Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Chỉ số ROA là gì? Cách tính, ý nghĩa và cách sử dụng trong đầu tư chứng khoán

Trong chứng khoán, ROA là một chỉ số được hầu hết các nhà đầu tư xem xét trước khi mua bán cổ phiếu. Vậy bản chất chỉ số ROA là gì? Công thức tính và cách sử dụng ROA như thế nào để đem lại thành công trong đầu tư chứng khoán? Zalopay sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Chỉ số ROA là gì?

ROA - Return On Assets được hiểu ngắn gọn là tỷ suất sinh lời trên tài sản (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản). Đây là một chỉ số quan trong trong lĩnh vực đầu tư - chứng khoán, giúp nhà đầu tư xác định xem doanh nghiệp có đang sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả hay không. Nói cách khác, ROA là tiêu chí dùng để đo lường khả năng sinh lời của một công ty so với tổng tài sản của doanh nghiệp đó.

>> Xem thêm: Thị trường chứng khoán là gì? Tổng quan về thị trường chứng khoán

Chỉ số ROA là gì?

Công thức tính ROA

Chỉ số ROA được tính bằng công thức sau:

ROA = Thu nhập ròng/ tổng tài sản x 100%

Trong đó:

  • Thu nhập ròng: là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được tính theo công thức:

Thu nhập ròng = Tổng doanh thu - Chi phí - Thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Tổng tài sản: là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện báo cáo và được tính dựa trên bảng cân đối kế toán của công ty.

Ví dụ

Tổng tài sản của ngân hàng BIDV năm 2023 là 2.300.868 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng sau thuế đạt 21.504 tỷ đồng (Theo Báo cáo Tài chính hợp nhất BIDV 2023). Vậy chỉ số ROA của BIDV năm 2023 là:

21.504 tỷ / 2.300.868 tỷ x 100% = 0.93%

Ý nghĩa của chỉ số ROA

Ý nghĩa của ROA đối với doanh nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp, chỉ số ROA thể hiện: Với một đồng tài sản ban đầu, doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng lãi sau thuế?

Cụ thể hơn, chỉ số ROA mang ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp như sau:

  • Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản: ROA đo lường mức độ hiệu quả của một công ty trong việc sử dụng tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận. ROA càng cao thì công ty càng sử dụng tài sản hiệu quả.
  • Tín hiệu về quản lý và vận hành: ROA cao cho biết doanh nghiệp có đang thực hiện tốt trong công tác quản lý và vận hành hay không. Ngược lại, ROA thấp có thể chỉ ra sự kém hiệu quả trong quản lý hoặc đầu tư tài sản.
  • Nắm rõ tình hình tài chính: Bằng cách hiểu rõ tình hình tài chính chung, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch tài chính dài hạn và đưa ra các quyết định tái đầu tư hợp lý.
  • Tăng cường năng lực cạnh tranh: Doanh nghiệp có ROA cao sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư và khách hàng, củng cố vị thế trên thị trường.

>> Xem thêm: Cổ tức là gì? Nên nhận cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu? 

Ý nghĩa của chỉ số ROA
ROA có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá tài chính và tăng khả năng cạnh tranh (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa của ROA đối với nhà đầu tư

ROA cũng là một chỉ số đặc biệt quan trọng trong quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư:

  • Đánh giá khả năng sinh lời: Điều này đặc biệt quan trọng khi xem xét đầu tư vào các công ty có tài sản lớn nhưng lợi nhuận thấp, vì một ROA thấp có thể là dấu hiệu của quản lý kém hoặc sử dụng tài sản không hiệu quả. Nhà đầu tư cũng có thể so sánh chỉ số này của các công ty trong cùng một ngành để xem công ty nào đáng để đầu tư hơn.
  • Dự đoán tăng trưởng: Một công ty có ROA cao thường có khả năng duy trì và tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Điều này có thể là tín hiệu tích cực cho nhà đầu tư khi tìm kiếm các cơ hội đầu tư có tiềm năng tăng trưởng.
  • Đánh giá rủi ro tài chính: ROA giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro tài chính của công ty. Nếu một công ty có ROA thấp, có thể nó đang gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản hiện có, điều này có thể làm tăng rủi ro khi đầu tư vào những doanh nghiệp này.
  • Quản lý danh mục đầu tư: Nhà đầu tư có thể sử dụng ROA để quản lý danh mục đầu tư của mình bằng cách loại bỏ hoặc giảm tỷ trọng của các công ty có ROA thấp và tăng cường đầu tư vào các công ty có ROA cao.

>> Xem thêm: Các thuật ngữ chứng khoán mà nhà đầu tư mới cần phải nắm 

Ý nghĩa của chỉ số ROA
ROA cũng là một chỉ số đặc biệt quan trọng trong quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư (Nguồn: Internet)

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chỉ số ROA, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

Công ty A và công ty B cùng kinh doanh trong lĩnh vực đồ tiêu dùng. Công ty A mỗi năm có thu nhập là 10 tỷ đồng, tổng tài sản ban đầu là 50 tỷ thì chỉ số ROA sẽ là 20%. Công ty B cũng có thu nhập tương tự nhưng tổng tài sản ban đầu là 100 tỷ thì tỉ số ROA chỉ ở mức 10%. Như vậy, qua chỉ số ROA, ta có thể đánh giá được cùng mức lợi nhuận 10 tỷ đồng nhưng công ty A lại hoạt động hiệu quả hơn công ty B.

Lưu ý: Khi áp dụng chỉ số ROA để đánh giá hiệu quả doanh nghiệp, các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỉ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay. Nếu công ty kiếm được số tiền ít hơn số tiền phải chi cho các hoạt động đầu tư thì đó là một biểu hiện không tốt. Ngược lại, nếu lượng kiếm về nhiều hơn chi phí vay thì chứng tỏ công ty đang sử dụng tốt đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình.

Chỉ số ROA được sử dụng như thế nào trong đầu tư chứng khoán?

Trong đầu tư chứng khoán, hiệu quả của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu luôn là điều mà các nhà đầu tư quan tâm. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số ROA. Tuy nhiên, việc đánh giá thông qua ROA cần dựa vào các tiêu chí sau:

So sánh ROA của các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực

Như đã nói, chỉ số ROA giữa các công ty cần được so sánh trong lĩnh vực tương đồng, vì cơ cấu tài sản của các lĩnh vực khác nhau sẽ khác nhau.

  • Công ty về lĩnh vực công nghiệp nặng, sản xuất, chế tạo như: thép, xi măng, sắt,... thường có tài sản cố định giá trị cao hơn, do vậy chỉ số ROA thường thấp hơn.
  • Công ty về lĩnh vực công nghệ thông tin hay tiêu dùng,…thường không yêu cầu tài sản cố định có giá trị cao nên chỉ số ROA sẽ cao hơn.

Nếu bạn so sánh ROA của các công ty hoạt động ở các ngành không giống nhau thì kết quả sẽ khá khập khiễng. Dưới đây là chỉ số ROA của 3 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về chỉ số này:

Tên công ty

Lợi nhuận ròng (tỷ đồng)

Tổng tài sản (tỷ đồng)

ROA

Tổng Công Ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM)

641

10.855

5,9%
Công ty TNHH Phần mềm FPT 

3.243

27.378

11,8%
Công Ty CP Hàng Tiêu Dùng Masan

10.205

36.016

28,3%

Có thể thấy, các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thường có chỉ số ROA chênh lệch khá lớn. Do đó, nhà đầu tư nên chọn các công ty hoạt động cùng ngành để so sánh nhằm thể hiện được kết quả khả quan hơn.

So sánh với ROA trung bình của ngành

Các nhà đầu tư có thể so sánh ROA công ty với ROA trung bình ngành để đánh giá và lựa chọn được cổ phiếu tốt. Nếu ROA của doanh nghiệp lớn hơn ROA trung bình ngành thì khả năng cao doanh nghiệp đó sử dụng tài sản hiệu quả hơn và ngược lại.

Ví dụ:

Theo Báo cáo Tài chính năm 2023 của Ngành Ngân hàng, chỉ số ROA bình quân toàn hệ thống quý 4 là 1.24%. Dưới đây là top 10 ngân hàng có chỉ số ROA cao nhất ngành và cao hơn hẳn ROA trung bình ngành năm 2023: 

STT

Ngân hàng

Chỉ số ROA

1

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBank)

2.66%

2

Ngân hàng  TMCP Á Châu (ACB)

2.47%

3

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

2.45%

4

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

2.38%

5

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB)

2.22%

6

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

2.21%

7

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

1.99%

8

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)

1.91%

9

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

1.66%

10

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank)

1.40%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đây đều là những ngân hàng sử dụng tài sản để sinh lời có hiệu quả, thu hút được nhiều nhà đầu tư.

So sánh ROA của doanh nghiệp qua các năm

So sánh ROA của doanh nghiệp thời điểm hiện tại với ROA của doanh nghiệp trong quá khứ cũng giúp nhà đầu tư có thêm nhận định trong lựa chọn cổ phiếu. Vì trong nhiều trường hợp, ROA của doanh nghiệp cao hơn ROA trung bình ngành nhưng lại có xu hướng giảm so với quá khứ. Nếu đầu tư vào các công ty này, bạn sẽ dễ gặp rủi ro.

Ngược lại, những các doanh nghiệp có ROA tăng trưởng đều qua các năm sẽ là những cái tên sáng giá mà bạn có thể lựa chọn để đầu tư cổ phiếu.

Ví dụ:
Theo Báo cáo Tài chính 2019 Ngành Ngân hàng, ROA trung bình ngành là 1.59%, ROA của BIDV đạt 0.,6% - thấp hơn nhiều so với ROA trung bình. Và đặc biệt, ta thấy ROA của BIDV qua các năm 2017, 2018, 2019 có xu hướng giảm (lần lượt là 0.63%, 0.61% và 0.6%). Như vậy, ta nói khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp này chưa hiệu quả.

>> Xem thêm: Sàn chứng khoán là gì? Top 4 sàn giao dịch chứng khoán uy tín nhất Việt Nam

So sánh ROA của doanh nghiệp qua các năm
Ngoài so sánh với công ty cùng ngành, cũng cần so sánh ROA của doanh nghiệp qua các năm (Nguồn: Internet)

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Sau khi đã tìm hiểu “ROA là gì?”, nhiều nhà đầu tư cũng thắc mắc chỉ số ROA bao nhiêu là tốt? Theo tiêu chuẩn quốc tế, chỉ số ROA của một doanh nghiệp được cho là đủ năng lực tài chính thường phải lớn hơn 7.5%. Tuy nhiên, sẽ không có con số tuyệt tối để trả lời cho câu hỏi “ROA bao nhiêu là tốt?”. Để đánh giá một cách khả quan nhất, bạn cần dựa vào 3 tiêu chí, bao gồm:

  • Chỉ số ROA trung bình ngành.
  • Chỉ số ROA của các đối thủ trong ngành.
  • Chỉ số ROA (Tối thiểu trong 3 năm) của doanh nghiệp trong quá khứ.

Ví dụ:

Chỉ số ROA năm 2018 của CTCP Thủy sản Vĩnh Hoàn là 25.,4% và có sự tăng trưởng mạnh so với ROA trong quá khứ: 12.8% (2016) và 12.7% (2017). Ngoài ra, ROA của Vĩnh Hoàn cũng cao hơn nhiều so với ROA trung bình ngành (14%), thời điểm cùng kỳ. Qua đó, ta dễ dàng thấy được mức ROA của Vĩnh Hoàn đang ở mức rất tốt (ROA > 7.5%, cao hơn ROA quá khứ và cao hơn ROA trung bình ngành), đây là doanh nghiệp sử dụng tài sản đem lại lợi nhuận hiệu quả và ít rủi ro.

>> Xem thêm:

Chỉ số ROA
Không có một con số cụ thể để đánh giá ROA, mà phải dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau (Nguồn: Internet)

Mở Tài khoản chứng khoán hoàn toàn miễn phí trên Zalopay

Bạn muốn bắt tay đầu tư chứng khoán? Zalopay giới thiệu đến bạn sản phẩm Tài khoản chứng khoán, cho phép bạn đầu tư chỉ từ 01 cổ phiếu. Đây là sản phẩm của Công ty Chứng khoán DNSE được tích hợp trên nền tảng ứng dụng Zalopay, với mong muốn bình dân hóa hình thức đầu tư này, giúp bất cứ ai cũng có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia với nguồn vốn thấp nhất.

Sau đây là các bước chi tiết để để bạn mở tài khoản:

  • Bước 1: Tải Zalopay về điện thoại. Truy cập ứng dụng, chọn biểu tượng “Tất cả”.
  • Bước 2: Chọn biểu tượng “Chứng khoán”.
  • Bước 3: Tại màn hình chính của TK chứng khoán, chọn “Đăng ký tài khoản".
Tìm tính năng Chứng khoán ngay trong ứng dụng Zalopay
  • Bước 4: Kiểm tra và bổ sung thông tin chi tiết, bấm “Tiếp tục”.
  • Bước 5: Nhập mã PIN Zalopay hoặc xác thực bằng sinh trắc học (Touch ID/ Face ID).
  • Bước 6: Hoàn thành đăng ký và chờ kết quả.
Kiểm tra các thông tin để hoàn tất đăng ký

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem hướng dẫn chi tiết cách mua và bán chứng khoán trên Zalopay TẠI ĐÂY.

ROA là gì? Chắc chắn những thông tin trên đã giải đáp được câu hỏi này. Đồng thời, bài viết cũng đã chỉ ra công thức tính, ý nghĩa của ROA đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Zalopay chúc bạn thành công trong việc đánh chỉ số ROA để đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt, đem lại lợi nhuận cao.

Trên đây là những thông tin về chỉ số ROA là gì, cách tính và sử dụng ROA trong đầu tư chứng khoán. bạn có thể dựa vào chỉ số ROA này để lựa chọn được cổ phiếu tốt để đầu tư. ZaloPay chúc bạn vận dụng thành công chỉ số cơ bản này trong đầu tư chứng khoán và nhiều lĩnh vực khác.

Tags:
#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay