Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Mã OTP là gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng mã xác thực OTP

Khi giao dịch trực tuyến đã trở nên phổ biến hiện nay thì khái niệm mã OTP không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ về bản chất và cách hoạt động của loại mã này để bảo mật an toàn thông tin cho bản thân. Vậy mã OTP là gì? Sử dụng mã OTP cần lưu ý những gì? Hãy cùng ZaloPay khám phá nội dung chi tiết phía dưới bài viết.

Mã OTP là gì?

Mật khẩu dùng một lần hay còn được gọi là mã OTP (One Time Password). Mã OTP được tạo thành từ các chữ cái hoặc số được sử dụng để xác minh giao dịch. OTP được coi như một lớp bảo mật bổ sung cho mạng xã hội, mua sắm trực tuyến và dịch vụ ngân hàng điện tử.

Khi tài khoản của bạn bị dò mật khẩu hoặc bị hacker xâm nhập, mã xác thực OTP sẽ hỗ trợ ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ bị tấn công. Mã OTP chỉ được sử dụng một lần để xác nhận giao dịch, đúng như tên gọi của nó. Mã xác nhận này sẽ hết hạn trong khoảng từ 30 giây cho đến 2 phút, sau đó sẽ không còn hiệu lực và không hợp lệ cho bất kỳ giao dịch nào khác.

Mã xác thực otp là gì?
Nguồn: multimediaplayer.it

Mã OTP thường được sử dụng trong trường hợp nào?

Kích hoạt tài khoản

Khi tạo tài khoản trên các hệ thống, nền tảng đòi hỏi cần có độ bảo mật thông tin cao thì OTP luôn là phương án được sử dụng phổ biến. Tính bảo mật cao của mã OTP sẽ giảm thiểu nguy cơ bị tấn công và đánh cắp thông tin người dùng của chủ tài khoản, tạo một lớp bảo mật an toàn cho tài khoản người dùng.

Ghi nhận giao dịch

Mã OTP được dùng để xác nhận các giao dịch bởi đây là loại mã chỉ có giá trị cho một giao dịch và không thể sử dụng lại. Ngoài ra, mã OTP có thời gian hiệu lực khá ngắn, khoảng 30 giây đến 120 giây.

Xác nhận giao dịch thanh toán có giá trị cao

Khi thực hiện các giao dịch có giá trị thanh toán cao như chuyển khoản ngân hàng, nạp và rút tiền từ ví điện tử, thanh toán các dịch vụ mua sắm, đặt xe, ăn uống,... thì mã OTP luôn được sử dụng tại bước xác nhận thanh toán cuối cùng bởi độ bảo mật và an toàn cao.

Thiết lập mật khẩu khi quên hoặc mất tài khoản

Trong trường hợp bạn vô tình quên hoặc mất tài khoản trên một hệ thống bất kỳ nào. Bạn có thể khôi phục hoặc đặt lại mật khẩu thông qua việc xác nhận mã OTP. Khi người dùng chọn quên mật khẩu và tiến hành đặt lại mật khẩu thì hệ thống sẽ gửi mã OTP đến địa chỉ email hoặc số điện thoại đã đăng ký từ ban đầu. Sau đó, bạn chỉ cần mở hộp thư đến trong email hoặc tin nhắn SMS và nhập mã OTP để tiến hành xác nhận. Khi xác nhận hoàn tất, bạn có thể hoàn tất việc khôi phục và đặt lại mật khẩu.

Vai trò của mã OTP khi thực hiện các giao dịch trực tuyến

Khi bạn hiểu được nguyên tắc cơ bản của mã OTP, bạn có thể thấy tại sao các giao dịch luôn cần mã OTP. OTP là một loại “mật khẩu” đặc biệt chỉ được sử dụng một lần để hoàn tất giao dịch. Do đó, kẻ trộm không thể đánh cắp tiền của bạn nếu bạn vô tình tiết lộ cả mật khẩu tài khoản ngân hàng và mã OTP cũ của mình. 

Vai trò của mã OTP khi thực hiện các giao dịch trực tuyến

Cách lấy mã xác thực OTP

Khi bạn đăng ký thông tin bằng tài khoản ngân hàng, ngân hàng sẽ gửi mã OTP về số điện thoại của bạn. Nếu bạn muốn sử dụng Internet Banking để chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác qua điện thoại. Bạn phải nhập tên người dùng và mật khẩu đã đăng ký để đăng nhập. Sau khi thay đổi hoàn toàn các chi tiết giao dịch, chẳng hạn như người nhận, số tiền chuyển và phương thức thanh toán. Khi ngân hàng yêu cầu bạn kiểm tra lại thông tin, sau đó nhấn lấy mã OTP để tiến hành xác thực.

Ngân hàng sẽ gửi một mã số gồm bốn đến sáu ký tự đến số điện thoại mà bạn đã đăng ký trước đó sau một khoảng thời gian ngắn. Để kết thúc giao dịch, bạn chỉ cần nhập OTP để xác nhận giao dịch lần cuối. Đây là cách lấy mã OTP khá phổ biến hiện nay.

Ngoài ra, mã OTP sẽ tự động được gửi đến số điện thoại của bạn khi nhập thông tin thanh toán cho các giao dịch trực tuyến bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng hoặc ngay cả khi mở tài khoản tiết kiệm ngân hàng trực tuyến. Đây là bước xác minh các thông tin chi tiết của giao dịch.

vai trò của mã xác thực OTP khi giao dịch trực tuyến

Các loại mã OTP đang có trên thị trường

Có 4 loại mã OTP trên thị trường bao gồm:

SMS OTP

Khách hàng sẽ nhận được tin nhắn yêu cầu gửi mã OTP về số điện thoại đã đăng ký qua SMS. Sau đó, khách hàng phải nhập mã trong tin nhắn này để hoàn tất giao dịch. Cách lấy mã OTP SMS khá đơn giản và phần lớn các ngân hàng sử dụng SMS OTP. Đây là loại OTP phổ biến nhất hiện nay mà bạn cần nắm rõ.

Voice OTP

Đây là một phương pháp và hình thức mới được phát triển để lấy mã OTP. Để tạo mật khẩu sử dụng một lần cho hình thức này, hệ thống sẽ tự động gọi đến số điện thoại mà bạn đã đăng ký sử dụng để cung cấp cho bạn mật khẩu.

Token

Token là một mặt hàng kỹ thuật số mà ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn khi bạn mở tài khoản thanh toán. Token có thể được sử dụng ngay cả khi không có kết nối mạng, đây là điểm khác so với SMS OTP. Nhiều dịch vụ ngân hàng hiện cung cấp bảo mật mã thông báo, nhưng việc tạo một máy token sẽ tốn thêm chi phí để sử dụng dịch vụ này.

Token là thiết bị rời, có khung nhỏ nên cần cất giữ cẩn thận vì rất dễ bị thất lạc. Mỗi tài khoản ngân hàng sẽ có một token key duy nhất của riêng mình, mã này phải được thay thế sau một khoảng thời gian nhất định bằng token mới.

Smart OTP

Smart OTP là một phương thức kết hợp giữa SMS OTP và Token key. Các ứng dụng trên máy tính bảng và điện thoại thông minh đều có thể sử dụng Smart OTP. Hiện tại, SMS OTP đang được loại bỏ dần để thay thế bằng phương thức xác thực Smart OTP. Với Smart OTP, tính bảo mật được đảm bảo tuyệt đối vì không thể có nhiều thiết bị cùng sử dụng một chương trình tạo OTP. Bên cạnh đó khái niệm về “mã pin Smart OTP là gì?” là điều mà bạn cũng cần quan tâm để đảm bảo an toàn thông tin.

Người dùng cần lưu ý gì khi sử dụng mã OTP?

Người dùng cần lưu ý gì khi sử dụng mã OTP?

OTP là lớp bảo mật cuối cùng trước khi các giao dịch được tiến hành thực hiện. Do đó, người dùng cần cẩn trọng và có những phương án để bảo mật thông tin cá nhân. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn nên quan tâm và nắm rõ: 

  • Không nhập mã OTP từ liên kết lạ: Nhiều người đã bị mất tài khoản với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng do nhập mã OTP vào các đường dẫn đáng ngờ. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về trò lừa đảo nhưng vẫn có nhiều người bị mắc bẫy.
  • Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác: Chỉ những giao dịch do chính chủ thực hiện mới sử dụng mã OTP. Không cung cấp mã OTP của bạn cho bất kỳ ai, hiện nay có rất nhiều đối tượng đóng giả công an hoặc nhân viên ngân hàng để tiến hành lừa đảo.
  • Đặt mật khẩu điện thoại để hạn chế lộ mã OTP: Hiện nay, hầu hết mọi người đều sử dụng internet banking để chuyển tiền và thanh toán các dịch vụ, hàng hóa. Điều này khiến chiếc điện thoại không chỉ để nghe - gọi mà còn như một chiếc ví thứ hai. Người dùng nên đặt mật khẩu điện thoại để tránh bị lộ thông tin cá nhân và SMS gửi mã OTP về điện thoại.
  • Nếu bị mất điện thoại, hãy khóa tạm thời SMS OTP: Khi bị mất điện thoại, hãy tắt ngay tính năng SMS OTP vì dù có mật khẩu thì mã SMS OTP vẫn có thể nhìn thấy trên màn hình chờ hoặc nếu điện thoại bị kẻ gian bẻ khóa.

Trường hợp nào người dùng không nhận được mã OTP?

Trong một vài trường hợp, người dùng có thể không nhận được mã OTP. Một số lý do phổ biến như sau:

Số điện thoại đăng ký bị sai

Khi mở tài khoản trực tuyến, bạn sẽ phải gửi thông tin số điện thoại để lấy mã OTP. Nhưng khi giao dịch, bạn không thấy mã OTP được cấp về điện thoại của mình, vui lòng kiểm tra lại xem bạn đã cung cấp đúng số điện thoại mà bạn đã đăng ký chưa. Mã OTP sẽ chỉ được cung cấp cho số điện thoại đã đăng ký, đó có thể là nguyên nhân chính.

Bạn có thể gọi điện đến tổng đài của ngân hàng hoặc kiểm tra ứng dụng điện thoại, bạn có thể xác thực thông tin và nắm rõ số điện thoại nhận OTP là gì. Trong trường hợp nhầm lẫn, bạn phải cập nhật số điện thoại của mình để tiếp tục nhận OTP cho các giao dịch.

Ngoài vùng phủ sóng

Mã OTP sẽ không được gửi nếu bạn ở ngoài vùng phủ sóng và điện thoại không nhận sóng. Ngoài ra, bạn sẽ không nhận được mã OTP nếu sử dụng SIM điện thoại không hỗ trợ chuyển vùng khi ở nước ngoài. Do đó, bạn sẽ không thể nhận được mã OTP để hoàn tất giao dịch trực tuyến nếu bạn ở nước ngoài.

Sim bị khóa

SIM trên máy bị khóa cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn không lấy được mã OTP. Trường hợp này rất có thể sim của bạn đã bị khóa 2 chiều nên bạn cần kiểm tra lại tình trạng SIM của bạn nhé. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu cách lấy mã OTP khi bị mất sim để phòng trường hợp xấu nhất.

Người dùng cài đặt tính năng chặn SMS

Một lý do khác khiến bạn có thể không nhận được OTP là nếu số điện thoại của bạn đã gửi thư rác hoặc chặn tin nhắn từ ngân hàng của bạn. Tin nhắn sẽ không được gửi đến điện thoại nếu SMS bị chặn.

Như vậy, bài viết trên ZaloPay đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về những thông tin liên quan “Mã OTP là gì?”. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn trang bị cho mình thêm những kiến thức trong việc bảo mật thông tin cá nhân.

Tags:
#chuyển_tiền#chuyển_tiền_qua_điện_thoại#dịch_vụ_chuyển_tiền

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay