Đầu tư công là gì? Vai trò đầu tư công trong nền kinh tế Việt Nam
Ngày: 12:00 - 27/09/2024
Đầu tư công có lẽ còn là một khái niệm khá xa lạ đối với người dân, nhưng hoạt động này lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước. Đầu tư công giúp chuyển đổi cơ cấu, thúc đẩy và định hướng sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Để hiểu rõ hơn về đầu tư công là gì và các nhân tố ảnh hưởng đến dự án đầu tư công, hãy tham khảo bài viết dưới đây!
Tổng quát về Đầu tư công
Đầu tư công là gì?
Theo khoản 15, Điều 4 của Luật đầu tư công năm 2019, đầu tư công là một hoạt động đầu tư thuộc nhà nước đối với các dự án, chương trình và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.
Đối tượng và dự án đầu tư công
Đầu tư công là hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách của Nhà nước để thực hiện các dự án thiết kế, xây dựng kết cấu hạ tầng, các chương trình, hoạt động nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, từ đó tạo việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Đầu tư công vào các dự án, hoạt động không có khả năng hoàn lại vốn trực tiếp. Có tác dụng hình thành cơ sở vật chất hạ tầng, đồng thời hỗ trợ và thu hút các nguồn vốn đầu tư khác.
Hoạt động đầu tư công vì mục đích lợi nhuận, như đầu tư dự án và thành lập doanh nghiệp nhà nước thực hiện dự án đầu tư công, đầu tư vào các dự án, chương trình vì mục đích kinh doanh.
Hoạt động đầu tư công phải tuân thủ quy định pháp luật về việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư.
Phải phù hợp với kế hoạch phát triển nền kinh tế xã hội 5 năm của đất nước và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật quốc gia.
Thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư.
Việc sử dụng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư công phải đúng theo quy định đối với từng nguồn vốn, đảm bảo đầu tư tập trung, chất lượng, đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân bằng nguồn lực, không để lãng phí hay thất thoát.
Đảm bảo công khai, minh bạch khi thực hiện hoạt động đầu tư công.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động dự án đầu tư công
Khả năng quản lý của cơ quan nhà nước: Để thực hiện các dự án đầu tư công hiệu quả thì năng lực quản lý của nhà nước có thể nói là nhân tố mang tính chất quyết định. Các cơ quan chức năng, quản lý đầu tư phải biết cách phối hợp chặt chẽ với nhau, bảo đảm nguồn nhân lực về cả số lượng lẫn chất lượng.
Chi phí: Trước khi tiến hành dự án đầu tư công, các bên liên quan cần phải đảm bảo đáp ứng được đầy đủ kinh phí một cách rõ ràng và đầy đủ để đảm bảo cân đối ngân sách của nhà nước.
Pháp lý: Hệ thống quy định pháp luật cần được hoàn thiện để tạo ra pháp lý đầy đủ, rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư công.
Hoàn cảnh thực tế: Bên cạnh các yếu tố về điều kiện tự nhiên, chính trị, lịch sử, trình độ lao động, công nghệ,..thì đầu tư công còn bị ảnh hưởng bởi thiên tai, rủi ro từ nền kinh tế thế giới. Vì thế, cần phải có sự tính toán, lường trước những rủi ro nhằm hạn chế thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.
Như đã biết, vốn đầu tư là nguồn tiền hay tài sản khác được dùng để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong khi các hoạt động đầu tư công có mục đích nhằm góp phần phục vụ cho sự phát triển kinh tế quốc gia, vì vậy có thể hiểu khái niệm vốn đầu tư công là dùng để chỉ nguồn tiền mà Nhà nước chi ra để đầu tư vào các dự án, chương trình cần thiết phục vụ cho đời sống nhân dân và sự phát triển của cộng đồng.
Phân loại vốn đầu tư công
Vốn đầu tư công được phân thành 5 loại:
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Là nguồn vốn được quyết định và giải ngân vốn đầu tư công đến các bộ ngành và địa phương. Nguồn vốn này hỗ trợ việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng không thể hoàn trả, thu hồi vốn hoặc khả năng thu hồi vốn chậm.
Nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ: Đây là nguồn vốn đến từ các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư quốc gia được quyết định bởi chính phủ và nhà nước.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư: Là khoản vay bởi chính phủ với mức lãi suất bằng với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (vốn ODA), dùng để đầu tư vào các dự án thuộc các diện ưu tiên của nhà nước..
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: Gồm tiền vốn được giải ngân từ ngân sách nhà nước đã cấp cho doanh nghiệp, các khoản thu có lợi nhuận hoặc vốn vay của doanh nghiệp mà nhà nước bảo lãnh. Vốn đầu tư này được quản lý và sử dụng đúng cách để đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài: Ngoài các nguồn vốn trong nước thì nguồn vốn vay từ cả trong nước và ngoài nước cũng vô cùng cần thiết để phục vụ cho các dự án thúc đẩy kinh tế đất nước. Trong đó, nguồn vốn vay trong nước có thể là trái phiếu địa phương hoặc trái phiếu Chính phủ,..
Những điều cấm kỵ không được làm trong đầu tư công
Trong đầu tư công, có một số hành vi cấm kỵ như sau:
Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, không xác định được nguồn vốn và khả năng cân bằng vốn, không đúng trách nhiệm thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của luật pháp.
Quyết định đầu tư dự án, chương trình khi chưa được cấp phép có thẩm quyền quyết định hoặc không đúng với các nội dung của dự án như về mục tiêu, phạm vi, quy mô, hoặc vượt ngân sách đầu tư của chủ trương.
Lợi dụng quyền hạn, chức vụ để vụ lợi, chiếm đoạt, tham nhũng trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công
Chủ đầu tư dự án cấu kết với tổ chức tư vấn dẫn tới quyết định không phù hợp, gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của đất nước; làm tổn hại và xâm phạm lợi ích của người dân, cộng đồng và xã hội.
Trao, nhận, môi giới hối lộ vốn đầu tư công
Yêu cầu các cá nhân, tổ chức tự bỏ vốn đầu tư khi dự án, chương trình chưa được quyết định về chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt và đang gây nợ đọng xây dựng cơ bản
Sử dụng nguồn vốn đầu tư không đúng mục đích đề ra, không đúng đối tượng, vượt mức quy định của pháp luật
Giả mạo, làm sai lệch thông tin, hủy hoại tài liệu, hồ sơ liên quan đến quyết định đầu tư, chủ trương đầu tư, triển khai thực hiện dự án, chương trình.
Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không chính xác, không khách quan, gây ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định kế hoạch dự án.
Cản trở cơ quan chức năng về việc phát hiện hành vi vi phạm luật pháp về đầu tư công
Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam đang theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì thế việc đầu tư công là vô cùng cần thiết và quan trọng:
Việc đầu tư các công trình cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong việc đầu tư kinh tế.
Góp phần làm giảm sự bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội thông qua các dự án, chương trình hỗ trợ kinh tế cho các vùng sâu vùng xa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Đảm bảo, ổn định và tăng cường an ninh quốc gia. Đây là cơ sở vô cùng quan trọng của đất nước để bảo vệ đất nước, giữ vững độc lập và chủ quyền.
Có thể thấy, các dự án đầu tư công hỗ trợ cơ sở hạ tầng, công nghệ tiên tiến, an sinh xã hội liên tục nhận nguồn đầu tư lớn từ Nhà Nước, từ đó đem đến chuyển biến tích cực về diện mạo cũng như thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân cả nước.
Các mã cổ phiếu đầu tư công tại Việt Nam có tiềm năng nhất 2024
Cổ phiếu HHV - công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả
Cổ phiếu VCG - công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
Nên chọn những công ty đứng top trong lĩnh vực về xây dựng cầu đường, vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng, giao thông,...
Cân nhắc các doanh nghiệp sở hữu nhiều dự án trọng điểm, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế khu vực và của cả nước.
Chọn các doanh nghiệp có nhân lực giỏi, theo hướng phát triển công nghệ hiện đại do lĩnh vực này có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Không chỉ quan tâm về năng lực triển khai của doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ về dự án, vị trí thi công và giá chào thầu để đưa ra những quyết định đúng đắn.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi của bạn về đầu tư công là gì và những điều cần biết về dự án đầu tư công. Mong rằng những thông tin của Zalopay sẽ hữu ích đối với bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực này!