Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Chỉ số S&P 500 là gì? Hướng dẫn đầu tư hiệu quả theo chỉ số S&P 500

S&P 500 là một chỉ số thường xuyên được các nhà đầu tư tài chính đặc biệt quan tâm. Vậy S&P 500 là gì và biểu đồ S&P 500 đang diễn biến như thế nào từ đầu năm 2022 trở lại đây? Hãy cùng ZaloPay tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chỉ số S&P 500 là gì?

S&P 500 (tên đầy đủ trong tiếng Anh là Standard & Poor's 500 Stock Index - Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor) là chỉ số dựa trên cổ phiếu phổ thông và vốn hóa của 500 công ty lớn nhất được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán ở Hoa Kỳ, cụ thể là niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ. 

Chỉ số S&P 500 là gì

Đây được coi là một trong những chỉ số khách quan và được quan tâm nhất. Rất nhiều nhà đầu tư xem Chỉ số S&P 500 như một thước đo tốt nhất về hoạt động của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ

Có thể nói, S&P 500 là chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ, phản ánh sức khỏe nền kinh tế lớn nhất thế giới.

>> Xem thêm: Thị trường chứng khoán là gì? Tổng quan về thị trường chứng khoán

Chỉ số S&P 500 ra đời như thế nào?

Năm 1860, Henry Varnum Poor thành lập nhà xuất bản Poor's Publishing và đưa ra các hướng dẫn cho nhà đầu tư về ngành đường sắt. 

Năm 1923, Công ty Standard Statistics (thành lập năm 1906 với tên gọi Cục Thống kê Tiêu chuẩn) bắt đầu xếp hạng trái phiếu thế chấp và phát triển chỉ số thị trường chứng khoán đầu tiên, bao gồm cổ phiếu của 233 công ty tại Hoa Kỳ, được tính theo hàng tuần. Năm 1926, công ty này tiếp tục phát triển một chỉ số gồm 90 cổ phiếu, được tính toán theo ngày.

Năm 1941, Standard & Poor's được thành lập dựa trên sự sáp nhập của Poor's Publishing và Standard Statistics Company. Ngày 4/3/1957, chỉ số này được mở rộng cho 500 công ty hiện tại và được đổi tên thành Chỉ số tổng hợp chứng khoán S&P 500.

Chỉ số S&P 500 ra đời như thế nào

Điều kiện để xếp vào nhóm chỉ số S&P 500

Khi nhắc đến nhóm chỉ số S&P 500, chúng ta thường nghĩ ngay đến những cái tên nổi bật như: Apple, Alphabet, Amazon  Facebook, Microsoft,...

Tuy nhiên, thành phần các cổ phiếu thuộc nhóm S&P 500 không cố định mà sẽ được đánh giá định kỳ để loại bỏ hoặc đầu tư các cổ phiếu mới phù hợp với tiêu chí đánh giá của Ủy ban đánh giá.

Theo đó, để được xếp vào nhóm chỉ số S&P 500, ngoài việc là đại diện cho các ngành công nghiệp trong nền kinh tế Hoa Kỳ, các công ty phải thỏa mãn 8 tiêu chí chính: Vốn hóa thị trường, tính thanh khoản, trụ sở, cổ phiếu công khai, tiêu chuẩn phân loại ngành trên toàn cầu và đại diện các ngành trong nền kinh tế Hoa Kỳ, khả năng tài chính doanh nghiệp, khoảng thời gian giao dịch công khai, trao đổi chứng khoán.

Các cổ phiếu dùng để tính toán chỉ số S&P 500 được lựa chọn bởi một hội đồng. Điểm này giống với chỉ số Dow Jones, nhưng khác với một vài chỉ số được quy định chặt chẽ theo luật, điển hình là chỉ số Russell 1000. Khi xem xét tính đủ điều kiện của một bổ sung mới, hội đồng đánh giá giá trị của công ty dựa trên tám tiêu chí chính: 

  • Vốn hóa thị trường phải lớn hơn hoặc bằng 14,6 tỷ đô la Mỹ ( mức này có thể  thay đổi hàng năm).
  • Giá trị đồng đô la hàng năm được giao dịch để vốn hóa thị trường được điều chỉnh thả nổi lớn hơn 10% số cổ phiếu đang lưu hành
  • Khối lượng giao dịch hàng tháng tối thiểu là 250.000 cổ phiếu (tính trong  sáu tháng trước ngày đánh giá)
  • Phải được niêm yết công khai trên Sàn giao dịch chứng khoán New York (bao gồm NYSE Arca hoặc NYSE American) hoặc NASDAQ (NASDAQ Global Select Market, NASDAQ Select Market hoặc NASDAQ Capital Market).
  • Trụ sở chính phải ở Hoa Kỳ.
  • Chứng khoán không đủ điều kiện để đưa vào chỉ mục là công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn và các đơn vị ủy thác đầu tư của họ, các vấn đề về Bảng tin OTC, quỹ đóng, quỹ hoán đổi danh mục, hối phiếu giao dịch, ủy thác tiền bản quyền, cổ phiếu theo dõi, cổ phiếu ưu đãi , ủy thác đơn vị, chứng quyền vốn chủ sở hữu, trái phiếu chuyển đổi, ủy thác đầu tư, biên lai ký gửi của Mỹ và cổ phiếu lưu ký của Mỹ.
  • Kể từ năm 2017, các công ty có loại cổ phiếu kép không được thêm vào chỉ mục.
  • Tiêu chí đủ điều kiện vốn hóa thị trường là để bổ sung vào một chỉ mục, không phải để tiếp tục là thành viên.

Biểu đồ chỉ số S&P 500 năm 2022

Để xem biểu đồ biến động của chỉ số S&P 500, bạn có thể tham khảo các website hoặc ứng dụng cập nhật tin tức chứng khoán. Dưới đây là một ví dụ minh họa khi sử dụng Tradingview để theo dõi diễn biến chỉ số S&P500 qua khung thời gian 1D (1 ngày).

Nguồn: Investing.com

Có thể thấy từ đầu năm 2022 trở lại đây, chỉ số S&P500 đang có xu hướng giảm ở Hoa Kỳ. Đồng thời điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự việc này cho thấy mối tương quan giữa các nền kinh tế trên thế giới và tầm quan trọng của chỉ số S&P 500 ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường chứng khoán của các quốc gia khác.

Yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500?

Chỉ số S&P 500 có giá phụ thuộc hoàn toàn vào các công ty thành phần. Vậy nên, những yếu tố nào ảnh hưởng đến các công ty thành phần đều sẽ ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số S&P 500. Dưới đây là một số yếu tố chính tác động đến chỉ số S&P 500:

  • Chính sách của Ngân hàng Trung ương: Các chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ tác động đến chi phí vốn, do đó, điều này thường ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của người tiêu dùng cũng như số tiền đầu tư của doanh nghiệp. 
  • Giá cả hàng hóa: Yếu tố cơ bản quan trọng nhất tạo nên nền kinh tế toàn cầu là hàng hóa. Chi phí hàng hóa tăng/giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ được phản ánh qua giá cổ phiếu và giá trị của công ty.
  • Định giá tiền tệ: Sự biến động của tỷ giá USD sẽ tác động tới giá cả hàng hóa nội địa và xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa. 
  • Các yếu tố khác như thiên tai, khủng hoảng tài chính, các chiến dịch bầu cử và các chính sách vĩ mô khác của chính phủ Hoa Kỳ. 

Có thể thấy rằng các yếu tố vĩ mô đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của chỉ số S&P 500. Các nhà đầu tư nên thường xuyên cập nhật các tin tức vĩ mô để có cái nhìn khách quan về xu hướng biến động của chỉ số S&P 500.

Công thức tính giá trị của chỉ số S&P 500 (cho ví dụ)

Công thức tính toán chỉ số S&P 500: 

Index level = Σ(Pi x Qi)/Divisor

hay:

 S&P 500 Index = (Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty)/Ước số.

Trong đó:

  • P là giá của cổ phiếu thành viên,
  • Q là số lượng cổ phiếu công chúng của mỗi thành viên.
  • Ước số (Divisor) là 1 con số độc quyền được phát triển bởi Standard & Poor's và sẽ được điều chỉnh trong một số trường hợp như phát hành cổ phiếu ra công chúng, chia tách công ty hoặc các thay đổi tương đương về cơ cấu công ty. Mục đích của việc điều chỉnh ước số nhằm đảm bảo các yếu tố phi kinh tế (những sự kiện này) sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của chỉ số.

Ví dụ, nếu tổng giá trị vốn hóa thị trường của 500 cổ phiếu thành phần là 14 nghìn tỷ đô la Mỹ và ước số là 8.93 tỉ, thì chỉ số S&P 500 có giá trị là 1,567.75. Mặc dù, tổng giá trị vốn hóa của chỉ số S&P 500 được công khai trên trang web của Standard & Poor's nhưng giá trị của ước số luôn được giữ bí mật. Được biết, giá trị này luôn xấp xỉ ở mức 8.9 tỷ.

Đầu tư theo chỉ số S&P 500 như thế nào để hiệu quả?

Có 2 cách đầu tư theo chỉ số S&P 500 đạt hiệu quả:

  • Nếu là một nhà đầu tư chứng khoán quốc tế, cụ thể hơn là nhà đầu tư ở thị trường Mỹ, bạn có thể dễ dàng đầu tư theo chỉ số này bằng cách đầu tư vào các công ty có trong S&P 500.
  • Nếu bạn là một nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam, bạn có thể theo dõi biến động của chỉ số S&P 500 để có những dự đoán chính xác về chỉ số chứng khoán Việt Nam bởi những ảnh hưởng tương quan của các chỉ số tài chính này. Ngoài ra, bạn cũng có thể đầu tư theo chỉ số này thông qua hợp đồng hoặc quỹ đầu tư ETFs.

Khi đầu tư theo chỉ số S&P 500, bạn sẽ đạt được một số lợi ích sau:

  • Giảm thiểu rủi ro biến động giá: Đầu tư vào S&P 500 đồng nghĩa với việc chúng ta đầu tư cho 500 công ty uy tín và phát triển nhất nước Mỹ, chính vì vậy, rủi ro biến động giá quá lớn thường không cao.
  • Tính thanh khoản rất cao: Các công ty thuộc top đầu thị trường chứng khoán thường khá được số đông nhà đầu tư tin tưởng và lựa chọn, vì vậy, dễ dàng giao dịch thường xuyên trên sàn. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về chỉ số S&P 500 và hướng dẫn đầu tư hiệu quả chỉ số này. Hãy theo dõi ZaloPay để biết thêm nhiều kiến thức tài chính bổ ích!

Tags:
#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay