Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Chứng khoán phái sinh là gì? Những quy định về đầu tư tránh rủi ro

Bên cạnh đầu tư cổ phiếu trên thị trường cơ sở, thị trường chứng khoán còn một kênh đầu tư khác đó là chứng khoán phái sinh. Đây là thị trường còn khá mới mẻ với những nhà đầu tư F0. Vậy chứng khoán phái sinh là gì? Hãy cùng ZaloPay tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây.

Chứng khoán phái sinh là gì? Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là những hợp đồng mang tính chất "đặt cược" vào giá trị của một tài sản cơ sở (chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, kim loại, v.v.) vào một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Giá trị của hợp đồng phái sinh phụ thuộc vào biến động giá của tài sản cơ sở. Do đó, nhà đầu tư có thể kiếm lời nếu dự đoán chính xác xu hướng giá của tài sản cơ sở và ngược lại.

>>> Tham khảo thêm một số thuật ngữ mà bạn nên biết khi bắt đầu đầu tư chứng khoán: FOMO là gì, IPO là gì, chỉ số VNIndex, Margin là gì, Beta là gì, ROA là gì, ETF là gì, P/E là gì,…

Chứng khoán phái sinh là gì? Ví dụ về chứng khoán phái sinh
Nguồn: dautuhanghoa.vn

Hãy tưởng tượng bạn đang đặt cược vào giá cà phê, vàng hay cổ phiếu trong tương lai. Đó chính là bản chất của chứng khoán phái sinh.

Ví dụ:

  • Giá cà phê hiện tại là 45.000 đồng/kg. Bạn dự đoán giá sẽ tăng lên 50.000 đồng/kg sau 3 tháng.
  • Bạn mua hợp đồng tương lai cho 1 tấn cà phê với giá 45.000 đồng/kg.
  • 3 tháng sau, giá cà phê tăng lên 50.000 đồng/kg. Bạn bán hợp đồng đã mua, lãi 5 triệu đồng.

Hoặc ngược lại:

  • Giá cà phê hiện tại là 45.000 đồng/kg. Bạn dự đoán giá sẽ giảm xuống 40.000 đồng/kg sau 3 tháng.
  • Bạn bán hợp đồng tương lai cho 1 tấn cà phê với giá 45.000 đồng/kg.
  • 3 tháng sau, giá cà phê giảm xuống 40.000 đồng/kg. Bạn mua cà phê với giá 40.000 đồng/kg để hoàn thành hợp đồng, lãi 5 triệu đồng.

>> Tham khảo thêm:

Phân loại chứng khoán phái sinh đang được triển khai trên thị trường Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, chứng khoán phái sinh được chia thành 4 loại chính:

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là chứng khoán phái sinh được giao dịch theo hình thức thỏa thuận. Hợp đồng xác nhận cam kết giữa các bên trong giao dịch mua/bán tài sản cơ sở theo mức giá vào ngày được xác định cụ thể trong tương lai.

Ví dụ, bạn ký hợp đồng mua 1 tấn cà phê vào 3 tháng sau với giá 45.000 đồng/kg, dù giá cà phê lúc đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn.

>>> Xem thêm: 

Hợp đồng tương lai

Đây là phiên bản nâng cấp của hợp đồng kỳ hạn, được niêm yết và giao dịch sôi nổi trên Sở giao dịch chứng khoán. Ví dụ phổ biến là hợp đồng tương lai VN30 (dự đoán xu hướng thị trường chứng khoán) hay Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (lợi ích trái phiếu).

Hợp đồng quyền chọn

Chính là xác nhận quyền và nghĩa vụ của bên mua, bên bán thực hiện giao dịch một trong hai giao dịch bao gồm:

  • Mua/bán tài sản cơ sở được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày cụ thể trong tương lai.
  • Thanh toán chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm ký kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở vào một ngày cụ thể trong tương lai.

Ví dụ, bạn mua quyền chọn mua 1 tấn cà phê với giá 45.000 đồng/kg, nếu giá cà phê tăng cao hơn 45.000 đồng, bạn có thể mua để kiếm lời. Còn nếu giá thấp hơn, bạn không cần mua.

>>> Xem thêm: Rút tiền từ thẻ tín dụng là gì? Biểu phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng mới nhất

Hợp đồng hoán đổi

Giống như "trao đổi" dòng tiền từ các khoản đầu tư. Ví dụ, bạn hoán đổi dòng tiền từ trái phiếu chính phủ sang cổ phiếu, nhằm giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

Hiện nay, thị trường Việt Nam đang triển khai Hợp đồng tương lai chỉ số VN30, Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và sắp tới là Hợp đồng tương lai HNX30. Đây là những sản phẩm phái sinh tiềm năng, giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư, phòng ngừa rủi ro và gia tăng lợi nhuận.

>>> Tham khảo thêm:

  • Thẻ ghi nợ là gì? Phân loại, chức năng và lưu ý cho người mới sử dụng
  • CIC là gì? Hướng dẫn cách xóa nợ xấu trên CIC
  • Chỉ số CPI là gì? Cách tính chỉ số CPI chính xác nhất

Điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh

Để được phép kinh doanh "hợp pháp" trên thị trường này, các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ cần lưu ý đảm bảo những điều kiện sau:

Đối với công ty chứng khoán

  • Nền tảng vững chắc:
    • Điều kiện tiên quyết là bạn cần được cấp phép hoạt động tất cả các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, minh chứng cho năng lực và uy tín trong lĩnh vực tài chính.
    • Vốn điều lệvốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán phải đạt mức tối thiểu theo quy định:
      • 800 tỷ đồng cho hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh.
      • 600 tỷ đồng cho hoạt động tự kinh doanh chứng khoán phái sinh.
      • 250 tỷ đồng cho hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh.
      • 800 tỷ đồng cho trường hợp thực hiện cả ba hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
  • Hệ thống quản trị chuyên nghiệp:
    • Yêu cầu về kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro là tối quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh minh bạch, an toàn và hiệu quả.
    • Đội ngũ nhân sự gồm Giám đốc (Tổng Giám đốc) và Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) dày dặn kinh nghiệm, am hiểu thị trường chứng khoán phái sinh, cùng với tối thiểu 05 nhân viên có chứng chỉ hành nghề và chuyên môn cho mỗi hoạt động kinh doanh sẽ là chìa khóa cho sự thành công.
  • Sức khỏe tài chính vững vàng:
    • Công ty chứng khoán cần trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định, đảm bảo khả năng thanh toán và xử lý rủi ro hiệu quả.
    • Tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu phải đạt 220% trong 12 tháng liên tục gần nhất, thể hiện tiềm lực tài chính mạnh mẽ.
    • Kết quả hoạt động kinh doanh không lỗ trong 2 năm gần nhất là minh chứng cho năng lực vận hành hiệu quả và khả năng sinh lời bền vững.
    • Báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét có ý kiến kiểm toán chấp thuận toàn phần, thể hiện tính minh bạch và tin cậy trong hoạt động tài chính.
  • Uy tín và tuân thủ pháp luật:
    • Công ty chứng khoán không được phép đang trong quá trình tổ chức lại, giải thể, phá sản hoặc bị đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

>>> Xem thêm: 

Đối với công ty quản lý quỹ

  • Vốn chủ sở hữu tối thiểu 25 tỷ đồng: Đây là nền tảng tài chính vững chắc để công ty quản lý quỹ vận hành hiệu quả và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
  • Đội ngũ nhân sự chuyên môn cao: Giám đốc (Tổng Giám đốc) và Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) am hiểu thị trường chứng khoán phái sinh, cùng với tối thiểu 05 nhân viên có chứng chỉ hành nghề và chuyên môn cho hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh sẽ là chìa khóa cho sự thành công.
  • Đáp ứng các yêu cầu về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, trích lập dự phòng, tỷ lệ vốn khả dụng, kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính như công ty chứng khoán.

>>> Xem thêm: Cách đọc báo cáo tài chính chứng khoán dành cho người mới

Ưu nhược điểm của chứng khoán phái sinh

Ưu điểm

  • Đa dạng sản phẩm: Chứng khoán phái sinh mang đến danh sách đầu tư phong phú với nhiều sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu và khả năng của từng nhà đầu tư.
  • Thanh khoản cao: Khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng và nhanh chóng hơn so với các loại tài sản khác, giúp nhà đầu tư linh hoạt trong việc giải ngân khi cần thiết.
  • Cơ hội sinh lời lớn: Biến động thị trường chính là cơ hội để nhà đầu tư cần phải nắm bắt và gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi khả năng phân tích và ra quyết định đầu tư nhạy bén.
  • Bảo vệ tài sản: Chứng khoán phái sinh được xem như công cụ phòng hộ hiệu quả, giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro cho các khoản đầu tư khác và tối ưu hóa danh mục đầu tư.

Nhược điểm

  • Rủi ro cao: Mức độ rủi ro tiềm ẩn trong chứng khoán phái sinh cao hơn nhiều so với các loại tài sản truyền thống. Do đó, nhà đầu tư cần có kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản trị rủi ro tốt để hạn chế thiệt hại.
  • Biến động mạnh: Giá trị chứng khoán phái sinh dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như biến động thị trường, tâm lý nhà đầu tư, tin tức,... đòi hỏi nhà đầu tư phải theo dõi sát sao thị trường và cập nhật thông tin liên tục.
  • Chi phí cao: Chi phí giao dịch chứng khoán phái sinh thường cao hơn so với các loại tài sản khác, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư.

>>> Xem thêm: 

Phân biệt giao dịch chứng khoán phái sinh (HĐTL) và giao dịch cổ phiếu

Đặc điểm

Chứng khoán phái sinh (Hợp đồng tương lai)

Giao dịch cCổ phiếu

Đáo hạn

Ngày đáo hạn phái sinh là ngày giao dịch cuối cùng các sản phẩm hợp đồng phái sinh.

Cổ phiếu không có thời gian đáo hạn xác định.

Cách mua

Chứng khoán phái sinh có hệ thống bảng giá riêng. Thực hiện lệnh mua (long) nếu nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số tăng và ngược lại thực hiện lệnh bán (short) nếu dự đoán chỉ số sẽ giảm.

Đặt lệnh mua cổ phiếu trên hệ thống bảng giá mà bạn kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai.

Cơ chế thanh toán

Không nhất thiết bạn phải có đủ toàn bộ số tiền mà chỉ cần đảm bảo số tiền ký quỹ theo quy định. 

Khi mua cổ phiếu trên thị trường cơ sở cần phải có đủ số tiền giao dịch. 

>>> Xem thêm: 

Việc thanh toán hàng ngày diễn ra như thế nào?

Khác biệt so với thị trường chứng khoán truyền thống, thanh toán trong thị trường chứng khoán phái sinh diễn ra theo cơ chế "ngay và luôn". Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi lỗ phát sinh từ các vị thế giao dịch mỗi ngày.

Quy tắc thanh toán:

  • Nhà đầu tư lỗ ròng: Buộc phải thanh toán đầy đủ số lỗ phát sinh tối đa trước 9h sáng ngày hôm sau.
  • Nhà đầu tư lãi ròng: Sẽ nhận được toàn bộ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.

Cách tính toán lãi/lỗ:

  • Hợp đồng tương lai: Lãi/lỗ được tính toán dựa trên giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai đó.
  • Hợp đồng tương lai chỉ số đến ngày đáo hạn: Lãi/lỗ được tính toán dựa trên giá đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai chỉ số đó.

>>> Xem thêm: 

Quy mô hợp đồng được tính toán như thế nào?

Nói một cách đơn giản, quy mô hợp đồng chính là giá trị thực tế của hợp đồng tương lai, được tính toán dựa trên công thức sau:

Quy mô hợp đồng = Giá Hợp đồng tương lai * Hệ số nhân

Giải thích các yếu tố:

  • Giá Hợp đồng tương lai: Mức giá hiện tại của hợp đồng phái sinh, được xác định bởi cung cầu trên thị trường.
  • Hệ số nhân: Giá trị cố định được quy định cho mỗi loại hợp đồng phái sinh, nhằm chuẩn hóa giá trị giao dịch và tạo điều kiện so sánh giữa các sản phẩm khác nhau.

Ví dụ: Hợp đồng tương lai VN30 với giá 1.000.000 đồng/hợp đồng và hệ số nhân 30

=> Quy mô hợp đồng = 1.000.000 * 30 = 30.000.000 đồng.

Điều này có nghĩa là nhà đầu tư khi mua/bán 1 hợp đồng tương lai VN30 sẽ tương đương với việc đầu tư/thanh lý 30.000.000 đồng giá trị tài sản cơ sở (chỉ số VN30) tại thời điểm đáo hạn.

>>> Xem thêm:

Một số lưu ý khi đầu tư chứng khoán phái sinh

Thị trường chứng khoán phái sinh mở ra cánh cửa đầu tư đầy tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Để có thể thành công trên thị trường này, nhà đầu tư cần trang bị cho mình những điều sau:

  • Nắm vững bản chất, đặc điểm và cơ chế hoạt động của các sản phẩm phái sinh. Đồng thời cập nhật liên tục thông tin thị trường, tin tức kinh tế và chính sách liên quan.
  • Ưu tiên công ty môi giới có nhiều năm kinh nghiệm, uy tín, hệ thống giao dịch hiện đại và nền tảng hỗ trợ chuyên nghiệp.
  • Lên kế hoạch đầu tư rõ ràng, phân bổ vốn hợp lý, sử dụng lệnh cắt lỗ (Stop Loss) và kiểm soát cảm xúc trước biến động thị trường.
  • Tuân thủ chiến lược đầu tư đã đề ra, không giao dịch theo đám đông và kiên trì học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để đạt được thành công lâu dài.

>>> Tham khảo thêm: 

Giải đáp một số thắc mắc về chứng khoái phái sinh mà bạn cần phải biết

Có nên đầu tư vào chứng khoán phái sinh không?

Chứng khoán phái sinh là một trong các kênh đầu tư được khá nhiều người quan tâm vì tiềm năng sinh lời cao. Những ưu điểm dưới đây là nền tảng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định một cách hợp lý:

  • Phòng hộ hoặc giảm nhẹ rủi ro trong các tài sản cơ sở
  • Chứng khoán phái sinh cung cấp đòn bẩy cao giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận nhanh chóng.
  • Nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận bất chấp khi thị trường cơ sở tăng hay giảm.
  • Giao dịch T0 linh hoạt, không bị giới hạn số lượng.
  • Thanh khoản cao.

>>> Xem thêm: 

Thị trường chứng khoán phái sinh sẽ phù hợp với ai?

Thị trường chứng khoán phái sinh sẽ phù hợp với ai?
Nguồn: thuvienphapluat.vn

Dựa vào vị thế và mục đích đầu tư mà thị trường chứng khoán phái sinh sẽ phù hợp với các nhà đầu tư sau:

  • Nhà đầu tư không có ý định tham gia thị trường cơ sở nhưng muốn tận dụng sự tăng/giảm chỉ số thị trường cơ sở để thu được lợi nhuận trong ngắn hạn.
  • Nhà đầu tư có nhu cầu giao trên thị trường cơ sở và muốn sử dụng chứng khoán phái sinh làm công cụ để giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư.
  • Nhà đầu tư có tham gia mua/bán đồng thời một hay nhiều loại chứng khoán phái sinh với mục đích hạn chế chênh lệch giá và tận dụng chênh lệch giá giữa các hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận phi rủi ro.

>>> Tham khảo thêm: 

Các bước đầu tư chứng khoán phái sinh an toàn dành cho người mới

Về cơ bản, có 4 bước bạn cần thực hiện khi lần đầu tiên đầu tư chứng khoán phái sinh:

  • Bước 1: Mở tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh
  • Bước 2: Nộp tiền ký quỹ
  • Bước 3: Cài đặt ứng dụng giao dịch trên điện thoại hoặc truy cập website của công ty chứng khoán mà bạn mở tài khoản
  • Bước 4: Bắt đầu giao dịch

Các công ty chứng khoán phái sinh uy tín tại Việt Nam

Để tham gia thị trường chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư nên lựa chọn những công ty chứng khoán uy tín và có tên tuổi trên thị trường. Dưới đâu là danh sách những công ty chứng khoán hỗ trợ giao dịch chứng khoán phái sinh hàng đầu tại Việt Nam:

  • Công ty chứng khoán VPS
  • Công ty chứng khoán VNDirect (VND)
  • Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) 
  • Công ty chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS)
  • Công ty chứng khoán Bản Việt
  • Công ty chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
  • Công ty chứng khoán MB (MBS)
  • Công ty chứng khoán Rồng Việt
  • Công ty chứng khoán ACB
  • Công ty chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
  • Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI)
  • Công ty chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam)

Bạn đang muốn tham gia vào thị trường chứng khoán? Zalopay sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của bạn. Với sản phẩm Tài Khoản Chứng Khoán được cung cấp bởi DNSE trên nền tảng Zalopay, hỗ trợ đầu tư chỉ từ 01 cổ phiếu, việc đầu tư chứng khoán trở nên dễ dàng hơn với mọi người. Sau đây là cách mở tài khoản đầu tư chứng khoán trên Zalopay miễn phí:

  • Bước 1: Chọn biểu tượng “Tài Khoản Chứng Khoán” trên màn hình chính Zalopay hoặc tại mục “Tất cả”.
  • Bước 2: Chọn “Đăng ký tài khoản” trên màn hình chính của Tài Khoản Chứng Khoán.
  • Bước 3: Kiểm tra và cập nhật thông tin chi tiết, sau đó bấm “Xác nhận”.
  • Bước 4: Đọc và xác nhận bằng cách ấn “Ký hợp đồng”.
  • Bước 5: Nhập mã PIN Zalopay hoặc xác thực bằng sinh trắc học.
  • Bước 6: Hoàn tất đăng ký và chờ kết quả.
Mở Tài khoản chứng khoán hoàn toàn miễn phí trên Zalopay

>> Có thể bạn quan tâm:

Như vậy bài viết trên Zalopay đã giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về thắc mắc chứng khoán phái sinh là gì và tổng quan cách thức giao dịch tại thị trường chứng khoán phái sinh. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp bạn có thể thành công trong con đường phát triển tài chính cá nhân.

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay