Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Ngày đáo hạn là gì? Đáo hạn ngân hàng là gì? Thủ tục và lưu ý

“Ngày đáo hạn là gì?” Đây là câu hỏi hiện đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang tham gia vào các hoạt động vay vốn ngân hàng hoặc đầu tư tài chính. Nắm rõ khái niệm này sẽ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả và tránh những rủi ro không đáng có. Hãy cùng Zalopay tìm hiểu chi tiết về đáo hạn, đáo hạn ngân hàng và những điều cần lưu ý trong bài viết dưới đây.

Ngày đáo hạn là gì?

Ngày đáo hạn là gì? Ngày đáo hạn, hay còn gọi là Maturity date, là mốc thời gian quan trọng đánh dấu thời điểm thanh toán toàn bộ khoản vay, khoản nợ hoặc các hợp đồng tài chính khác. Vào ngày này, người vay cần thanh toán đầy đủ số tiền gốc và lãi suất còn lại theo thỏa thuận ban đầu.

Ngày đáo hạn đóng vai trò thiết yếu trong việc quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp. Việc nắm rõ ngày đáo hạn cho từng khoản vay, khoản gửi hay hợp đồng cụ thể giúp bạn chủ động sắp xếp kế hoạch thanh toán hợp lý, tránh phát sinh lãi suất phạt hoặc vi phạm cam kết.

>> Xem thêm: Bảng lãi suất vay ngân hàng cập nhật mới nhất, liên tục 

Ngày đáo hạn là gì?
Ngày đáo hạn đóng vai trò thiết yếu trong việc quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Đáo hạn ngân hàng là gì?

Đáo hạn ngân hàng là việc gia hạn thêm thời gian vay cho khách hàng khi khoản vay cũ đã đến hạn thanh toán nhưng chưa thể trả hết nợ. Đáo hạn ngân hàng cũng có thể được hiểu như hình thức tái vay vốn để tiếp tục sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng.

Đáo hạn ngân hàng giúp khách hàng có thêm thời gian để thu xếp tài chính, đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay và tránh phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên, việc sử dụng đáo hạn ngân hàng thường xuyên có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng (CIC)của khách hàng.

Dù vay theo hình thức nào (vay thấu chi tín chấp, vay tín chấp, vay thế chấp), khách hàng đều có thể thực hiện đáo hạn ngân hàng khi đến hạn thanh toán khoản vay. Việc lựa chọn hình thức đáo hạn ngân hàng phù hợp sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu cụ thể của mỗi khách hàng.

>> Xem thêm: Top 5 các dịch vụ vay tiền mặt an toàn và nhanh nhất hiện nay 

Đáo hạn ngân hàng là gì?
Hiện nay, các ngân hàng cung cấp nhiều hình thức đáo hạn ngân hàng khác nhau (Nguồn: Internet)

Các hình thức đáo hạn trong tài chính - ngân hàng

Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, có nhiều hình thức đáo hạn khác nhau mà khách hàng có thể gặp. Dưới đây là một số hình thức đáo hạn phổ biến:

Đáo hạn vay ngân hàng

Đáo hạn vay ngân hàng là quá trình mà người vay phải trả lại số tiền vay kèm theo lãi suất và các khoản phí liên quan vào một ngày cụ thể. Ngày đáo hạn thường được thỏa thuận từ trước giữa ngân hàng và khách hàng. Nếu không thực hiện đúng ngày đáo hạn, khách hàng có thể sẽ phải chịu mức phạt hoặc các hậu quả khác.

Đáo hạn vay ngân hàng
Đáo hạn vay ngân hàng là quá trình mà người vay phải trả lại số tiền vay kèm theo lãi suất (Nguồn: Internet)

Đáo hạn trái phiếu

Trái phiếu là một công cụ tài chính mà các công ty hoặc tổ chức sử dụng để vay tiền từ công chúng. Đáo hạn trái phiếu là quá trình mà công ty phải trả lại số tiền vay và các khoản lãi suất đã được thỏa thuận vào ngày đáo hạn. Trái phiếu có thể có nhiều loại và có thời hạn đáo hạn khác nhau.

>> Xem thêm: Trái phiếu ngân hàng là gì? Cách mua và một số điều cần lưu ý

Đáo hạn trái phiếu
Trái phiếu là một công cụ tài chính mà các công ty hoặc tổ chức sử dụng để vay tiền từ công chúng (Nguồn: Internet)

Đáo hạn các sản phẩm đầu tư

Các sản phẩm đầu tư như chứng khoán, quỹ đầu tư hoặc bất động sản cũng có thể có hình thức đáo hạn. Đối với chứng khoán, đáo hạn có thể liên quan đến việc bán chứng khoán để thu về lợi nhuận. Trong trường hợp quỹ đầu tư, người đầu tư có thể muốn rút tiền hoặc chuyển đổi sang quỹ khác vào ngày đáo hạn.

>> Xem thêm: Danh sách các quỹ đầu tư lớn và uy tín nhất hiện nay tại Việt Nam 

Đáo hạn các sản phẩm đầu tư
Các sản phẩm đầu tư như chứng khoán, quỹ đầu tư, hoặc bất động sản cũng có thể có hình thức đáo hạn (Nguồn: Internet)

Đáo hạn thẻ tín dụng

Đáo hạn thẻ tín dụng là quá trình mà chủ sở hữu thẻ phải thanh toán số tiền đã sử dụng trong một khoảng thời gian cụ thể. Ngày đáo hạn thường là ngày cố định hàng tháng. Nếu chủ sở hữu thẻ không thanh toán đúng ngày đáo hạn, có thể sẽ phải chịu mức phạt hoặc lãi suất cao hơn.

>> Xem thêm: Credit (Tín dụng) là gì? Các hình thức và đặc điểm của tín dụng 

Đáo hạn thẻ tín dụng
Đáo hạn thẻ tín dụng là quá trình mà chủ sở hữu thẻ phải thanh toán số tiền đã sử dụng (Nguồn: Internet)

Một số thắc liên quan đến đáo hạn trong ngân hàng

Đáo hạn ngân hàng là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng, bởi nó liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ tài chính và khả năng thanh toán. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng giải đáp một số thắc mắc phổ biến liên quan đến vấn đề này.

Tất toán trước ngày đáo hạn là gì?

Tất toán trước ngày đáo hạn là quá trình khách hàng thực hiện thanh toán toàn bộ số tiền trước khi đến ngày đáo hạn đã được ghi trong hợp đồng tiền gửi. Nếu khách hàng quyết định tất toán tài khoản tiết kiệm trước ngày đáo hạn, khách hàng sẽ không được hưởng lãi suất mà thường được nhận nếu tất toán đúng hạn.

Đáo hạn ngân hàng
Khách hàng sẽ không được hưởng lãi suất mà thường được nhận nếu tất toán đúng hạn (Nguồn: Internet)

Nợ xấu có đáo hạn ngân hàng được không?

Khách hàng có nợ xấu thường không được phép đáo hạn ngân hàng. Nguyên nhân là do nợ xấu thể hiện khả năng thanh toán kém của khách hàng, khiến ngân hàng lo ngại về nguy cơ mất vốn khi cho vay thêm.

Đáo hạn ngân hàng
Khách hàng có nợ xấu thường không được phép đáo hạn ngân hàng (Nguồn: Internet)

Nếu ngày đáo hạn trùng ngày Lễ & Tết hoặc cuối tuần thì như thế nào?

Khi ngày đáo hạn xảy ra vào ngày Lễ hoặc cuối tuần, ngân hàng và các tổ chức tín dụng thường không làm việc. Trong trường hợp này, thủ tục đáo hạn sẽ được tiến hành vào ngày làm việc kế tiếp hoặc sau Lễ.

Đáo hạn ngân hàng
Trong trường hợp này, thủ tục đáo hạn sẽ được tiến hành vào ngày làm việc kế tiếp hoặc sau Lễ (Nguồn: Internet)

Đến ngày đáo hạn sổ tiết kiệm mà không rút có sao không?

Trong trường hợp khách hàng không rút tiền khi đến ngày đáo hạn sổ tiết kiệm, ngân hàng sẽ tự động gia hạn sổ với lãi suất hiện hành. Điều này có nghĩa là số tiền trong sổ tiết kiệm sẽ được tiếp tục tích lũy với mức lãi suất hiện tại. Khách hàng không cần lo lắng về việc mất quyền lợi của mình, vì số tiền vẫn được bảo toàn và tăng thêm lãi suất theo thời gian gia hạn mới.

Đáo hạn ngân hàng
Khách hàng không cần lo lắng về việc mất quyền lợi của mình, vì số tiền vẫn được bảo toàn (Nguồn: Internet)

Gửi tiết kiệm với lãi suất lên đến 6.1%/năm trên Zalopay

Giới thiệu sản phẩm Gửi tiết kiệm trên Zalopay

Gửi tiết kiệm trên Zalopay là một sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn trực tuyến được cung cấp bởi Ngân hàng CIMB Việt Nam. Tại đây, người dùng có thể được hưởng 5 mức lãi suất khác nhau lên đến 6.1%/năm, tương ứng với kỳ hạn 12 tháng (mức lãi suất được cập nhật vào tháng 7/2024).

Khi đến ngày đáo hạn, Ngân hàng CIMB Việt Nam cam kết hoàn trả đầy đủ số tiền gốc và lãi cho khách hàng. Nó cung cấp sự linh hoạt cho người dùng để quản lý tiền và rút gốc khi cần thiết mà không ảnh hưởng đến lợi tức của phần gửi còn lại.

Gửi tiết kiệm trên Zalopay
Bạn có thể bắt đầu gửi tiết kiệm ngay trên ứng dụng Zalopay (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn tạo tài khoản Gửi Tiết Kiệm trên ứng dụng Zalopay

Để bắt đầu gửi tiết kiệm trên Zalopay, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Tải Zalopay về điện thoại. Truy cập ứng dụng, chọn biểu tượng “Tất cả
  • Bước 2: Chọn biểu tượng “Gửi tiết kiệm”.
  • Bước 3: Tại màn hình chính của Gửi tiết kiệm, chọn “Mở tài khoản”.
Hướng dẫn tạo tài khoản Gửi Tiết Kiệm trên ứng dụng Zalopay
Bước đầu để đăng ký Gửi tiết kiệm trên ứng dụng Zalopay
  • Bước 4: Kiểm tra và bổ sung thông tin chi tiết, bấm “Xác nhận đăng ký”.
  • Bước 5: Đọc kỹ hợp đồng, ký tên và chọn "Ký hợp đồng".
Hướng dẫn tạo tài khoản Gửi Tiết Kiệm trên ứng dụng Zalopay
Đọc và ký hợp đồng
  • Bước 6: Nhập mã OTP được gửi qua số điện thoại đăng ký Zalopay.
  • Bước 7: Hồ sơ đăng ký của bạn sẽ được chuyển đến Ngân hàng CIMB để phê duyệt. Hãy chờ đợi và theo dõi thông báo từ Zalopay để biết kết quả phê duyệt.
Hướng dẫn tạo tài khoản Gửi Tiết Kiệm trên ứng dụng Zalopay
Hoàn tất đăng ký và đợi phê duyệt từ ngân hàng

Bài viết này đã trả lời cho câu hỏi “ngày đáo hạn là gì?”. Zalopay hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên cập nhật thông tin về các quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để đảm bảo tuân thủ đúng quy định và tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.

icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay