tiêu và đầu tư, làm tổng cầu giảm xuống, khiến mức giá chung cũng giảm xuống. Chính sách tiền tệ thu hẹp được áp dụng khi nền kinh tế của quốc gia có sự phát triển thái quá và lạm phát ngày càng gia tăng. Vì vậy chính sách tiền tệ thu hẹp đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát. Ngoài ra, nguồn cung tiền trong lưu thông giảm sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư, từ đó tác động đến thị trường chứng khoán.
Để thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp, Ngân hàng Trung ương thường áp dụng các biện pháp như sau để làm giảm mức cung tiền:
Tùy vào tình hình hoạt động của nền kinh tế cũng như các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo từng thời kỳ phát triển, mà Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện 1 trong 2 chính sách tệ tiền nói trên nhằm mục tiêu mang đến sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước.
Tham khảo thêm:
Dù thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp, thì mục đích cuối cùng đều hướng tới ổn định giá thị trường, kiểm soát lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp và ổn định và phát triển nền kinh tế.
Ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ, nhằm loại bỏ vấn đề biến động giá. Nó còn giúp Nhà nước hoạch định các mục tiêu phát triển kinh tế một cách hiệu quả. Giá cả ổn định sẽ tạo môi trường đầu tư an toàn, duy trì giá trị tiền tệ và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Điều này hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, giúp thu hút thêm nguồn vốn, tạo điều kiện cho việc tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.
Xem thêm: FDI là gì? Ưu nhược điểm và tác động của FDI đến GDP Việt Nam
Lạm phát là tình trạng giá hàng hóa chung tăng cao và đồng tiền bị giảm giá trị. Điều này khiến việc trao đổi hàng hóa trong nước và trao đổi hàng hóa với quốc tế trở nên khó khăn. Ngân hàng Nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ để bình ổn giá cả hàng hóa, giá cả thị trường, từ đó kiểm soát được lạm phát. Mức lạm phát cần được duy trì ở mức thấp và ổn định là lý tưởng nhất.
Thị trường tài chính là nơi giao dịch các nguồn lực, khối tài sản dưới dạng tiền tệ hay chuyển giao quyền sở hữu (cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,...). Nếu tình trạng khủng hoảng tài chính diễn ra, khả năng lưu thông tiền tệ trong thị trường tài chính sẽ bị tác động tiêu cực, gây tổn thất cho các khoản vay, trái phiếu dài hạn, từ đó giảm quy mô hoạt động kinh tế. Ổn định thị trường tài chính thường được hỗ trợ bởi lãi suất bình ổn.
Xem thêm: Tiền là gì? Tìm hiểu chức năng và cách đo lường tiền tệ
Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế. Dựa vào sự điều chỉnh khối lượng cung tiền, chính sách này tác động tới lãi suất và tổng cầu. Từ đó gia tăng đầu tư, tăng sản lượng chung và tăng GDP. Đây chính là dấu hiệu của tăng trưởng kinh tế.
Tạo ra công ăn việc làm là mục tiêu của tất cả các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ tác động làm tăng cung tiền, giúp mở rộng quy mô của nền kinh tế. Các doanh nghiệp tăng cường sản xuất nên cần nhiều nhân công hơn, từ đó tạo nhiều việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp giảm đồng nghĩa phải chấp nhận việc gia tăng tỷ lệ lạm phát ở mức nhất định.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước phải kết hợp hiệu quả các công cụ tiền tệ để kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp không vượt mức cho phép, đồng thời đảm bảo nền kinh tế ổn định và tăng trưởng.
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho Ngân hàng thương mại theo các hình thức như: chiết khấu giấy tờ có giá; cho vay trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.
Ưu điểm của công cụ tái cấp vốn là các khoản cho vay của Ngân hàng Nhà nước đều được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá vì chúng có khả năng tự thanh toán. Đồng thời công cụ tái cấp vốn có tính chất chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước bị thụ động khi cung ứng tiền tệ, vì việc vay hay không vay nằm ở Ngân hàng thương mại.
Xem thêm: Top 5 đơn vị cho vay tiêu dùng trả góp online, không thế chấp
Lãi suất là công cụ linh hoạt, được Ngân hàng Nhà Nước sử dụng phổ biến để điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và quy định lãi suất cơ bản. Việc công bố lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước là cơ sở cho các ngân hàng thương mại xác định lãi suất cho vay. Từ lãi suất này sẽ tác dụng điều chỉnh lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi của các Ngân hàng thương mại.
Cụ thể, khi không đủ lượng tiền dự trữ đáp ứng nhu cầu rút tiền bất thường của khách hàng, Ngân hàng Thương mại sẽ vay với lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước. Nếu lãi suất chiết khấu này tăng, Ngân hàng Thương mại có thể dè chừng, từ đó khiến nguồn cung tiền trong thị trường giảm. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm, Ngân hàng Thương mại sẽ vay nhiều hơn, từ đó cung tiền sẽ tăng lên.
>>> Xem thêm:
Tỷ giá hối đoái là tương quan giữa sức mua nội tệ và sức mua ngoại tệ. Nó tác động đến xuất nhập khẩu, trao đổi ngoại tệ và dự trữ ngoại tệ. Về bản chất tỷ giá hối đoái không làm thay đổi lượng cung tiền trong nước. Tuy nhiên, nó có tác động đến dự trữ ngoại hối, cán cân thanh toán quốc tế và thu hút đầu tư. Do đó, nó được coi lại là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh tỷ giá hối đoái khi muốn điều chỉnh lượng cung tiền bằng ngoại tệ:
>>> Xem thêm: Chu kỳ kinh tế là gì? Nên đầu tư gì trong các giai đoạn chu kỳ kinh tế?
Đây là hoạt động mà Ngân hàng Trung ương mua hoặc bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu,.... Điều này giúp điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, làm ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại. Từ đó tác động lên khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng ra thị trường, dẫn đến làm tăng (trong trường hợp mua) hay giảm (trong trường hợp bán) khối lượng tiền tệ.
Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng nhất giúp nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế. Chính sách này góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả hàng tiêu dùng, ổn định được thị trường vàng, thị trường ngoại hối,… từng bước giúp phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế. Ngoài ra, đây cũng là công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát được hoạt động của các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng trên toàn quốc.
Từ năm 2023 trở đi, nền kinh tế gặp nhiều bất ổn do những căng thẳng về chính trị giữa các nền kinh tế lớn, như xung đột Israel - Hamas, xung đột Nga - Ukraine hay hệ lụy của Covid-19 để lại. Không chỉ đứng trước khó khăn về giao thương trên thị trường quốc tế, tình trạng lạm phát kéo dài trong nước cũng khiến nền kinh tế Việt Nam chững lại và có thời kỳ khủng hoảng nặng nề.
Nguyên nhân của lạm phát là do sự tăng đột biến sức cầu hậu Covid-19 nhưng các nguồn cung lớn về năng lượng và chuỗi cung ứng dừng như bị đứt gãy, từ đó mức giá tăng liên tục và kèm theo là mất giá trị của tiền tệ. Đến năm giữa năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi nhưng chưa đạt mức kỳ vọng, nhu cầu tín dụng vẫn còn yếu, nguồn vốn đầu tư nước ngoài hay xuất khẩu lại không mấy khả quan đang làm tổng cầu trong nước sụt giảm.
>>> Xem thêm: Tổng quan về thị trường vốn
Đứng trước khó khăn, ngân hàng nhà nước đã phối hợp các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa cùng các chính sách vĩ mô khác nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, bình ổn giá trị tiền tệ lưu thông. Cụ thể như sau:
Sau một loạt những chính sách kích cầu, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc từ đầu năm 2024. Cụ thể, tình trạng lạm phát đã được kiểm soát tốt, các hoạt động kinh doanh cũng dần tăng trưởng, kích thích lượng tiền lưu thông ổn định hơn.
Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng tín dụng vẫn chưa đạt được kỳ vọng, tình trạng nợ xấu vẫn còn tiếp diễn trong năm 2024. Theo định hướng của nhà điều hành, Chính sách tiền tệ nới lỏng vẫn sẽ tiếp tục được duy trì nhằm kích thích đà tăng trưởng kinh tế. Bám sát Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của chính phủ, NHHH sẽ tăng mức tín dụng khoảng 15% năm 2024 và linh hoạt điều chỉnh trong từng thời kỳ thực tế. Bên cạnh đó, một số giải pháp cũng được tăng cường như kiểm soát tỷ lệ an toàn vốn, vốn vay dài hạn và cho phép tăng dư nợ dựa trên năng lực của tổ chức nhằm đáp ứng cung cầu, và phục hồi nền kinh tế.
>>> Tham khảo:
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng góp phần vào việc ổn định và tăng trưởng kinh tế. Bài viết trên đây của Zalopay đã chia sẻ chi tiết về chính sách tiền tệ là gì, công cụ của chính sách tiền tệ và mục tiêu của chính sách này trong nền kinh tế. Nếu còn thắc mắc bất kỳ vấn đề liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay