Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Chỉ số Dow Jones là gì? Cách ứng dụng chỉ số Dow Jones trong đầu tư chứng khoán

Nếu bạn là nhà đầu tư tài chính hoặc quan tâm thị trường chứng khoán, chắc hẳn đã nghe qua về chỉ số Dow Jones. Đây là một trong những chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ. Vậy chỉ số Dow Jones là gì? Cách sử dụng chỉ số này trong trong đầu tư chứng khoán như thế nào? Hãy cùng ZaloPay tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chỉ số Dow Jones là gì?

Dow Jones hay còn gọi là Dow Jones Industrial Average (DJIA) Index - chỉ số bình quân công nghiệp, ký hiệu của chỉ số Dow Jones là DJIA, Dow 30, DJ30,... Đây là một trong những chỉ số chứng khoán của thị trường Mỹ, phản ánh tình trạng chung của nền kinh tế.

Chỉ số Dow Jones được xác định từ mức giá đóng cửa 30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ và New York. Các công ty trong danh sách này đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như tài chính, tiêu dùng, công nghệ,... Danh sách 30 công ty này không cố định mà thay đổi theo thời gian nếu đáp ứng các tiêu chuẩn của cổ phiếu Blue Chip, được thực hiện bởi ban biên tập tờ báo The Wall Street Journal. Qua các tiêu chí lựa chọn công ty bao gồm: Danh tiếng, sự tăng trưởng bền vững của công ty và sự quan tâm của nhà đầu tư đối với từng cổ phiếu. Ngoài ra, không có bộ quy tắc cụ thể nào để lựa chọn công ty trong danh sách này. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các thuật ngữ khác trong đầu tư chứng khoán để biết thêm những thông tin hữu ích: CPI là gì, FOMO là gì, chỉ số VNIndex, EPS là gì, Margin là gì, chỉ số ROE là gì, hệ số Beta là gì, VN100 là gì, chỉ số P/E trong chứng khoán, chỉ số S&P 500, chỉ số Nikkei

Chỉ số Dow Jones là gì
Nguồn: tradervn.net

Chỉ số Dow Jones được ra đời như thế nào?

Các nhà đầu tư thường chỉ quan tâm đến cổ phiếu mình nắm giữ và bỏ qua các cổ phiếu khác. Điều họ biết được chỉ là giá cổ phiếu lên xuống như thế nào chứ không hiểu diễn biến chung của thị trường tăng giảm ra sao. Vì có hàng trăm, hàng nghìn cổ phiếu khác nhau trên thị trường nên rất khó để dự đoán diễn biến chung. Vì thế cần có một đại diện nào đó cho toàn bộ thị trường. 

Nhận ra điều này, ông Charles Dow, cha đẻ của lý thuyết Dow nổi tiếng và các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều chịu ảnh hưởng của nền kinh tế chung. Từ đó, ông đã cố gắng tìm ra một đại lượng kinh tế có thể phản ánh xu hướng chung của thị trường chứng khoán nói chung. Ngày nay, các đại lượng kinh tế đó được gọi là chỉ số thị trường chứng khoán.

Vào ngày 3/7/1884, ông Charles Dow đã phát triển khái niệm về giá trị trung bình của 11 hãng vận tải, bao gồm 9 công ty đường sắt Mỹ trên báo Wall Street Journal. Khái niệm mà ông đưa ra là tiền thân của khái niệm chỉ số chứng khoán sau này. 

Vào ngày 26/5/1986, chỉ số Dow Jones được ghi nhận lần đầu tiên. Ông Charles Dow lấy giá đóng cửa của 12 công ty lớn nhất trong lĩnh vực công nghiệp Hoa Kỳ và sau đó tính trung bình các mức giá đó. Giá trị đầu tiên của Chỉ số Dow Jones được công bố lần đầu trên tờ The Wall Street Journal với giá 40.94 USD. Số lượng cổ phiếu được sử dụng để xác định chỉ số đã tăng lên 20 vào năm 1916, tiếp tục tăng lên 30 vào năm 1928 và duy trì ở mức này đến ngày nay.

>>> Tham khảo thêm:

Chỉ số Dow Jones được ra đời như thế nào

Phân loại chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones do ông Charles Dow phát triển bao gồm 4 loại: 

  • Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (Dow Jones Industrial Average - DJIA): Đây là chỉ số phổ biến nhất trong nhóm các chỉ số và được sử dụng làm thước đo thị trường chứng khoán. DJIA được tính trên giá cổ phiếu của 30 công ty lớn nhất ngành công nghiệp Hoa Kỳ.
  • Chỉ số Dow Jones vận tải (Dow Jones Transportation Average - DJTA): Đây là chỉ số chứng khoán được đề cập trong lịch sử chỉ số của Dow Jones. Chỉ số này hiện nay được tính trong danh sách 20 cổ phiếu thuộc lĩnh vực đường sắt, hàng không và đường thủy được giao dịch trên thị trường chứng khoán New York. Hiện tại, chỉ số Dow Jones vận tải đã được sáp nhập vào chỉ số Dow Jones tổng hợp. Tuy nhiên, các công ty đường sắt của Mỹ vẫn tính toán chỉ số này để đánh giá tình hình nội bộ ngành. ị trường.
  • Chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng (Dow  Jones Utility Average - DJUA): Đây là chỉ số bao gồm 15 công ty lớn nhất trong lĩnh vực khí đốt và điện ở Hoa Kỳ. 
  • Chỉ số hỗn hợp Dow Jones: Đây là chỉ số chung cho 65 cổ phiếu, kết hợp từ 3 loại chỉ số trên là DJIA, DJTA và DJUA.

Trong 4 chỉ số Dow Jones thì DJIA là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ và phản ánh tình hình chung của thị trường này. Khi nói đến chỉ số Dow Jones, chỉ số công nghiệp Dow Jones thường được nhắc đến đầu tiên. 

>>> Xem thêm:

Chỉ số Dow Jones có ý nghĩa như thế nào đối với thị trường chứng khoán?

Chỉ số Dow Jones được tính bằng cách sử dụng dữ liệu giá cổ phiếu của 30 công ty niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Đây là 30 công ty lớn mạnh về danh tiếng, giá trị vốn hóa thị trường và sự quan tâm của các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Hơn nữa, những công ty có trong danh sách này còn phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghệ, thương mại, giải trí, bán lẻ, hàng tiêu dùng,… Hầu hết là lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế Hoa Kỳ ngày nay. 

Ngoài ra, chỉ số Dow Jones còn rất nhạy cảm với các tác động kinh tế và chính trị như chiến tranh, hệ thống chính trị và các chính sách kinh tế như lãi suất, lạm phát, GDP, xuất nhập khẩu,... Chỉ một sự thay đổi trong các yếu tố và sự kiện trên cũng sẽ tác động đáng kể đến chỉ số Dow Jones.

Từ những lập luận trên, có thể thấy tình hình kinh tế, chính trị Mỹ và chỉ số Dow Jones có mối tương quan với nhau. Thông qua chỉ số Dow Jones, bạn có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Mỹ. 

Đồng thời, Hoa Kỳ cũng là quốc gia có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới nên chỉ số Dow Jones cũng phản ánh một phần nền kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân vì 30 cổ phiếu này đến từ 30 công ty có vốn hóa lớn nhất trên các sàn giao dịch. Sự phổ biến của các doanh nghiệp này là không thể phủ nhận và có tầm ảnh hưởng, thu hút sự quan tâm không chỉ từ các nhà đầu tư trong nước mà còn trên thế giới. Ngoài ra, mối quan hệ hữu nghị giữa Mỹ và các quốc gia khác cũng tỷ lệ thuận với chỉ số Dow Jones. Vì vấn đề trong hợp tác ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xuất nhập hàng hóa và tình hình kinh doanh của các công ty. Điều này khiến giá cổ phiếu của mỗi doanh nghiệp cũng thay đổi dẫn đến sự thay đổi trong chỉ số Dow Jones. 

Việc nghiên cứu chỉ số Dow Jones là cần thiết vì sự biến động của chỉ số Dow Jones sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý của các nhà đầu tư trên thế giới, từ đó tạo ra xu hướng trong hành vi đối với thị trường chứng khoán.

>>>> Xem thêm: 

Chỉ số Dow Jones có ý nghĩa như thế nào

Cách tính chỉ số Dow Jones chính xác nhất

Để tính chỉ số Dow Jones, bạn cần sử dụng phương pháp trung bình Nghĩa là giá trị của chỉ số bằng tổng giá trị thị trường của cổ phiếu chia cho số lượng cổ phiếu được niêm yết. Công thức tính Dow Jones:

DJIA = ∑Pi/n

Trong đó:

  • Pi là giá của từng cổ phiếu trong danh sách.
  • n là tổng số lượng cổ phiếu trong danh sách. (Đối với chỉ số bình quân công nghiệp là n = 30).

Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần lưu ý mặc dù giá cổ phiếu không đổi nhưng giá trị của chỉ số có thể thay đổi. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như vốn doanh nghiệp, tách gộp cổ phiếu, án chứng quyền, thưởng cổ phần, phát hành cổ phiếu mới,...

Do đó, để đảm bảo chỉ số phản ánh chính xác biến động giá cổ phiếu trên thị trường và loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng nêu trên cần sử dụng một ước số - divisor (D). Ước số này có giá trị thay đổi khi có bất kỳ sự kiện nào nêu trên. Vậy nên,  Công thức tính Dow Jones được điều chỉnh như sau:

DJIA = ∑Pi /D

Ưu và nhược điểm của chỉ số chứng khoán Dow Jones

Ưu điểm

  • Uy tín cao: Dow Jones được xây dựng dựa trên 30 tập đoàn lớn nhất và có vị thế vững chắc trong nền kinh tế Mỹ, đại diện cho sức mạnh và sự ổn định của thị trường.
  • Tính thanh khoản cao: Do được cấu tạo từ các cổ phiếu có vốn hóa lớn và giao dịch sôi nổi, Dow Jones đảm bảo tính thanh khoản cao cho các nhà đầu tư, giúp họ dễ dàng thực hiện các giao dịch mua bán.
  • Phản ứng nhanh nhạy: Chỉ số Dow Jones biến động liên tục trong ngày, phản ánh kịp thời diễn biến tâm lý thị trường và những thay đổi trong nền kinh tế vĩ mô. Nhờ vậy, nó cung cấp cho nhà đầu tư thông tin quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
  • Dễ dàng theo dõi: Nhờ sự phổ biến rộng rãi, thông tin về Dow Jones được cập nhật liên tục trên các phương tiện truyền thông và nền tảng tài chính, giúp nhà đầu tư dễ dàng theo dõi và đánh giá biến động của thị trường.
Ưu và nhược điểm của chỉ số chứng khoán Dow Jones

Nhược điểm

  • Phản ánh chưa đầy đủ: Việc chỉ tập trung vào 30 công ty, chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp, khiến Dow Jones có thể bỏ qua những biến động quan trọng của các ngành kinh tế khác, dẫn đến đánh giá không đầy đủ về toàn cảnh thị trường.
  • Ảnh hưởng bởi biến động giá cổ phiếu: Do tính toán dựa trên giá cổ phiếu, Dow Jones có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi biến động giá của một hoặc một vài cổ phiếu trong rổ, dù biến động này không nhất thiết phản ánh xu hướng chung của thị trường.
  • Không phản ánh giá trị nội tại: Giá cổ phiếu thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả tâm lý thị trường, trong khi giá trị nội tại của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như lợi nhuận, tiềm năng phát triển,.v.v. Do đó, Dow Jones có thể không phản ánh chính xác giá trị thực của các công ty trong rổ.

>>> Xem thêm: 

Hướng dẫn xem biểu đồ chỉ số Dow Jones ở đâu?

Để biết thêm thông tin về chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và biểu đồ kỹ thuật, bạn có thể truy cập các trang thông tin đầu tư và chứng khoán uy tín như vn.tradingview.com hay vn.investing.com. Thông tin về biến động giá theo thời gian được trình bày giống như biểu đồ chứng khoán thông thường. Do đó, bạn có thể dễ dàng xem và phân tích nó.

nguồn xem biểu đồ chỉ số Dow Jones
Nguồn: investing.com

>>> Tham khảo thêm:

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Dow Jones

Chính sách tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang (FED)

  • Chính sách tiền tệ lỏng lẻo: Kích thích kinh tế bằng cách hạ lãi suất, giúp doanh nghiệp vay vốn dễ dàng hơn, từ đó thúc đẩy đầu tư và chi tiêu, qua đó hỗ trợ cho đà tăng của chỉ số Dow Jones.
  • Chính sách tiền tệ thắt chặt: Tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát, có thể khiến đầu tư sụt giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu và Dow Jones.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Dow Jones

Dữ liệu kinh tế của nền kinh tế Hoa Kỳ

  • Dữ liệu kinh tế mạnh: Bao gồm GDP tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp thấp, báo cáo doanh nghiệp khả quan,... thể hiện sự tăng trưởng và sức khỏe của nền kinh tế, là tín hiệu tích cực cho Dow Jones.
  • Dữ liệu kinh tế yếu: Ngược lại, cho thấy nền kinh tế đang gặp khó khăn, có thể khiến nhà đầu tư lo ngại và bán tháo cổ phiếu, dẫn đến giảm điểm Dow Jones.

Sự ổn định của kinh tế chính trị

  • Mối quan hệ quốc tế hòa bình, hợp tác: Giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng chung, từ đó tác động tích cực đến Dow Jones.
  • Bất ổn chính trị, căng thẳng quốc tế: Gây ra rủi ro và lo ngại cho nhà đầu tư, có thể dẫn đến bán tháo cổ phiếu và khiến Dow Jones sụt giảm.

Giá của Dollar Mỹ

  • USD mạnh: Khiến hàng hóa xuất khẩu của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận doanh nghiệp và Dow Jones.
  • USD yếu: Giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Mỹ, thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp và hỗ trợ cho đà tăng của Dow Jones.

>>> Xem thêm:

Giá của Dollar Mỹ

Các báo cáo của các công ty cấu thành Dow Jones

  • Kết quả kinh doanh khả quan: Doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng, triển vọng phát triển tích cực,... thể hiện sức khỏe và tiềm năng của công ty, thu hút nhà đầu tư, qua đó đẩy giá cổ phiếu và Dow Jones tăng lên.
  • Kết quả kinh doanh yếu kém: Doanh thu, lợi nhuận sụt giảm, dự báo tiêu cực,... khiến nhà đầu tư lo ngại và bán tháo cổ phiếu, ảnh hưởng tiêu cực đến Dow Jones.

Ngoài ra, còn một số yếu tố vĩ mô khác như biến động giá cả hàng hóa, sự kiện địa chính trị,... cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư và giá cổ phiếu, tác động đến chỉ số Dow Jones.

Danh sách các công ty thuộc DJ Index

Dưới đây là danh sách các công ty tiêu biểu trong chỉ số Dow Jones (DJ Index) theo từng ngành, kèm theo giá trị thị trường của mỗi công ty (dữ liệu có thể thay đổi theo thời gian):

Ngành Công nghiệp

Tên công ty

Giá trị thị trường (tỷ USD)

Công nghiệp

JP Morgan Chase & Co (JPM)

504.98

Công nghiệp

Apple Inc (AAPL)

2,330

Công nghiệp

Microsoft Corporation (MSFT)

2,170

Vận tải

FedEx Corporation (FDX)

59.58

Vận tải

Union Pacific Corporation

136.93

Vận tải

Norfolk Southern Corporation (UNP)

63.01

Dịch vụ

Nextera Energy Inc (NEE)

155.69

Dịch vụ

Duke Energy Corporation (DUK)

77.06

Dịch vụ

Dominion Energy Inc (D)

58.84

Cách ứng dụng chỉ số Dow Jones trong đầu tư chứng khoán

Với thị trường chứng khoán hàng ngày, vì Dow Jones là chỉ số thị trường chứng khoán Mỹ nên chỉ các nhà đầu tư Mỹ mới có thể tham gia đầu tư theo chỉ số này. 

Ngoài ra, có một số hình thức đầu tư khác sử dụng chỉ số Dow Jones cho các nhà đầu tư muốn tham gia là: Đầu tư thông qua các công cụ phái sinh như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai hoặc thông qua các cổ phiếu trong danh mục cổ phiếu tạo nên chỉ số này. 

  • Đầu tư vào các hợp đồng quyền chọn: Để đầu tư vào chỉ số Dow Jones thông qua các hợp đồng quyền chọn, các nhà đầu tư thường giao dịch nhiều với mã cổ phiếu DJX. Mã cổ phiếu này được phát hành bởi Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (The Chicago Board Options Exchange - CBOE)
  • Hợp đồng tương lai: Để đầu tư vào chỉ số Dow Jones thông qua hợp đồng tương lai thì sản phẩm được lựa chọn nhiều là E-Mini-Dow. Sản phẩm này hiện đang được giao dịch với tên gọi Chicago Mercantile Exchange (CME) và  sàn Chicago Board of Trade (CBOT). 
  • Đầu tư vào chỉ số Dow Jones thông qua quỹ hoán đổi danh mục ETF: Một số quỹ ETF tiêu biểu có thể kể đến như The Proshares Trust Ultra Dow 30, Dow Diamonds, Diamonds Trust,... Thông thường, các quỹ ETF nắm giữ tất cả các cổ phiếu nằm trong danh sách tạo nên chỉ số Dow Jones hoặc cố gắng theo dõi các biến động gần nhất của chỉ số này.

Bài viết trên đây, ZaloPay đã đưa ra những thông tin cơ bản về chỉ số Dow Jones và cách sử dụng chỉ số này trong đầu tư chứng khoán. Có thể thấy, chỉ số Dow Jones không chỉ phản ánh tình hình của nền kinh tế Mỹ mà ảnh hưởng một phần đến nền kinh tế thế giới. Vì vậy, nếu bạn muốn tham gia vào thị trường đầu tư hãy cập nhật thêm thông tin về chỉ số này.

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay