Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Hướng dẫn cách làm thẻ ATM đơn giản nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn

Hiện nay, thẻ ATM đang ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng thay thế cho tiền mặt trong các giao dịch thường ngày. Vậy thẻ ATM là gì? Cách làm thẻ ATM như thế nào? Cần những điều kiện gì để mở thẻ ATM? Hãy cùng ZaloPay tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây.

Thẻ ATM là gì?

Thẻ ATM là loại thẻ do ngân hàng phát hành, được sử dụng để thực hiện các loại giao dịch như: rút tiền, chuyển tiền, thanh toán thông qua máy POS,... Thẻ ATM thường được làm từ chất liệu nhựa cứng, có hình chữ nhật với kích thước khoảng 8,5 x 5,5 cm. Trên hai mặt thẻ được in một số thông tin cơ bản như sau:

  • Mặt trước thẻ ATM: thường có tên và logo của ngân hàng phát hành, tên tổ chức liên kết phát hành thẻ, tên chủ thẻ, số thẻ, thời gian mở thẻ và thời gian hết hạn.
  • Mặt sau thẻ ATM: thường có một dài bằng từ (đối với thẻ ATM từ) hoặc con chip (đối với thẻ ATM chip), băng giấy để chủ thẻ ký tên.

>>> Xem thêm: 

Thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM là loại thẻ do ngân hàng phát hành được sử dụng để thực hiện nhiều giao dịch khác nhau (Nguồn: Internet)

Phân loại thẻ ATM

Hiện nay, có nhiều cách để phân loại thẻ ATM. Trong đó, có thể kể đến một số cách phổ biến như:

Phân loại thẻ ATM theo chức năng thẻ

  • Thẻ ghi nợ: Đây là loại thẻ liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng. Khách hàng phải nộp tiền vào tài khoản trước, sau đó có thể thực hiện các giao dịch trong phạm vi số dư của tài khoản.
  • Thẻ tín dụng: Đây là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong một hạn mức nhất định trước, sau đó thực hiện hoàn trả lại sau. Hạn mức của thẻ tín dụng được cấp dựa vào độ uy tín và năng lực tài chính của khách hàng.
  • Thẻ trả trước: Loại thẻ này có đặc điểm tương tự như thẻ ghi nợ, tuy nhiên lại không cần liên kết với tài khoản ngân hàng. Bạn chỉ cần nạp tiền vào thẻ rồi thực hiện các giao dịch như thông thường.

>>> Xem thêm: 

Phân loại thẻ ATM theo phạm vi lãnh thổ sử dụng

  • Thẻ ATM nội địa: Đây là loại thẻ do các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nội địa phát hành, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia nhất định. 
  • Thẻ ATM quốc tế: Đây là loại thẻ được phát hành bởi ngân hàng nội địa có liên kết với các tổ chức tín dụng quốc tế như VISA, Mastercard,... Thẻ này cho phép người dùng thực hiện giao dịch tại nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.

>>> Tham khảo thêm: 

Phân loại thẻ ATM theo công nghệ phát hành thẻ

  • Thẻ ATM từ: Đây là loại thẻ ATM có chứa một dải băng màu đen hoặc nâu ở mặt sau thẻ. Dải băng từ này chứa các thông tin chủ thẻ. Hiện nay, thẻ từ ít được sử dụng bởi độ bảo mật không cao và độ bền thấp.
  • Thẻ ATM chip: Đây là loại thẻ ATM có gắn một con chip ở mặt trước thẻ. Con chip này chứa các thông tin chủ thẻ đã được mã hóa nên có độ bảo mật cao. Đây cũng là loại thẻ ATM đang được sử dụng phổ biến hiện nay. 

>>> Tham khảo thêm: 

Điều kiện làm thẻ ATM

Mỗi tổ chức phát hành thẻ sẽ có những điều kiện để mở thẻ ATM khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung quá trình này thường yêu cầu một số điều kiện cơ bản như sau:

Đối với trường hợp chủ thẻ là cá nhân

  • Chủ thẻ phải đủ từ 18 tuổi trở lên (một số trường hợp quy định đủ từ 15 tuổi trở lên) có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên.
  • Có CCCD/CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

Đối với trường hợp chủ thẻ là tổ chức

  • Chủ thẻ là tổ chức có đủ điều kiện mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng sẽ được phép mở thẻ ATM ghi nợ. 
  • Chủ thẻ là tổ chức có pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ được phép mở thẻ ATM tín dụng và thẻ ATM trả trước.
Điều kiện làm thẻ ATM
Chủ thẻ ATM có thể là cá nhân hoặc tổ chức (Nguồn: Internet)

Thủ tục, hồ sơ làm thẻ ATM

Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định riêng về hồ sơ, thủ tục làm thẻ ATM. Trong đó bao gồm một số loại giấy tờ cơ bản như sau:

  • Giấy đề nghị phát hành thẻ ATM theo mẫu do ngân hàng quy định.
  • Trường hợp chủ thẻ là cá nhân thì cung cấp CCCD/CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp chủ thẻ là tổ chức thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập của công ty hoặc doanh nghiệp. 
  • Một số giấy tờ khác tùy theo quy định của ngân hàng và loại thẻ phát hành. Ví dụ, muốn mở thẻ ATM tín dụng thì cần cung cấp thêm bảng sao kê thu nhập trong vòng 3 tháng gần nhất,... 

3 cách làm thẻ ATM

Dưới đây là 3 cách làm thẻ ATM phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Mở thẻ trực tiếp tại ngân hàng

Khách hàng có thể đến trực tiếp các chi nhánh hoặc văn phòng giao dịch của ngân hàng để mở thẻ ATM. Khi đi bạn cần mang theo các giấy tờ tùy thân cần thiết như CCCD/CMND, hộ chiếu, giấy đăng ký kinh doanh,... Tại quầy giao dịch, nhân viên sẽ hướng dẫn bạn điền vào mẫu đơn theo quy định hoặc yêu cầu cung cấp thêm những thông tin liên quan. Sau khi hoàn tất các thủ tục, bạn sẽ nhận được thẻ ATM sau 7 - 10 ngày làm việc.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm thẻ VISA online đơn giản, nhanh chóng trong vài phút

Mở thẻ ATM online trên website

Hiện nay, một số ngân hàng còn cung cấp dịch vụ đăng ký mở thẻ ATM trực tuyến thông qua website. Cách thức này giúp bạn tiết kiệm thời gian di chuyển, đồng thời giúp quá trình mở thẻ ATM trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Mỗi ngân hàng sẽ có một website riêng biệt, vì vậy mà giao diện cũng như các nút chức năng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại, các bước để mở thẻ ATM thông qua website sẽ gồm các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào website của ngân hàng.
  • Bước 2: Chọn loại thẻ ATM muốn mở.
  • Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin mà hệ thống yêu cầu.
  • Bước 4: Chọn hình thức nhận thẻ.
  • Bước 5: Bấm xác nhận để hoàn tất đăng ký.

>>> Tham khảo thêm: 5 cách mở thẻ tín dụng online cực nhanh, không chứng minh thu nhập

Mở thẻ ATM online trên website
Mở thẻ ATM online thông qua hệ thống website của ngân hàng (Nguồn: Internet)

Mở thẻ ATM qua ứng dụng ZaloPay nhận nhiều ưu đãi

Hiện nay, nếu bạn muốn mở tài khoản ngân hàng online mà không có nhu cầu dùng thẻ vật lý, thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo dịch vụ mở tài khoản ngân hàng Sacombank trực tuyến thông qua ứng dụng ZaloPay. Quá trình mở thẻ ATM qua ZaloPay vừa đơn giản, tiện lợi, vừa cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn cho người dùng. Phương thức này giúp bạn mở thẻ ATM mọi lúc, mọi nơi mà không cần mất nhiều thời gian, công sức di chuyển ra ngân hàng.

Mở thẻ ATM qua ứng dụng ZaloPay
Mở tài khoản Sacombank bằng ứng dụng ZaloPay để nhận về nhiều gói quà hấp dẫn

Để mở thẻ ATM Sacombank trên ZaloPay, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:

Mở tài khoản Sacombank bằng ứng dụng ZaloPay
  • Bước 2: . Bấm nút “Mở tài khoản hiện trên giao diện. Tại đây, khách hàng sẽ hoàn thiện các thông tin để định danh trực tuyến theo yêu cầu của hệ thống. Nhấn “Tiếp tục”. ZaloPay sẽ phê duyệt yêu cầu của bạn trong vòng 24 giờ.
Mở tài khoản Sacombank bằng ứng dụng ZaloPay
  • Bước 3: Sau khi được phê duyệt, khách hàng kiểm tra hoặc bổ sung thông tin còn thiếu và chọn mở thẻ theo nhu cầu.
  • Bước 4: Khách hàng nhập mã xác nhận OTP. Màn hình ứng dụng hiển thị mở thẻ thành công.

Tài khoản thanh toán và thẻ Sacombank sau khi mở thành công sẽ tự động liên kết với ZaloPay. Đồng thời, ngân hàng sẽ gửi hợp đồng mở tài khoản thanh toán và thẻ về email của bạn. Đây là tài khoản ngân hàng online nên bạn có thể sử dụng ngay mà không cần phải chờ để nhận thẻ ATM vật lý như thông thường.

>>> Tham khảo thêm: 

Ngoài Sacombank, VIB cũng là một trong những ngân hàng đối tác lớn của ZaloPay. Những khách hàng chưa có thẻ Credit Card VIB và đang sử dụng ZaloPay có thể chủ động mở thẻ trực tuyến ngay trên website của VIB mà không cần trực tiếp đến ngân hàng. Dịch vụ này hoàn toàn miễn phí, yêu cầu mở thẻ được phê duyệt nhanh chóng và thẻ sẽ được gửi về tận nhà cho khách hàng. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn hãy click vào banner chương trình mở thẻ trên ZaloPay (để hệ thống ghi nhận unserID của người dùng), màn hình sẽ dẫn đến trang đăng ký mở thẻ tín dụng VIB. Người dùng lựa chọn loại thẻ phù hợp.
  • Bước 2: Thực hiện định danh online bằng cách chụp ảnh CMND/CCCD và ảnh chân dung.
  • Bước 3: Sau khoảng 30 phút, VIB sẽ thẩm định và phê duyệt xong hồ sơ của khách hàng, sau đó gửi thông tin đăng ký thẻ thành công.
  • Bước 4: VIB tiến hành phát hành thẻ trên hệ thống và gửi email thông báo cấp thẻ cho khách hàng.
  • Bước 5: VIB giao thẻ tận tay khách hàng thông qua địa chỉ đã đăng ký ban đầu.

Phí làm thẻ ATM bao nhiêu tiền?

Phí để làm thẻ ATM có thể khác nhau tùy theo ngân hàng phát hành và loại tài khoản mà bạn muốn mở. Hiện nay, đa số các ngân hàng thường mở thẻ ATM miễn phí vì đây được xem là chính sách giúp thu hút khách hàng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không thuộc vào các điều kiện làm thẻ miễn phí, bạn có thể phải trả một khoản phí phát hành thẻ giao động từ 50.000 - 100.000 VNĐ.

Bên cạnh phí phát hành thẻ ATM, bạn cũng nên quan tâm đến một số loại phí khác phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ như: phí thường niên, phí duy trì, phí rút tiền, phí chuyển khoản,... Tốt nhất bạn hãy tìm hiểu kỹ biểu phí của ngân hàng phát hành trước khi làm thẻ ATM. 

>>> Xem thêm: Tài khoản thu phí thường niên là gì? Bật mí 5 mẹo giảm phí thường niên tốt nhất

Làm thẻ ATM mất bao lâu sẽ có thẻ vật lý?

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký mở thẻ ATM, khách hàng sẽ nhận được thẻ vật lý sau khoảng 7 - 10 ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ và cuối tuần. Điều này được áp dụng cho mọi hình thức mở thẻ.

Làm thẻ ATM mất bao lâu sẽ có thẻ vật lý?
Khách hàng thường nhận được thẻ ATM vật lý sau 7 - 10 ngày làm việc (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi thường gặp khi làm thẻ ATM

Người dưới 18 tuổi có làm thẻ ATM được không?

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, người dưới 18 tuổi vẫn có thể làm thẻ ATM. Tuy nhiên, trường hợp này còn tùy thuộc vào từng loại thẻ và thường yêu cầu một số điều kiện đi kèm. Cụ thể như sau:

Đối với thẻ ghi nợ và thẻ trả trước

  • Người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: có thể mở thẻ chính, thẻ phụ của thẻ trả trước hoặc thẻ ghi nợ không thấu chi.
  • Người đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi: có thể mở thẻ phụ của thẻ trả trước hoặc thẻ ghi nợ không thấu khi khi được người giám hộ đồng ý bằng văn bản.

Đối với thẻ tín dụng

  • Người đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: có thể mở thẻ phụ theo thẻ chính của người giám hộ. 
  • Người dưới 15 tuổi: không được mở thẻ tín dụng.

Không có CCCD có làm thẻ ATM được không?

Thẻ CCCD/CMND là loại giấy tờ quan trọng trong hồ sơ mở thẻ ATM. Do đó, nếu không có loại giấy tờ tùy thân này thì bạn không thể làm thẻ ATM được. Trong trường hợp bị mất CCCD/CMND và cần mở thẻ gấp, một số ngân hàng có thể chấp nhận bản sao CCCD/CMND có công chứng hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. 

Mở thẻ ATM bằng giấy phép lái xe được không?

Hiện nay, khách hàng không thể sử dụng bằng lái xe để mở thẻ ATM. Các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, thẻ hội viên, chứng minh thư ngoại giao,… không được coi là hợp lệ trong các giao dịch ngân hàng. Vì thế, bạn không thể sử dụng chúng để mở thẻ ATM ở ngân hàng được.

Trên đây là những thông tin hữu ích về việc làm thẻ ATM mà ZaloPay muốn giới thiệu đến các bạn đọc. Nếu bạn có nhu cầu muốn mở thẻ ATM online nhanh chóng, tiện lợi thì có thể sử dụng dịch vụ mở thẻ qua ứng dụng ZaloPay ngay hôm nay để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé! 

Tags:
#tin_mới_nhất

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay