Thẻ ghi nợ là gì? Phân loại, chức năng và lưu ý cho người mới sử dụng

Thẻ ghi nợ - debit card là loại thẻ căn bản được ngân hàng phát hành, cho phép chủ sở hữu sử dụng để thanh toán thay tiền mặt. Phạm vi thanh toán giao dịch chỉ nằm trong số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán.
Hiểu một cách đơn giản hơn, bạn sẽ chi tiêu trong khoản tiền bạn có trong tài khoản (Trừ các khoản phí dịch vụ nếu có). Hiện nay, bạn có thể sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán online trên các website thương mại điện tử hay trực tiếp tại POS trong siêu thị, trung tâm thương mại.
Thẻ ghi nợ có phải thẻ ATM không? Về cơ bản, thẻ ghi nợ có đầy đủ tính năng của thẻ thanh toán như: rút tiền, chuyển tiền vào tài khoản khác, thanh toán online, thanh toán tại quầy với máy POS, xem số dư khả dụng,... Vì thế, thẻ ghi nợ còn được gọi là thẻ ATM/ thẻ thanh toán.
Đặc điểm thẻ ghi nợ:
Sau khi mở tài khoản tại ngân hàng, khách hàng có nhu cầu lấy thẻ debit card vật lý, sẽ được cung cấp một thẻ làm từ chất liệu nhựa có ghi những thông tin sau:
- Số thẻ ghi nợ: Đây là dãy số được in trực tiếp lêntrên mặt trước của thẻ, gồm có 16 chữ số.
- Tên chủ thẻ: Họ và tên đầy đủ của khách hàng.
- Thời gian hiệu lực thẻ: Mỗi thẻ ghi nợ đều có thời gian sử dụng được ghi rõ ràng trên thẻ, thường dao động từ 5 -10 năm tùy ngân hàng. Nếu thẻ hết hạn, bạn cần đến trực tiếp ngân hàng để gia hạn.
- Số CVV/CCS: 3 chữ số được in trên mặt sau của thẻ. Đây là mã số bảo mật của thẻ.
>>> Xem thêm:
- CDM là gì? Những ngân hàng có máy CDM
- Nên làm thẻ ngân hàng nào? Miễn phí làm thẻ ATM, giao dịch tốt
- Bao nhiêu tuổi được làm thẻ ngân hàng? Quy định luật 2024

Tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay hầu hết đều cung cấp đến khách hàng 2 loại thẻ ghi nợ là: thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế. Để hiểu rõ về từng loại thẻ mời bạn theo dõi tiếp nội dung dưới đây.
Tiêu chí | Thẻ ghi nợ nội địa | Thẻ ghi nợ quốc tế |
Phạm vi sử dụng | Chỉ giao dịch trong nước | Có thể giao dịch trong và ngoài nước |
Mức phí | Mức phí thường niên: 50.000 - 100.000 đồng Mức phí phát hành thẻ: 30.000 - 50.000 đồng Mức phí duy trì thẻ: 20.000 - 50.000 đồng (Một số ngân hàng miễn phí khoản này) | Mức phí duy trì và thường niên của thẻ ghi nợ quốc tế thường cao hơn so với thẻ nội địa |
Hạn mức | Hạn mức rút tiền tại ATM: 50 triệu đồng/ngày Hạn mức thanh toán: 100 triệu đồng/ngày | Hạn mức rút tiền: 100 - 200 triệu đồng/ngày Hạn mức thanh toán: 100 - 200 triệu đồng/ngày |
Hình thức thánh toán | Thanh toán trực tiếp Thanh toán online các hóa đơn, dịch vụ trong nước | Thanh toán trực tiếp Thanh toán online các hóa đơn, dịch vụ trong nước và quốc tế |
Chương trình khuyến mãi | Thông thường rất ít các khuyến mãi đi kèm | Có nhiều khuyến mãi hơn (tích điểm, voucher,...) |
Dấu hiệu nhận biết | Có thương hiệu Napas, không có mã CVV ở mặt sau | Có thương hiệu VISA/Mastercard, có mã CVV ở mặt sau |
Lưu ý: Tùy thuộc vào chính sách các ngân hàng mà mức phí dịch vụ, phát hành thẻ, thường niên và các hạn mức giao dịch sẽ khác nhau. Khách hàng nên đến trực tiếp điểm giao dịch ngân hàng để được tư vấn chính xác nhất.
Xem thêm:
- Cách làm thẻ VISA nhanh chóng, hướng dẫn chi tiết
- Phí thường niên là gì? Cập nhật biểu phí mới nhất tại các ngân hàng
Để hiểu rõ hơn về thẻ ghi nợ là thẻ gì thì bạn chỉ cần nắm được các chức năng của loại thẻ này. Theo đó, những chức năng chính mà thẻ này đem đến cho người sử dụng bao gồm:
- Thanh toán: Bạn có thể sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán trực tiếp các quầy giao dịch hoặc thanh toán online.
- Tra cứu số dư và lịch sử giao dịch: Khách hàng có thể truy vấn số dư tài khoản tại các máy ATM và lịch sử giao dịch thông qua dịch vụ Internet banking hay sao kê.
- Rút tiền mặt: Khách hàng có thể rút tiền từ thẻ ghi nợ tại các điểm ATM, ngân hàng hay những nơi hỗ trợ rút tiền mặt qua thẻ.
- Gửi tiết kiệm: Đối với một số cây ATM hiện đại, người dùng có thể gửi tiền tiết kiệm có kì hạn trực tiếp tại ATM mà không cần đến phòng giao dịch. Sau đó, truy cập ứng dụng của ngân hàng để theo dõi và quản lý tài khoản.
- Chuyển khoản: Bạn có thể thực hiện chuyển khoản thông qua thẻ ghi nợ tại máy ATM hoặc thông qua Internet banking trên điện thoại.
- Truy vấn số dư - sao kê: Người dùng có thể theo dõi, kiểm tra số dư khả dụng trên Mobile Banking hoặc đến trực tiếp phòng giao dịch để tiến hành in sao kê theo yêu cầu.
Xem thêm:
- Cách rút tiền bằng mã QR không cần thẻ nhanh chóng, tiện lợi
- Gửi tiết kiệm online có an toàn không? Nên gửi tiết kiệm online hay tại quầy?

Sử dụng thẻ ghi nợ đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người bởi những tiện ích mà loại thẻ này đem lại. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập mà bạn cũng nên biết để quá trình sử dụng không gặp phải tình huống bất lợi nào. Dưới đây, ZaloPay sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn về các ưu - nhược điểm của thẻ ghi nợ.
Ưu điểm
- Thanh toán nhanh chóng mọi lúc: Bạn có thể sử dụng thẻ thanh toán 24/7.
- Tính bảo mật cao: Thẻ ghi nợ có gắn thẻ chip EMV và sử dụng mã PIN để bảo vệ an toàn thông tin. Mỗi khách hàng sẽ được cung cấp một số tài khoản riêng, giúp bạn theo dõi số tiền và các giao dịch của mình.
- Nhỏ gọn, tiện lợi: So với việc cầm tiền mặt, thì sử dụng thẻ ghi nợ tiện lợi hơn. Nhất là khi bạn cầm một khoản tiền mặt lớn thì rủi ro mất cắp, bị rơi, thanh toán nhầm dễ xảy ra hơn.
- Được hưởng lãi suất từ số tiền trong thẻ: Nhiều ngân hàng hiện nay còn trả lãi cho số tiền trong thẻ cho người dùng theo mức lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Nhược điểm
- Phải nạp tiền trước khi sử dụng: Khách hàng cần chuyển tiền vào tài khoản thì mới có thể thanh toán và sử dụng các dịch vụ khác. Thẻ sẽ không có tính năng ghi nợ theo phương thức, tức chi tiêu trước trả tiền sau như loại thẻ tín dụng.
- Chi tiêu trong hạn mức tiền trong thẻ: Bạn không thể chi tiêu vượt khỏi số tiền có trong thẻ. Ngoài ra đa phần các ngân hàng đều yêu cầu giữ lại tối thiểu 50.000 đồng trong tài khoản.
>>> Xem thêm: Quẹt thẻ tín dụng lấy tiền mặt có mất phí không? Mẹo dùng thẻ thông minh
Mặc dù việc sử dụng thẻ để thanh toán và chuyển tiền đã trở nên phổ biến nhưng không ít người vẫn nhầm giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, đặc biệt là những khách hàng mới. Dưới đây là bảng so sánh hai loại thẻ này để giúp bạn hiểu được thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì.
Thẻ ghi nợ | Thẻ tín dụng | |
Điểm chung |
| |
Chức năng | Thanh toán, tra cứu số dư và lịch sử giao dịch, rút tiền mặt và chuyển khoản | Không thể chuyển khoản Chi tiêu trước trả tiền sau, rút tiền mặt và trả góp lãi suất từ 0% - 1% |
Cấu tạo thẻ | Mặt trước của thẻ có ghi dòng chữ “Debit”, logo ngân hàng và logo tổ chức liên kết ( Visa, Mastercard). Mặt sau có một dải băng từ đã được mã hóa thông tin thẻ. | Mặt trước có chữ “Credit” (một số ngân hàng có thể không ghi), logo ngân hàng và logo thương hiệu liên kết phát hành ( Visa, JCB, Mastercard). Mặt sau có dãy số bảo mật CVV/CVC và một ô chữ ký dành cho chủ thẻ. |
Hạn mức chi tiêu | Nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức số tiền có trong thẻ (sau khi đã trừ các phí dịch vụ, phí duy trì thẻ) Không thể thanh toán nếu không đủ tiền trong thẻ Phí sử dụng thấp, một số ngân hàng hỗ trợ miễn phí. | Khách hàng được sử dụng dịch vụ mua sắm trước, trả tiền sau và thanh toán theo thỏa thuận với ngân hàng. Hạn mức chi tiêu sẽ dựa vào hạn mức ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ. Nếu chi tiêu vượt hạn mức hoặc hoàn trả trễ thời hạn tối đa 45 ngày, người dùng phải trả thêm phí. Phí thường niên và rút tiền cao. |
Lịch sử tín dụng | Không lưu vào lịch sử tín dụng người dùng | Lưu vào lịch sử tín dụng, nếu nợ xấu/nợ quá hạn có thể ảnh hưởng đến việc mở thẻ khác hoặc vay vốn. |
Điều kiện làm thẻ | Chỉ cần CMND/CCCD còn hiệu lực sử dụng | Khách hàng cần có hồ sơ chứng minh thu nhập, phải đảm bảo có công việc ổn định, sao kê thu nhập trung bình mỗi tháng, hợp đồng lao động và một số giấy tờ khác. |
Dựa vào bảng so sánh trên ta thấy, cả hai loại thẻ đều có những ưu nhược điểm và phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau. Đối với người dùng có nhu cầu sử dụng các hoạt động thanh toán thông thường thì thẻ tín dụng là phù hợp, còn trường hợp bạn cần tiền thanh tóan trước thì có thể tham khảo thẻ tín dụng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thời hạn và hạn mức vay của thẻ tín dụng để có thể chi trả đúng hạn, tránh nợ xấu.
Xem thêm:
- CIC là gì? Hướng dẫn cách xóa nợ xấu trên CIC
- Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND/CCCD nhanh chóng nhất
Để tránh trường hợp trường hợp trễ hạn, hãy tham khảo ngay ứng dụng ZaloPay - nền tảng thanh toán online cho phép người dùng trả các khoản vay, trả dư nợ thẻ tín dụng nhanh chóng, tiện lợi ngay trên app mà không cần phải đến ngân hàng giao dịch hay tải thêm app khác. Tính năng trả dư nợ thẻ tín dụng trên ZaloPay hỗ trợ thanh toán với hơn 50 ngân hàng và 12 công ty tài chính uy tín. Tham khảo ngay các bước dưới đây:
- Bước 1: Mở ZaloPay, chọn “Tất cả” và chọn “Trả thẻ tín dụng” trong mục “Thanh toán hóa đơn”.
- Bước 2: Chọn ngân hàng hoặc công ty tài chính cần trả.
- Bước 3: Nhập số thẻ cần trả, số tiền và tên gợi nhớ.
- Bước 4: Xác nhận thông tin, chọn “Thanh toán” và hoàn tất giao dịch.
>>> Tham khảo thêm:
- Điều kiện mở thẻ tín dụng là gì? Chi tiết cách mở thẻ tín dụng
- Trả góp qua thẻ tín dụng: Lợi ích, điều kiện và lưu ý

Khi sử dụng thẻ ghi nợ, khách hàng cần chú ý những điều sau đây để dùng thẻ một cách hiệu quả nhất:
- Luôn chú ý để bảo mật thẻ: Khách hàng tuyệt đối không được cung cấp mật khẩu thẻ ghi nợ cho người khác, không nên đặt mật khẩu bằng những dãy số quá dễ nhớ, dễ đoán, theo ngày sinh.
- Lưu ý khi làm mất thẻ: Khi bị mất thẻ, khách hàng cần lập tức gọi điện đến tổng đài của ngân hàng phát hành thẻ và yêu cầu khóa thẻ ngay. Sau đó, ra ngân hàng để thực hiện cấp lại thẻ để tránh tình trạng bị kẻ gian sử dụng thẻ.
- Chỉ thanh toán trên trang web uy tín: Trước khi thanh toán online, người dùng sẽ được yêu cầu cung cấp số thẻ, tên chủ thẻ, ngân hàng,... để liên kết hình thức thanh toán. Để đảm bảo thông tin thẻ không bị đánh cắp, bạn nên lựa chọn những web uy tín, có điều khoản rõ ràng về bảo mật thôg tin,
- Nắm rõ cách khắc phục những rủi ro phổ biến: Kẹt thẻ tại ATM, quên mã PIN, thông báo rút tiền thành công nhưng máy không ra tiền,... Có thể liên hệ với ngân hàng để xử lý.
- Phí ngân hàng: Mỗi ngân hàng sẽ có mức biểu phí khác nhau, vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng mức phí để lựa chọn ngân hàng mở thẻ phù hợp.
>>> Tham khảo thêm: 5 cách rút tiền không cần thẻ ATM nhanh chóng, đơn giản
Đăng kí tại quầy giao dịch ngân hàng
Để thực hiện đăng kí, người dùng chỉ cần chuẩn bị CMND/CCCD và một khoản phí mở thẻ theo yêu cầu của ngân hàng. Sau khi đã hoàn tất thủ tục theo hướng dẫn của nhân viên, khách hàng sẽ chờ từ 5-7 ngày để nhận thẻ và kích hoạt giao dịch là đã có thể sử dụng.
Đăng kí mở thẻ ghi nợ online
- Bước 1: Tải ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng.
- Bước 2: Tiến hành đăng ký tài khoản bằng thông tin cá nhân và xác minh danh tính.
- Bước 3: Tạo tên đăng nhập, mật khẩu và đợi xác nhận thành công từ ngân hàng.
- Bước 5: Gửi yêu cầu phát hành thẻ ghi nợ thông qua Mobile Banking và chờ xác nhận.
Đăng kí mở thẻ ghi nợ trực tiếp trên ZaloPay
Hiện nay, ZaloPay đang hỗ trợ mở thẻ ghi nợ tiện lợi, không tốn phí với chương trình mở tài khoản thanh toán Sacombank, được chọn số đẹp tùy thích và nhận ngay gói quà 1 triệu đồng sau khi đăng kí thành công. Quá trình mở thẻ ATM qua ZaloPay vừa đơn giản, có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà không cần mất nhiều thời gian, công sức di chuyển ra ngân hàng.

Để mở thẻ ATM Sacombank trên ZaloPay, hãy thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Mở ZaloPay, nhấn “Tất cả” và chọn “Mở TK ngân hàng”.

- Bước 2: Bấm nút “Mở tài khoản” hiện trên giao diện, sau đó điền các thông tin để định danh trực tuyến theo yêu cầu. Nhấn “Tiếp tục” và chờ phê duyệt trong 24 giờ.

- Bước 3: Sau phê duyệt, kiểm tra hoặc bổ sung thông tin còn thiếu và chọn mở thẻ theo nhu cầu.
- Bước 4: Nhập mã xác nhận OTP. Màn hình ứng dụng hiển thị mở thẻ thành công.
Tài khoản thanh toán và thẻ Sacombank sau khi mở thành công sẽ tự động liên kết với ZaloPay. Đồng thời, bạn sẽ nhận được mail về hợp đồng mở tài khoản thanh toán và thẻ. Đây là tài khoản ngân hàng online nên bạn có thể sử dụng ngay mà không cần phải chờ để nhận thẻ ATM vật lý như thông thường.
>>> Tham khảo thêm: Biểu phí sử dụng dịch vụ thanh toán tại ZaloPay
Ngoài Sacombank, VIB cũng là một trong những ngân hàng đối tác lớn của ZaloPay. Những khách hàng chưa có thẻ Credit Card VIB và đang sử dụng ZaloPay có thể chủ động mở thẻ trực tuyến ngay trên website của VIB với dịch vụ miễn phí, phê duyệt nhanh chóng, nhiều ưu đãi và thẻ sẽ được gửi về tận nhà. Đăng kí ngay!
Nên mở thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ?
Tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính và mục đích sử dụng của mỗi cá nhân mà có thể quyết định nên chọn mở thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ. Chi tiết dưới đây:
Khi nào nên mở thẻ tín dụng?
- Có nhu cầu mua trả góp, vay mượn để thanh toán.
- Thu nhập ổn định, có khả năng chi trả, tránh nợ xấu
- Săn ưu đãi: Thẻ tín dụng thường có nhiều ưu đãi như tích điểm, giảm giá, hoàn tiền,..
Khi nào nên mở thẻ ghi nợ?
- Tài chính ổn định, không có nhu cầu vay mượn.
- Đáp ứng nhu cầu chuyển khoản, rút tiền, thanh toán thường xuyên.
- Kiểm soát chi tiêu không vượt quá số dư sẵn có.
Thẻ ghi nợ có quẹt thẻ được không?
Người dùng hoàn hoàn có thể quẹt thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế tại các điểm giao dịch trên toàn quốc thông qua máy POS.
Ngoaif thẻ ghi nợ, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều loại thẻ hữu ích khác như: Thẻ JCB, thẻ Napas, thẻ đen (Black Card), thẻ chip, thẻ tín dụng Cashback…
Hy vọng những thông tin ZaloPay cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về thẻ ghi nợ là gì và các chức năng, ưu nhược điểm của loại thẻ này. Nếu bạn có nhu cầu mở thẻ ghi nợ Sacombank, đăng kí ngay trên ứng dụng ZaloPay để tận hưởng những ưu đãi và những tiện ích đi kèm khác nhé!
- Zalopay hợp tác cùng Cake by VPBank, mở rộng tiện ích Vay tiền nhanh ngay trên ứng dụng
- Nhận thưởng đến 1.200.000đ khi trở thành đối tác sử dụng Zalopay QR Đa Năng
- Giảm đến 50.000đ khi thanh toán Home Credit trên Zalopay
- Thẻ JCB là gì? Mở thẻ JCB nhiều ưu đãi tại ngân hàng Việt Nam
- Vay tiền mặt là gì? Top 9 kênh vay tiền mặt lãi suất thấp, uy tín, thủ tục nhanh chóng