Thẻ tín dụng là công cụ giúp bạn “tiêu trước, trả sau” mà không cần có sẵn tiền trong tài khoản ngân hàng. Điều này có nghĩa làg người dùng được ứng trước một hạn mức tín dụng nhất định từ ngân hàng để thực hiện chi tiêu cá nhân, sau đó hoàn trả vào ngày hạn thanh toán dư nợ tín dụng được gửi về trong bảng sao kê hàng tháng
Trong thời đại hiện nay, quẹt thẻ tín dụng là giải pháp được nhiều khách hàng sử dụng để giao dịch và thanh toán hàng hóa hay dịch vụ. Hiện nay, tại các điểm mua sắm lớn nhỏ đều kết nối với các ngân hàng phát hành thẻ và áp dụng hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng thông qua máy POS. Thao tác rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập mã CVV (mã bảo mật) và ký lên hóa đơn là thanh toán thành công.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Bạn nên biết rằng hạn mức thẻ tín dụng ngân hàng cấp là gấp 2-3 lần thu nhập hàng tháng của bạn và khoản nợ này phải được hoàn trả đúng theo quy định của ngân hàng cấp thẻ. Đó là cám dỗ lớn khiến nhiều người tiêu dùng rơi vào cảnh nợ thẻ tín dụng, đã có nhiều trường hợp phải trả khoản vay ngân hàng với lãi suất rất cao cộng thêm phí trả chậm do không thanh toán nợ đúng hạn. Chưa kể nợ thẻ tín dụng còn ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng và gây khó khăn trong việc xét duyệt hồ sơ khi bạn có nhu cầu vay trả góp trong tương lai.
Vì vậy, trước khi quẹt thẻ thanh toán hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm soát chi tiêu của mình một cách chính xác.
>>> Xem thêm bài viết liên quan:
Về cơ bản, thẻ tín dụng và vay tín chấp có điểm tương đồng ở việc tiêu trước và trả sau, nhưng nó khác về hạn mức và lãi suất.
Vì cả hai đều là khoản vay ngân hàng nên khi đang vay tín chấp bạn không nên mở thêm thẻ tín dụng. Bạn cần đảm bảo chi tiêu chặt chẽ để tránh "gánh" quá nhiều khoản nợ không cần thiết khác.
Bạn phải thanh toán hết số dư nợ thẻ tín dụng trước khi quẹt thẻ tiếp để mua sắm trong tháng tiếp theo. Kiểm tra sao kê thẻ tín dụng hàng tháng để lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm phù hợp. Nếu bạn đang có quá nhiều nợ hãy ngừng sử dụng thẻ tín dụng của mình và trả nợ ngân hàng càng sớm càng tốt.
>>> Xem thêm: Bật mí 6 cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng dễ dàng nhất
Cách quẹt thẻ tín dụng rất dễ dàng theo các bước sau:
Lưu ý: Bạn nên quan sát quá trình nhân viên thu ngân thanh toán để tránh bị lộ thông tin thẻ. Nếu thẻ tín dụng là thẻ chip, hãy cắm thẻ vào khe đọc thẻ, hướng mặt chip lên trên, giữ thẳng và cho phần mặt chip vào. Nếu thẻ tín dụng của bạn là thẻ từ (loại thẻ có vạch dài màu đen ở mặt sau), thẻ sẽ được quẹt theo chiều từ đầu đến cuối của khe đọc thẻ.
Khi quẹt thẻ, các thông tin sẽ chuyển đến ngân hàng để kiểm tra tính hợp lệ. Sau đó, số tiền sẽ được trừ vào hạn mức tín dụng và ngân hàng thực hiện chuyển tiền cho đơn vị bán hàng. Biên lai được gửi cho bạn và lưu trữ trong bản sao kê thẻ tín dụng hàng tháng để dễ dàng theo dõi. Quy trình này chỉ mất vài giây để hoàn tất.
>>> Gợi ý bài viết liên quan:
Khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn cần lưu ý một số điểm sau để tránh được rủi ro không cần thiết như:
Tuân thủ các biện pháp an toàn và bảo mật thẻ tín dụng gồm không nhấp vào link thanh toán lạ, che hay làm mờ mã CVV trên thẻ để bảo mật, không mua sắm tại các website thiếu uy tín,...
1 - Hạn chế các chi phí phát sinh, phí phạt
2 - Tận dụng tối đa các ưu đãi thẻ tín dụng
3 - Phân bổ nguồn tài chính chi tiêu hợp lý
Bạn không phải trả bất kỳ khoản phí nào khi sử dụng dịch vụ cà thẻ tín dụng qua máy POS (Point of Sale). Đối tượng phải trả khoản phí này cho ngân hàng là đơn vị thuê thiết bị POS để phục vụ việc thanh toán với số tiền tương ứng là 1 - 2.5%/giao dịch.
Nếu bạn thấy một khoản phí được tính vào giao dịch của bạn, điều đó có nghĩa là đơn vị giao dịch này đang tự ý thu phí chứ không phải ngân hàng. Phí này giúp họ bù vào phí thuê máy POS. Nếu phát hiện giao dịch bị trừ tiền, bạn nên báo ngay cho ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ, vì đây là hành vi vi phạm pháp luật gây tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, một số trường hợp khách hàng bị tính phí quẹt thẻ là do : lỗi hệ thống, quẹt thẻ nhiều lần, nhà cung cấp không kết nối với ngân hàng (có thể từ 10%/mỗi giao dịch),...
Chức năng chính của thẻ tín dụng là thanh toán. Vì vậy, bạn không nên rút tiền mặt khi sử dụng thẻ tín dụng. Để hạn chế tình trạng cà thẻ tín dụng lấy tiền mặt như thẻ ghi nợ. Các ngân hàng đã đưa ra những quy định chặt chẽ như:
Thông thường, khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán thẻ tín dụng qua máy POS sẽ không cần mật khẩu, thay vào đó là ký xác nhận biên lai. Trong trường hợp quẹt thẻ lấy tiền mặt hoặc chuyển tiền, truy vấn tài khoản thì mật khẩu là một yêu cầu bắt buộc. Nếu mật khẩu nhập sai quá 3 lần sẽ bị khóa tạm thời và không thể thực hiện các chức năng thanh toán. Ngoài ra, khách hàng cần lưu ý khi xác nhận thanh toán để tránh rủi ro bảo mật thông tin.
>>> Gợi ý bài viết liên quan:
Phí dịch vụ quẹt thẻ tín dụng thay đổi tùy theo chính sách của từng ngân hàng. Các loại phí bạn thường phải trả là phí giao dịch thẻ và phí chuyển đổi ngoại tệ. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng hỗ trợ miễn giảm khoản phí này.
>>> Tham khảo thêm: Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì?
Hy vọng với những thông tin Zalopay đã cung cấp ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quẹt thẻ tín dụng là gì và không nên sử dụng trong những thời điểm nào. Một điều quan trọng hơn nữa là khi dùng thẻ tín dụng là kiểm soát chi tiêu và trả nợ đúng hạn để tránh nợ thẻ tín dụng.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay