Chỉ số Nikkei (viết tắt của cụm từ Nikkei 225 Stock Average hay Nikkei Asia) là chỉ số chứng khoán bao gồm giá của 225 công ty Blue- chip hàng đầu Nhật Bản được giao dịch trên sàn chứng khoán Tokyo. Trong đó, thuật ngữ blue chip được dùng để mô tả một công ty có vốn hóa cao và có danh tiếng lớn với nhiều năm thành công trên thị trường. Đến nay, Nikkei được xem là một trong những chỉ số được tính toán và theo dõi chặt chẽ nhất trên thị trường chứng khoán châu Á.
Chỉ số Nikkei đại diện cho 6 lĩnh vực gồm: giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, hàng tiêu dùng, dịch vụ công cộng và 2 lĩnh vực trọng yếu là công nghệ và vật liệu tư liệu sản xuất.
>>> Tham khảo thêm: Danh sách cổ phiếu Bluechip Việt Nam và trên thế giới
>>> Gợi ý các bài viết liên quan:
Là một chỉ số quan trọng trong thị trường chứng khoán của Nhật Bản và toàn cầu, chỉ số Nikkei 225 có vai trò sau:
Giá chỉ số Nikkei sẽ biến động theo sự thay đổi của giá cổ phiếu của các công ty thành viên thuộc chỉ số. Dưới đây là các yếu tố tác động tới các công ty trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến chỉ số Nikkei 225.
Bản chất nền kinh tế Nhật Bản là tập trung vào xuất khẩu nên sức mạnh của đồng nội tệ là yếu tố hàng đầu quyết định đến giá cổ phiếu. Đồng nội tệ (đồng JPY) tăng nghĩa là các sản phẩm của Nhật Bản có thể đang kém cạnh tranh hơn tại trường quốc tế, điều này có thể làm giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm, sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng ở nước ngoài từ đó thúc đẩy doanh thu. Lúc này chỉ số Nikkei 225 cũng sẽ tăng.
>>> Xem thêm các bài viết liên quan:
Giống như nhiều chỉ số khác, bất kỳ sự kiện nào có ảnh hưởng đến bối cảnh chính trị, kinh tế và xã hội đều có thể ảnh hưởng đến chỉ số Nikkei 225. Ví dụ: trong thời kỳ tăng trưởng → nhu cầu làm việc cao → nhu cầu tiêu dùng tăng và kéo theo sự tăng trưởng của các loại cổ phiếu có liên quan tới nhu cầu của thị trường nhân sự.
>>> Xem thêm: Chính sách tài khóa là gì?
Các chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến chi phí đi vay và mô hình chi tiêu của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Nhật Bản. Từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và doanh thu của công ty.
>>> Tham khảo thêm:
Thiên tai của Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến chỉ số Nikkei 255. Một trong những ví dụ điển hình nhất đó là trận động đất và sóng thần Tohoku năm 2011 tại Nhật đã khiến lượng cổ phiếu bán ra rất lớn. Ngay sau đó, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 7% trong những ngày tiếp theo.
Chỉ số chứng khoán Nikken 225 được tính theo công thức sau:
Nikkei 225 = (Trung bình giá cổ phiếu của công ty vào 1 ngày T * giá trị cơ bản) / trung bình của các mức giá đã điều chỉnh |
Chỉ số Nikkei 225 phản ánh tổng giá của 225 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tính ở thời điểm hiện tại. Chia kết quả này cho giá trị trung bình của các mức giá đã điều chỉnh sẽ giúp các nhà giao dịch dễ dàng hơn trong việc phân tích những trường hợp cụ thể như chia tách cổ phiếu, công ty, hợp nhất cổ phiếu…
Chỉ số Nikkei 225 được tính toán và hiển thị trên bảng điện tử theo thời gian thực tại sàn chứng khoán Tokyo. Hàng năm, ủy ban sẽ tiến hành chọn 225 công ty đủ điều kiện để tạo thành chỉ số chứng khoán Nikkei và có hiệu lực chính thức vào tháng 10 hàng năm.
Ví dụ:
Hiện tại chỉ số thị trường chứng khoán Tokyo là 30.000 điểm với vốn hóa toàn thị trường là 8.000 tỷ Yên Nhật. Tổng giá trị vốn hóa của 225 công ty công bố nhiều nhất Nhật Bản là 6000 tỷ Yên. Vậy cách tính chỉ số Nikkei 225 như sau:
Nikkei 225 = (Giá trị vốn hóa của 225 công ty niêm yết là 6.000 tỷ Yên * chỉ số thị trường chứng khoán Tokyo là 30.000 điểm)/ giá trị vốn hóa thị trường là 8.000 tỷ Yên) = 22.500 điểm chỉ số Nikkei.
>>> Tham khảo thêm: Cách chơi chứng khoán cho người mới hiệu quả, nhanh chóng thu lợi nhuận
Các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) hoạt động từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trong khung giờ giao dịch là buổi sáng từ 9h00 đến 11h30 và buổi chiều từ 12h30 đến 15h00 (tính theo múi giờ Nhật Bản GMT+9).
Với các nhà đầu tư không trực tiếp tham gia giao dịch tại thị trường chứng khoán ở Nhật Bản thì có thể đầu tư chỉ số Nikkei theo các hình thức sau đây:
Đầu tư vào Nikkei 225 CFD
Chỉ số Nikkei 225 CFD (Contract for difference) hay còn gọi là hợp đồng chênh lệch là một sản phẩm tài chính cho phép nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận từ việc tăng hoặc giảm điểm của thị trường chứng khoán Nhật Bản. Các nhà đầu tư sẽ là Long (mua) nếu kỳ vọng chỉ số Nikkei 225 tăng. Ngược lại, nhà đầu tư sẽ là Short (bán) nếu tin rằng giá cổ phiếu sẽ giảm trong tương lai.
Điều đặc biệt ở phương thức này là nhà đầu tư không thật sự là người nắm giữ cổ phiếu, mà chỉ dựa vào sự phán đoán về sự thay đổi của giá cổ phiếu trên thị trường để hưởng lợi chênh lệch.
>>> Tham khảo: Tổng quan về hợp đồng tương lai. So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
Đầu tư vào Nikkei 225 Futures
Nikkei 225 Futures là một hợp đồng chuẩn hóa giữa 2 hoặc nhiều bên nhằm mục đích thực hiện trao đổi tài sản. Cụ thể ở đây là chỉ số Nikkei 225 với mức giá cụ thể được xác định ở thời điểm hiện tại và theo số lượng nhất định. Việc thực hiện hợp đồng này sẽ diễn ra ở tương lai.
Ví dụ: tại thời điểm ngày 01/01/2022, chúng ta mở vị thế mua hợp đồng (vị thế Long) tương lai chỉ số Nikkei 225 với kỳ hạn 3 tháng, đến 31/03/2022 là thời hạn đáo hạn thì các bên sẽ thực hiện đóng vị thế hợp đồng và tính toán lãi/lỗ nếu có.
Đầu tư vào Nikkei 225 ETF
Nếu nhà đầu tư chưa có kiến thức về việc phân bổ vốn khi mở vị thế mua (Long positions) trong hợp đồng tương lai Nikkei 225 Futures thì vẫn còn một lựa chọn khác là đầu tư vào các Quỹ Nikkei 225 ETF (Exchange Traded Fund).
ETF là các quỹ danh mục hoán đổi. Họ mua những cổ phiếu được đánh giá tốt trên thị trường và phát hành chứng chỉ quỹ ETF cho các nhà đầu tư mua vào. Như vậy, thay vì phải bỏ công sức tìm kiếm các cổ phiếu riêng lẻ trên thị trường, các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể mua chứng chỉ quỹ ETF.
Trong danh mục tài sản của các công ty quản lý quỹ Nikkei 225 ETF, ngoài cổ phiếu thì nhà đầu tư có thể mua thêm trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp hoặc mua vàng để có thể đa dạng danh mục, phòng ngừa rủi ro.
Ngoài ra, trước các đợt phát hành chứng chỉ quỹ ETF, các quỹ ETF thường đưa ra các sản phẩm quỹ theo 3 xu hướng: tăng trưởng, trung tính và bảo toàn tương ứng với mức lợi suất từ cao đến thấp cho các nhà đầu tư chọn lựa.
>>> Tham khảo thêm:
Bài viết trên của Zalopay đã cung cấp đến bạn đọc thông tin về chỉ số Nikkei là gì cũng như các cách mà nhà đầu tư có thể giao dịch với chỉ số Nikkei 225. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ có thể giúp bạn trong việc đầu tư và gia tăng lợi nhuận hiệu quả cho bản thân mình.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay