Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Quỹ đóng là gì? Phân biệt quỹ đóng và quỹ mở

Hiện nay, việc thành lập quỹ đầu tư có ý nghĩa làm tăng tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư, đồng thời nhanh chóng đem lại lợi nhuận. Trong thị trường chứng khoán, quỹ đóng sở hữu nhiều ưu điểm vượt bậc hơn so với các hình thức đầu tư khác. Vậy quỹ đóng là gì? Hãy cùng ZaloPay tìm hiểu về khái niệm, phân loại cũng như cách lựa chọn đơn vị đầu tư uy tín.

Quỹ đóng là gì?

Quỹ đóng còn được gọi là quỹ giao dịch cộng đồng, hay quỹ đầu tư đóng. Quỹ này chỉ diễn ra khi có hoạt động kêu gọi vốn và chỉ số quỹ chỉ được phát hành một lần duy nhất. Một điều đặc biệt mà người dùng cần biết chính là quỹ đóng sẽ không được phát hành lại trong mọi tình huống. Ngoài ra, thời gian hoạt động quỹ đóng cũng có giới hạn nhất định và được thống nhất ngay khi thiết lập quỹ.

Để tạo tính thanh khoản, mọi chứng chỉ đều được niêm yết minh bạch trên Sở giao dịch chứng khoán, được xem như một loại cổ phiếu bình thường, dùng để giao dịch trên các sàn chứng khoán phi tập trung. Trên thực tế, quỹ đóng thích hợp cho những nhà đầu tư có số vốn lớn.

>> Xem thêm: Chứng khoán là gì? Vì sao nhiều người đổ xô đi đầu tư chứng khoán?

Quỹ đóng là gì?
Quỹ đóng là gì? (Nguồn: Internet)

Phân biệt quỹ đóng và quỹ mở

Không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về sự khác nhau giữa quỹ đóng và quỹ mở. Bảng so sánh các tiêu chí phân biệt sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hai hình thức quỹ này:

Đặc điểm

Quỹ đóng

Quỹ mở

Yêu cầu lượng vốn góp ban đầuLớn. Bởi quỹ đóng chỉ được phát hành trên thị trường sơ cấp với số lượng nhất định.Nhỏ
Thời gian hoạt độngQuỹ được thống nhất ngay khi vừa thiết lập và có thời gian hoạt động cố định.Không giới hạn.
Khoản nắm giữ tiềnKhông bắt buộc, do có sự ổn định về nguồn vốn. Vì vậy, quỹ đóng rất có tiềm năng trong đầu tư dài hạn.Các nhà đầu tư cần phải nạp tiền để mua lại các chứng chỉ quỹ, đồng thời có biện pháp quản lý quỹ hợp lý, chặt chẽ.
Tính thanh khoảnThấp. Quỹ đóng được giao dịch như một cổ phiếu bình thường, nhưng không được bán lại cho các công ty quản lý quỹ.Cao. Quỹ mở được phép bán lại cho các đơn vị quản lý quỹ trên thị trường.
Thay đổi quy môKhá ổn địnhQuy mô có thể thay đổi, tùy thuộc vào số lượng mua và bán của nhà đầu tư.
Biến động giáCao.Khá thấp.
Khả năng mua - bánViệc mua - bán chỉ thực hiện giữa các nhà môi giới và có phí giao dịch.Việc mua - bán được giao dịch trực tiếp từ quỹ có tính phí.
Khả năng phân phối chứng chỉ quỹPhân phối trong lần đầu tiên kêu gọi vốn hoặc tăng vốn điều lệPhân phối tại các đại lý như đơn vị quản lý quỹ, công ty chứng khoán, ngân hàng,...

Các loại quỹ đóng hiện nay

Dựa theo nguồn vốn được huy động, quỹ đóng được phân ra làm 2 loại chính là quỹ đóng niêm yết và quỹ đóng thành viên. Hai hình thức quỹ đóng này đều có đặc tính chung là không được phép mua lại chứng chỉ đầu tư từ các nhà giao dịch lẻ khi họ có nhu cầu bán. Nói cách khác, các quỹ này chỉ được phép mua - bán qua các công ty quản lý quỹ. Vậy làm thế nào để nhận biết quỹ đóng thành viên và quỹ đóng niêm yết, ZaloPay sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc qua bảng dưới đây:

Đặc điểm

Quỹ đóng niêm yết

Quỹ đóng thành viên

Kêu gọi vốn

- Được niêm yết trực tiếp trên Sở giao dịch chứng khoán.

- Được phép phát hành ra thị trường.

Chỉ phát hành cho các đối tượng hoặc nhà đầu tư đã được chỉ định sẵn.
Số lượng nhà đầu tưÍt nhất 100 nhà đầu tư bao gồm pháp nhân và những cá nhân khác.Không vượt quá 30 thành viên pháp nhân.
Mức độ rủi roThấp. Quỹ đóng niêm yết cần phải tuân theo các nguyên tắc của pháp luật.Khá cao. Các cơ quan quản lý quỹ chú trọng vào sự an toàn vốn của các nhà đầu tư nên thường không dùng quỹ công chúng để thực hiện giao dịch.
Lợi nhuậnKhông caoCao

Một số tiêu chí để chọn công ty quản lý quỹ đóng uy tín

Thông thường, đơn vị quản lý quỹ sẽ chịu trách nhiệm chính cho các khoản tiền của nhà đầu tư. Do đó, bạn cần hiểu những tiêu chí để đưa ra lựa chọn công ty quản lý quỹ uy tín, phù hợp, ví dụ như:

  • Chiến lược đầu tư: Hiện quỹ đang chú trọng vào danh mục đầu tư thế nào? Chiến lược của quỹ đóng có tương thích với nhu cầu của bạn hay không? Tỷ trọng phân bố có phù hợp chưa?
  • Thông tin minh bạch: Các hoạt động của quỹ cần phải được thể hiện rõ ràng, minh bạch theo định kỳ để các nhà đầu tư cảm thấy an toàn, tin tưởng.
  • Lịch sử hoạt động của quỹ: Bạn nên xem xét và tìm hiểu về các hoạt động của quỹ, được cập nhật theo khoảng thời gian: tháng, quý và năm. Từ đó, bạn có thể rút ra những nhận định xác đáng hơn về năng lực quản lý và tỷ lệ thua lỗ, rủi ro của công ty quản lý.
  • Chuyên gia trong lĩnh vực quỹ đóng: Bạn cần nghiên cứu kỹ về đội ngũ giám sát và quản lý để hiểu rằng họ đang làm trong lĩnh vực nào? Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm thông tin này thông qua một số tài liệu công bố công khai của đơn vị.
  • Danh mục phí đầu tư: Các nhà đầu tư sẽ phải trả hai khoản phí chính gồm: phí quản lý định kỳ và phí quản lý thường niên. Để tra cứu thông tin cụ thể và chi tiết về danh mục phí, bạn hãy truy cập trang web chính thức của đơn vị quản lý.

>> Xem thêm:

Công ty quản lý quỹ đóng uy tín
Một số tiêu chí cần thiết giúp bạn chọn công ty quản lý quỹ đóng uy tín, phù hợp (Nguồn: Internet)

Mở Tài Khoản Chứng Khoán hoàn toàn miễn phí trên ZaloPay

Nếu bạn muốn mở tài khoản chứng khoán mà không hề mất bất kỳ chi phí nào, hãy tải ngay ứng dụng ZaloPay để trải nghiệm tính năng Tài Khoản Chứng Khoán để có thể sở hữu cổ phiếu mà mình yêu thích. Cách thức mở tài khoản chứng khoán trên ứng dụng di động ZaloPay rất đơn giản, với các thao tác cụ thể như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào ứng dụng ZaloPay. Chọn “Tất cả” rồi chọn biểu tượng “Tài Khoản Chứng Khoán”.
  • Bước 2: Tiếp theo, ở giao diện giới thiệu về tài khoản này, người dùng click chọn “Đăng ký tài khoản”.
  • Bước 3: Kiểm tra kỹ các thông tin về họ tên, quốc tịch, ngày sinh, số CCCD,... Trong trường hợp thông tin chưa đúng hãy cập nhật lại. Sau đó nhấn “Tiếp tục”.
  • Bước 4: Hệ thống sẽ gửi hợp đồng để người dùng có thể đọc và hiểu rõ các điều khoản, người dùng ký tên và bấm “Ký hợp đồng”.
  • Bước 5: Nhập mã PIN ZaloPay hoặc xác thực bằng sinh trắc học (Touch ID/ Face ID).
  • Bước 6: Ngân hàng CIMB tiến hành xác thực và duyệt hồ sơ đăng ký để hoàn tất quá trình.
Mở Tài Khoản Chứng Khoán hoàn toàn miễn phí trên ZaloPay
Mở Tài Khoản Chứng Khoán nhanh chóng ngay trên ứng dụng ZaloPay

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quỹ đóng là gì? Bên cạnh đó, người dùng còn có thể phân biệt rõ hơn giữa quỹ đóng và quỹ mở. Ngoài ra, ZaloPay còn hỗ trợ tăng trải nghiệm dành cho những người dùng mới thông qua việc mở tài khoản chứng khoán trên ứng dụng một cách đơn giản, nhanh chóng.

icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay