Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Trái phiếu là gì? Quy định về phát hành trái phiếu

Trên thị trường tài chính hiện nay, bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống như cổ phiếu, vàng, bất động sản, trái phiếu nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn dành cho nhà đầu tư. Vậy trái phiếu là gì? Việc phát hành trái phiếu được quy định như thế nào? Zalopay sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về vấn đề này.

Khái niệm trái phiếu

Trái phiếu là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành. Khi bạn mua một trái phiếu, bạn thực chất cho tổ chức đó vay một số tiền (tương ứng với mệnh giá của trái phiếu). Trong thời gian trái phiếu còn hiệu lực, bạn sẽ nhận được khoản lãi định kỳ theo tỷ lệ lãi suất đã thỏa thuận, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

Trái phiếu có thời hạn cụ thể và khi nó đáo hạn, công ty phát hành trái phiếu phải hoàn trả số tiền vay ban đầu. Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), ngân hàng (trái phiếu ngân hàng) hoặc tổ chức chính quyền như Chính phủ (trái phiếu Chính phủ) hoặc kho bạc Nhà nước (trái phiếu kho bạc).

>> Xem thêm:

Phát hành trái phiếu
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành (Nguồn: Internet)

Nguyên tắc và quy trình phát hành trái phiếu

Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu

Khi phát hành và sử dụng vốn từ trái phiếu, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định theo Điều 5 của Nghị định 153/2020/NĐ-CP và các khoản 2, khoản 3 của Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP, cụ thể:

  • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc sử dụng vốn trái phiếu và đảm bảo khả năng thanh toán nợ.
  • Mục đích phát hành trái phiếu phải được nêu rõ, bao gồm việc triển khai các chương trình, dự án đầu tư hoặc tái cấu trúc nợ. Việc sử dụng vốn từ trái phiếu phải đúng với mục tiêu đã công bố và tuân thủ pháp luật.
  • Đối với trái phiếu xanh, nguồn vốn từ trái phiếu phải được quản lý, hạch toán và giải ngân cho các dự án bảo vệ môi trường hoặc mang lại lợi ích môi trường.
  • Để thay đổi điều kiện và điều khoản của trái phiếu đã phát hành trong nước, doanh nghiệp phải có sự phê duyệt từ cấp có thẩm quyền và sự đồng ý của ít nhất 65% nhà đầu tư sở hữu trái phiếu cùng loại.
  • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải công khai thông tin về việc thay đổi điều kiện và điều khoản trái phiếu nhằm đảm bảo tính minh bạch cho nhà đầu tư.

>> Xem thêm: Nên lướt sóng ngắn hạn hay đầu tư chứng khoán dài hạn?

Phát hành trái phiếu
Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu (Nguồn: Internet)

Quy trình phát hành trái phiếu trong doanh nghiệp

Bước 1: Xác định phương án và chuẩn bị hồ sơ

  • Xác định mục đích phát hành: Định rõ mục tiêu phát hành trái phiếu, bao gồm loại trái phiếu, khối lượng, mệnh giá, lãi suất, thời hạn, phương thức phát hành và các điều kiện khác.
  • Lập phương án và hồ sơ phát hành: Chuẩn bị hồ sơ phát hành, bao gồm thông tin về doanh nghiệp, kế hoạch huy động và sử dụng vốn, cùng với bảng thông tin chi tiết về doanh nghiệp. Tuân theo quy định tại Điều 12 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
Phát hành trái phiếu
Xác định phương án và chuẩn bị hồ sơ (Nguồn: Internet)

Bước 2: Kiểm tra pháp lý

  • Gửi phương án phát hành: Tổ chức phát hành gửi phương án đến Bộ Tài Chính để theo dõi. Bộ Tài Chính xem xét và phê duyệt trong 10 ngày làm việc.
  • Phê duyệt phát hành: Đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu công ty đại chúng, nộp hồ sơ đăng ký cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trái phiếu được phát hành sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bản từ Ủy ban. Trong trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Phát hành trái phiếu
Nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Nguồn: Internet)

Bước 3: Phát hành và tiếp thị trái phiếu

  • Phát hành trái phiếu: Sau khi phát hành, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược quảng bá trái phiếu đến các nhà đầu tư tiềm năng. Ngân hàng và tổ chức tài chính có thể hỗ trợ trong việc tiếp thị.
  • Báo cáo kết quả chào bán: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, doanh nghiệp báo cáo kết quả chào bán theo mẫu tại Phụ lục III của Nghị định 153/2020/NĐ-CP, kèm theo xác nhận từ ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản phong tỏa số tiền thu được cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
  • Thông báo kết quả chào bán: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ báo cáo kết quả chào bán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo cho doanh nghiệp phát hành và đăng lên trang thông tin điện tử về việc nhận được báo cáo kết quả chào bán. Sau khi thông báo này được đăng, doanh nghiệp phát hành được phép giải tỏa số tiền thu được từ chào bán.
Phát hành trái phiếu
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược quảng bá trái phiếu (Nguồn: Internet)

Bước 4: Đăng ký lưu ký trái phiếu

  • Gửi hồ sơ đăng ký lưu ký: Doanh nghiệp cần gửi hồ sơ đăng ký lưu ký trái phiếu tới Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC). Hồ sơ này phải đi kèm danh sách người sở hữu trái phiếu và phải tuân theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 153/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP.
  • Phê duyệt đăng ký lưu ký: VSDC sẽ xem xét và thông báo kết quả đăng ký lưu ký trái phiếu.
Phát hành trái phiếu
Doanh nghiệp cần gửi hồ sơ đăng ký lưu ký trái phiếu (Nguồn: Internet)

Bước 5: Thanh toán lãi suất và nợ

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần thực hiện thanh toán lãi suất và gốc trái phiếu, đồng thời tuân thủ việc công bố thông tin theo quy định tại Mục 3 và Mục 4 Chương II của Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

Phát hành trái phiếu
Doanh nghiệp cần thực hiện thanh toán lãi suất và gốc trái phiếu (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi liên quan đến phát hành trái phiếu

Ai được phát hành trái phiếu?

Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp) hoặc tổ chức chính quyền như: Chính phủ (công trái hay trái phiếu Chính phủ), kho bạc Nhà nước (trái phiếu kho bạc).

Doanh nghiệp tư nhân có được phát hành trái phiếu không?

Doanh nghiệp tư nhân có thể phát hành trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu là cách để huy động vốn từ công chúng hoặc các nhà đầu tư khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ.

Doanh nghiệp nhà nước có được phát hành trái phiếu không?

Cũng giống như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước cũng có thể phát hành trái phiếu. Điều kiện để phát hành trái phiếu bao gồm: có mức vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và hoạt động kinh doanh không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.

>> Xem thêm:

Phát hành trái phiếu
Một số câu hỏi liên quan đến phát hành trái phiếu (Nguồn: Internet)

Một số câu hỏi liên quan đến phát hành trái phiếu

Ngoài trái phiếu, cổ phiếu cũng là một trong những hình thức đầu tư chứng khoán hiện đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đầu tư cổ phiếu mang lại tiềm năng lợi nhuận cao hơn so với các loại tài sản truyền thống khác như tiền gửi ngân hàng. Nhờ sự biến động mạnh mẽ của thị trường mà nhà đầu tư có thể có được cơ hội sinh lời lớn.

Bạn đang muốn đầu tư cổ phiếu nhưng chỉ có một số vốn hạn chế? Zalopay có giải pháp dành cho bạn với tính năng Tài khoản chứng khoán. Với sản phẩm này, bạn có thể bắt đầu đầu tư chỉ từ 01 cổ phiếu. Dưới đây là các bước đơn giản để mở tài khoản:

  • Bước 1: Tải Zalopay về điện thoại. Truy cập ứng dụng, chọn biểu tượng “Tất cả”.
  • Bước 2: Chọn biểu tượng “Chứng khoán”.
  • Bước 3: Tại màn hình chính của TK chứng khoán, chọn “Đăng ký tài khoản".
Mở Tài khoản chứng khoán trên Zalopay
Tìm tính năng Chứng khoán ngay trong ứng dụng Zalopay
  • Bước 4: Kiểm tra thông tin chi tiết, cập nhật thông tin và bấm “Tiếp tục”.
  • Bước 5: Nhập mã PIN Zalopay hoặc xác thực bằng sinh trắc học (Touch ID/ Face ID).
  • Bước 6: Hoàn thành đăng ký và chờ kết quả.
Mở Tài khoản chứng khoán trên Zalopay
Kiểm tra các thông tin để hoàn tất đăng ký

Zalopay cùng DNSE mang đến cho bạn sản phẩm Tài khoản chứng khoán, giúp nhà đầu tư mới dễ dàng tiếp cận thị trường với số vốn nhỏ. Kết hợp giữa Zalopay và DNSE, việc đầu tư chứng khoán trở nên đơn giản và thuận tiện hơn bao giờ hết. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem hướng dẫn chi tiết cách mua và bán chứng khoán trên Zalopay TẠI ĐÂY.

Trên đây, Zalopay đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp huy động vốn hiệu quả, đồng thời có thêm nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp phát hành, dự án đầu tư và các điều khoản trái phiếu trước khi quyết định đầu tư vào loại hình chứng khoán này.

icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay