Mã PIN là gì? Các loại mã PIN và cách đổi mã PIN thẻ ATM
Ngày: 09:00 - 01/07/2024
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta thường xuyên phải sử dụng các loại mã số để bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản. Một trong những loại mã số phổ biến nhất là mã PIN. Vậy mã PIN là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và làm thế nào để đổi mã PIN khi quên? Hãy cùng ZaloPay tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này.
Mã PIN (viết tắt của Personal Identification Number) là mã số định danh cá nhân, dùng để xác nhận chủ sở hữu của thẻ ATM, các thiết bị công nghệ,... Mã PIN gồm một dãy số bí mật, thường có 4-6 chữ số được tạo thành từ các số từ 1 đến 9. Mỗi mã PIN được tạo ngẫu nhiên và được kết nối với một tài khoản hoặc thiết bị cụ thể. Khi người dùng nhập chính xác mã PIN của mình vào hệ thống, họ sẽ được xác thực và cấp quyền truy cập vào tài khoản hoặc thiết bị đó.
Mã PIN mở khóa thiết bị: Mã PIN mở khóa thiết bị thường có 4-6 chữ số ngẫu nhiên nhằm bảo mật thông tin cá nhân của người dùng. Để mở khóa màn hình điện thoại, máy tính, người dùng cần nhập đúng dãy số được cài đặt trước đó.
Mã PIN khóa ứng dụng (App Lock): Để bảo mật thông tin cá nhân trong các ứng dụng như tin nhắn, danh bạ, mạng xã hội, người dùng có thể sử dụng tính năng khóa ứng dụng (App Lock). Tính năng này yêu cầu người dùng thiết lập một mã PIN gồm 4 đến 6 chữ số để truy cập vào ứng dụng. Trên một số thiết bị, mã PIN khóa ứng dụng có thể được thiết lập trùng với mã PIN mở khóa màn hình nhằm giúp người dùng không phải nhớ nhiều mã PIN khác nhau, gây khó khăn trong quá trình sử dụng thiết bị.
Mã PIN SIM: Mã PIN SIM là một dãy gồm 4 chữ số được thiết lập để bảo mật thông tin trên thẻ SIM. Khi lắp SIM đã được đặt mã PIN vào điện thoại hoặc khởi động lại thiết bị, người dùng sẽ phải nhập chính xác mã PIN để truy cập và sử dụng SIM. Nếu nhập sai mã nhiều lần, SIM sẽ bị khóa nhằm ngăn chặn việc sử dụng trái phép và bảo vệ thông tin cá nhân trên SIM.
Mã PIN bảo mật của ứng dụng: Mã PIN bảo mật là một lớp bảo vệ quan trọng cho các ứng dụng liên quan đến tài chính cá nhân và thông tin nhạy cảm. Nó được sử dụng để xác thực người dùng khi thực hiện các giao dịch thanh toán, truy cập vào tài khoản ngân hàng trực tuyến, ví điện tử,...
Cách xử lý khi quên mã PIN mở khóa trên Android: Trong trường hợp quên mã PIN mở khóa màn hình trên thiết bị Android, ngoài việc thử lại những mã PIN thường sử dụng, bạn có thể khôi phục cài đặt gốc của thiết bị bằng cách ra các cửa hàng điện thoại để nhờ hỗ trợ. Đây là giải pháp cuối cùng để mở khóa thiết bị.
Cách xử lý khi quên mã PIN mở khóa trên iPhone, iPad: Nếu bạn đã thử mọi cách để mở khóa màn hình iPhone hoặc iPad nhưng vẫn không thành công, bạn có thể tham khảo một trong số cách khôi phục: sử dụng iTunes, sử dụng iCloud hoặc sử dụng chế độ Khôi phục trực tiếp (iOS 15.2 trở lên).
Cách xử lý khi quên mã PIN của SIM: Khi quên hoặc nhập sai mã PIN 1 và PIN 2, SIM sẽ yêu cầu người dùng nhập mã PUK để mở khóa. Mã PUK là mã bảo mật riêng biệt, được sử dụng để thay thế mã PIN khi bị quên hoặc khóa. Để lấy được mã PUK, người dùng cần cung cấp thông tin cá nhân và số series trên thẻ SIM cho nhà mạng, sau đó gọi điện cho nhà mạng để xin mã PUK.
Cách xử lý khi quên mã PIN App Lock: Nếu bạn sử dụng ứng dụng khóa ứng dụng (App Lock) từ bên thứ ba và quên mã PIN, việc xóa ứng dụng sẽ giúp bạn mở khóa. Tuy nhiên, nếu khóa ứng dụng được tích hợp sẵn trong hệ điều hành, việc khôi phục cài đặt gốc là giải pháp duy nhất để mở khóa. Bạn cần lưu ý do điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất toàn bộ dữ liệu trên thiết bị.
Khi nào cần đổi mã PIN ngân hàng?
Để đảm bảo an toàn cho tài khoản, người dùng nên thay đổi mã PIN thẻ ATM trong những trường hợp sau:
Thẻ ATM mới: Sau khi nhận thẻ ATM mới, việc thay đổi mã PIN là bước cần thiết để kích hoạt thẻ và đảm bảo tính bảo mật.
Theo quy định của ngân hàng: Nhiều ngân hàng yêu cầu người dùng đổi mã PIN định kỳ, thường là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm, để nâng cao mức độ bảo mật cho tài khoản.
Nghi ngờ rò rỉ thông tin: Nếu nghi ngờ mã PIN bị lộ hoặc có nguy cơ bị xâm phạm, người dùng nên thay đổi mã PIN ngay lập tức để bảo vệ tài khoản khỏi bị truy cập trái phép.
Mã PIN dễ đoán: Mã PIN quá đơn giản, dễ đoán như ngày sinh, năm sinh hoặc các dãy số cơ bản, sẽ khiến tài khoản dễ bị tấn công. Người dùng nên tạo mã PIN phức tạp, khó đoán để tăng cường bảo mật.
5 cách đổi mã PIN thẻ ATM an toàn chỉ trong 1 phút
Đổi mã PIN tại quầy giao dịch
Đổi mã PIN thẻ ATM tại quầy giao dịch là phương thức an toàn và phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là những khách hàng chưa quen thuộc với giao dịch trực tuyến. Bạn sẽ được nhân viên ngân hàng hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình đổi mã PIN. Dưới đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Mang theo thẻ ATM và CCCD/CMND đến quầy giao dịch của ngân hàng. Yêu cầu đổi mã PIN.
Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ đến lượt giao dịch của mình.
Bước 3: Xuất trình thẻ ATM và CCCD/CMND cho nhân viên giao dịch.
Bước 4: Nhân viên sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các thao tác đổi mã PIN. Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu điền vào biểu mẫu yêu cầu “Thay đổi mã PIN” hoặc “Đổi lại mã PIN thẻ ATM”. Ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn mã PIN tạm thời qua bao thư hoặc tin nhắn SMS.
Cách đổi mã PIN tại cây ATM
Thay vì phải đến ngân hàng hoặc các điểm giao dịch, bạn hoàn toàn có thể tự đổi mã PIN tại cây ATM với các bước như sau:
Bước 1: Đến cây ATM của ngân hàng phát hành thẻ, đưa thẻ ATM vào khe theo hướng mũi tên.
Bước 2: Chọn ngôn ngữ hiển thị trên màn hình ATM.
Bước 3: Nhập mã PIN hiện tại của thẻ ATM.
Bước 4: Chọn chức năng "Đổi mã PIN" trên màn hình ATM.
Bước 5: Nhập mã PIN mới, đảm bảo mã PIN mới không trùng với mã PIN cũ hoặc các mã PIN đã sử dụng trước đây.
Bước 6: Màn hình ATM hiển thị thông báo đổi mã PIN thành công.
Cách đổi mã PIN thẻ ATM online qua Internet Banking
Các bước thực hiện đổi mã PIN thẻ ATM online qua Internet Banking như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Internet Banking của bạn trên máy tính.
Bước 2: Tìm và chọn mục "Chức năng" hoặc "Dịch vụ" trên giao diện, sau đó nhấp vào "Dịch vụ PIN thẻ".
Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu, bao gồm: Số thẻ ATM (in trên mặt trước thẻ), mã PIN cũ và mã PIN mới (nhập lại 2 lần) rồi chọn "Tiếp tục".
Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký để xác nhận việc đổi mã PIN.
Bước 5: Màn hình sẽ hiển thị thông báo đổi mã PIN thành công.
Cách đổi mã PIN qua Mobile Banking
Chỉ cần có điện thoại thông minh được kết nối internet và đã tải ứng dụng ngân hàng, khách hàng có thể đổi mã PIN qua Mobile Banking nhanh chóng như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking của bạn.
Bước 2: Tìm và chọn mục "Chức năng" hoặc "Dịch vụ" trên giao diện ứng dụng, sau đó nhấp vào "Dịch vụ mã PIN thẻ".
Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu, bao gồm: Số thẻ ATM, mã PIN cũ và mã PIN mới (nhập lại 2 lần) rồi chọn "Tiếp tục".
Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về tin nhắn SMS để xác nhận việc đổi mã PIN.
Bước 5: Ứng dụng sẽ thông báo đổi mã PIN thành công.
Đổi mã PIN qua SMS
Ngoài việc đổi mã PIN tại ATM, Internet Banking hoặc Mobile Banking, một số ngân hàng cũng cho phép khách hàng đổi mã PIN thẻ ATM qua tin nhắn SMS. Mỗi ngân hàng có cú pháp soạn tin và mức phí dịch vụ riêng.
Tuy nhiên, không phải mọi ngân hàng đều hỗ trợ dịch vụ này. Do đó, trước khi thực hiện, người dùng nên liên hệ với hotline của ngân hàng phát hành thẻ để tìm hiểu chính xác về cú pháp soạn tin (nếu có).
Lưu ý khi sử dụng mã PIN thẻ ATM
Đổi mã PIN thẻ ATM là việc làm cần thiết để bảo vệ thông tin và tài khoản của bạn. Hãy lưu ý những điều sau khi sử dụng mã PIN:
Đổi mã PIN định kỳ: Nên đổi mã PIN ít nhất 3-6 tháng một lần để tăng cường bảo mật và hạn chế rủi ro bị lộ thông tin.
Bảo mật thông tin cá nhân: Không chia sẻ mã PIN với bất kỳ ai, kể cả người thân hoặc nhân viên ngân hàng.
Tạo mã PIN mạnh: Tránh sử dụng các mã PIN dễ đoán như ngày sinh, năm sinh, số điện thoại, số CMND/CCCD. Thay vào đó, hãy tạo mã PIN phức tạp, kết hợp chữ số và ký tự đặc biệt.
Nhập sai mã PIN: Nếu nhập sai mã PIN 3 lần liên tiếp, thẻ ATM sẽ bị tạm khóa. Hãy liên hệ với ngân hàng để được hướng dẫn khôi phục.
Che bàn phím: Khi nhập mã PIN tại ATM, hãy che bàn phím bằng tay để tránh bị kẻ gian quay lén thông tin.
Xử lý khi quên mã PIN: Nếu quên mã PIN, hãy liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ để được hướng dẫn khôi phục.
Kiểm tra thông tin giao dịch: Sau mỗi giao dịch, hãy kiểm tra kỹ thông tin trên biên lai và số dư tài khoản để đảm bảo tính chính xác.
Bằng việc tuân thủ những lưu ý này, bạn có thể bảo vệ tài khoản thẻ ATM của mình một cách hiệu quả.
Thanh toán mọi chi phí mua sắm, hóa đơn với an toàn bảo mật cao bằng ZaloPay
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các thiết bị hiện đại, bên cạnh mã PIN, người dùng còn có thể xác nhận giao dịch bằng xác thực sinh trắc học. ZaloPay mang đến cho bạn giải pháp thanh toán tiện lợi, an toàn và bảo mật bằng xác nhận vân tay (Touch ID) và nhận diện khuôn mặt (Face ID). Để kích hoạt Touch ID/Face ID cho thanh toán ZaloPay, bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:
Cách 1
Bước 1: Bạn vào ứng dụng ZaloPay. Vào mục "Tài khoản” ở góc phải phía dưới màn hình.
Bước 3: Bật nút Face ID (hoặc Touch ID tùy thiết bị).
Bước 4: Nhập mã PIN của ZaloPay để xác nhận. Hoàn thành thiết lập Touch ID/Face ID.
Cách 2
Bước 1: Mở ứng dụng ZaloPay. Thực hiện 1 giao dịch thanh toán bất kỳ.
Bước 2: Tại bước nhập mật khẩu thanh toán, bạn tick chọn "Kích hoạt Touch ID/Face ID cho lần thanh toán sau". Màn hình sẽ hiển thị “Kích hoạt Touch ID/Face ID thành công”.
Hệ thống bảo mật tiên tiến của ZaloPay đảm bảo thông tin tài chính của bạn được bảo vệ an toàn tuyệt đối, giúp bạn yên tâm tận hưởng trải nghiệm thanh toán đa dạng: thanh toán hóa đơn, vận chuyển - du lịch, ăn uống, nạp tiền điện thoại,... Với các chính sách có lợi cho người dùng và nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn, ZaloPay tự hào là lựa chọn hoàn hảo cho mọi nhu cầu thanh toán hàng ngày của bạn. Tải ZaloPay về điện thoại ngay thôi nào!
Trên đây, ZaloPay đã giải đáp cho bạn “mã PIN là gì?”và các vấn đề liên quan đến quá trình sử dụng mã PIN. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn thông thái hơn trong quá trình đổi mã PIN, từ đó giữ bảo mật tuyệt đối cho thông tin cá nhân, đặc biệt là tài khoản ngân hàng của mình.