Sóng Elliott là gì? Ứng dụng lý thuyết sóng Elliott trong đầu tư 2024
Ngày: 14:30 - 02/07/2024
Sóng Elliott là công cụ quan trọng được dùng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Sóng Elliott có thể giúp nhà đầu tư nhìn rõ hành vi thị trường với tỷ lệ chính xác cao. Tuy nhiên, do lý thuyết này khá phức tạp nên nhiều nhà đầu tư chưa biết cách áp dụng. Do đó, bài viết này của Zalopay sẽ giúp bạn hiểu rõ sóng Elliott là gì, nguyên lý, cũng như cách sử dụng lý thuyết sóng Elliott hiệu quả.
Sóng Elliott là một trong những lý thuyết được phát minh vào năm 1930 bởi kế toán viên người Mỹ - Nelson Elliott. Theo lý thuyết này, ông phát hiện rằng thị trường chứng khoán không biến động một cách hỗn loạn mà đi theo một quy luật có tính chu kỳ.
Nguyên lý Elliott là một kỹ thuật phân tích mà một số nhà đầu tư sử dụng để đánh giá xem các chu kỳ đang ở giai đoạn nào và dự báo xu hướng thị trường bằng cách xác định các thái cực trong tâm lý nhà đầu tư. Từ đó, nhà đầu tư sẽ xác định được điểm Entry tốt hơn, điểm Stop Loss ngắn hơn và điểm Take Profit dài hơn để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn.
Một chu kỳ sóng Elliott được xem là hoàn chỉnh có cấu trúc cơ bản gồm 8 sóng, nằm trong 2 pha là: sóng động lực và sóng điều chỉnh.
Pha 1: Sóng động lực (impulse wave)
Pha sóng động lực gồm 5 bước sóng được đánh dấu bằng số từ 1 đến 5, di chuyển theo xu hướng chính. Trong đó, sóng 1,3,5 là các sóng tăng và sóng 2,4 là những sóng giảm.
Pha 2: Sóng điều chỉnh (correction wave)
Trái ngược với sóng động lực, mô hình sóng điều chỉnh di chuyển ngược xu hướng chính. Pha này bao gồm các sóng A, B, C. Trong đó sóng A,C là 2 sóng giảm và một sóng B tăng.
Theo nguyên lý này, trong mỗi bước sóng sẽ có các sóng khác nhỏ hơn và được chia thành nhiều cấp độ từ nhỏ đến lớn. Bạn có thể tham khảo qua hình ảnh dưới đây:
Đặc điểm của các bước sóng Elliott
Mỗi bước sóng sẽ có những đặc điểm khác nhau, có tác động gián tiếp lên việc đưa ra quyết định đầu tư, cụ thể như sau:
Sóng 1: Khi sóng đầu tiên bắt đầu, biểu thị giai đoạn thị trường bắt đầu đi lên. Điều này là do một số nhà đầu tư nhận thấy giá đang ở thời điểm thích hợp để mua, do đó họ đặt lệnh mua vào khiến giá bị đẩy lên cao.
Sóng 2: Sóng 2 được hình thành khi các nhà đầu tư dừng mua và đóng lệnh vì cảm thấy đã đạt được mục tiêu lợi nhuận. Đây là nguyên nhân khiến giá giảm nhưng sẽ không giảm xuống thấp như đáy 1. Sóng 2 hình thành để điều chỉnh sóng 1, nhưng không bao giờ mở rộng vượt ra ngoài điểm khởi đầu của sóng 1.
Sóng 3: Sóng 3 thường là sóng dài và mạnh nhất trong 5 xu hướng. Sóng 3 được hình thành khi giá có sự tăng nhẹ. Đây là thời cơ thuận lợi để nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường, để từ đó làm giá bị đẩy lên cao hơn.
Sóng 4: Sóng 4 xuất hiện khi nhiều nhà đầu tư chốt lời vì nhận thấy rằng thị trường đã tăng đủ. Sóng này được xem là yếu hơn so với các sóng trước vì còn nhiều trader kỳ vọng giá sẽ tăng cao nữa để vào lệnh với giá tốt hơn.
Sóng 5: Sóng 5 là giai đoạn đa số tất cả mọi người “đổ xô” vào thị trường để mua một cách ồ ạt. Điều này khiến giá cả trở nên đắt hơn bao giờ hết.
Sóng A: Trong thời gian sóng A diễn ra, các thông tin đem lại trên thị trường là ổn định và lạc quan. Mặc dù giá xuống thấp, nhưng đa số các nhà đầu tư vẫn cho rằng thị trường đang tiến triển và khối lượng giao dịch ở giai đoạn sóng A vẫn tăng trưởng đều đặn.
Sóng B: Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty tham gia không có nhiều điểm tích cực nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực. Giá tăng trở lại với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A.
Sóng C: Sóng điều chỉnh C có khuynh hướng nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối lượng giao dịch tăng lên và hầu như tất cả mọi người nhận ra rằng một thị trường lúc này đã vững vàng hơn.
Sóng Elliott phân tích biến động của giá, các chuyển động này có xu hướng lặp đi lặp lại và hình thành nên các bước sóng. Từ lịch sử giao dịch trước đó, dựa theo nguyên tắc sóng Elliott, người ta có thể dự đoán về giá tiếp theo dưới tác động của tâm lý đám đông.
Cấu tạo của mỗi sóng giống nhau, đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Điểm kết thúc của sóng này sẽ là điểm bắt đầu của sóng tiếp theo, nhưng không quay về vị trí cũ ban đầu. Tức là, sóng đi hết một chu kỳ nhưng chu kỳ đó có thể là một phần của chu kỳ lớn.
Ba quy tắc khi đếm sóng Elliott
Sóng 2 không được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1.
Sóng 3 không được là sóng ngắn nhất.
Sóng 4 không được đi vào khu vực sóng 1.
Ba hướng dẫn khi đếm sóng
Khi sóng 3 là sóng dài nhất thì sóng 5 sẽ xấp xỉ với sóng 1.
Cấu tạo sóng 2 và sóng 4 sẽ thay thế nhau nếu sóng 3 là sóng hiệu chỉnh phức tạp thì sóng 4 sẽ hiệu chỉnh đơn giản.
Sau 5 sóng đầu tiên thì sóng hiệu chỉnh A, B, C thường kết thúc tại vùng đáy của sóng 4 trước đó.
Trong lý thuyết sóng Elliott, các cấp độ sóng biểu thị sự phân chia các chu kỳ sóng từ lớn đến nhỏ. Ralph Nelson Elliott đã xác định 9 cấp độ sóng khác nhau như sau:
Grand Supercycle: Đây là sóng có chu kỳ siêu lớn. Thời gian của sóng được tính bằng thập kỷ, thậm chí là thế kỷ.
Supercycle : Cấp độ sóng có chu kỳ kéo dài từ vài năm đến vài thập kỷ.
Cycle: Chu kỳ kéo dài 1 năm đến vài năm.
Primary: Đây là cấp độ sóng phổ biến hay còn gọi là cấp độ sóng xu hướng chính, kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
Intermediate : Cấp độ sóng trung và dài hạn, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Minor: Cấp độ sóng kéo dài vài tuần
Minute: Đường sóng nhỏ và kéo dài trong nhiều ngày.
Minuette: Cấp độ sóng rất nhỏ và giữ trong vài giờ đến vài ngày.
Subminutte: Cấp độ sóng siêu nhỏ với chu kỳ kéo dài trong vài phút đến voài giờ.
Cách sử dụng lý thuyết sóng Elliott để cải thiện hiệu quả giao dịch
Dưới đây là 4 cách sử dụng nguyên lý sóng Elliott giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả trong giao dịch chứng khoán:
Nhận định đúng xu hướng chính của thị trường
Để xác định xu hướng của thị trường, chúng ta dựa vào mô hình động lực 5 sóng. Nếu năm sóng thể hiện tăng cho thấy xu hướng chính là tăng giá và ngược lại. Khi xác định đúng xu hướng sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng trong việc lựa chọn giao dịch.
Nhận định được các chuyển động giá ngược
Mô hình 3 sóng là sự điều chỉnh so với sóng đẩy trước đó. Khi biết được chuyển động hiện tại là sự điều chỉnh trong xu hướng chính, đây được xem là một lợi thế của nhà đầu tư. Vì bất kỳ một thị trường tài chính nào, giá cả luôn tăng, giảm theo chu kỳ chính vì vậy sự điều chỉnh này sẽ là cơ hội để nhà đầu tư bổ sung vị thế giao dịch theo đúng xu hướng chính.
Nhận diện khả năng đảo chiều của xu hướng
Trong sóng 1 bao gồm 5 sóng nhỏ hơn, tuy nhiên đây chỉ là 1 phần trong mô hình 5 sóng lớn hơn. Thông tin hữu ích này giúp các nhà giao dịch nhận diện và thực hiện giao dịch đảo chiều. Cụ thể hơn nghĩa là khi giá đã tăng và hoàn tất một vài sóng nhỏ trước đó, nhà đầu tư hiểu rằng đây không phải là lúc mua vào nữa mà là lúc để chốt lợi nhuận.
Nhận diện các “điểm mô hình không có giá trị” một cách cụ thể
Dựa vào sóng Elliott nhà đầu tư có thể phân tích và nhận diện được những “điểm mô hình không có giá trị” một cách cụ thể, là mức giá mà cách thức đếm sóng Elliott hiện tại không còn đúng. Nhà giao dịch biết được khi nào cách thức đếm sóng đã sai là một lợi thế rất lớn.
Mở Tài khoản chứng khoán hoàn toàn miễn phí trên Zalopay
Giờ đây, bạn đã có thể bắt đầu hành trình đầu tư một cách đơn giản và an toàn. Zalopay giới thiệu đến bạn tính năng Tài khoản chứng khoán, cho phép bạn đầu tư với số vốn nhỏ - chỉ từ 01 cổ phiếu. Sau đây là các bước chi tiết để để bạn mở tài khoản:
Bước 3: Tại màn hình chính của TK chứng khoán, chọn “Đăng ký tài khoản".
Bước 4: Kiểm tra và bổ sung thông tin chi tiết, bấm “Tiếp tục”.
Bước 5: Nhập mã PIN Zalopay hoặc xác thực bằng sinh trắc học (Touch ID/ Face ID).
Bước 6: Hoàn thành đăng ký và chờ kết quả.
Trên đây là những thông tin về lý thuyết sóng Elliott cũng như hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott. Mong rằng những chia sẻ mà Zalopay mang đến sẽ giúp bạn trong quá trình thực hiện đầu tư. Theo dõi Zalopay để có thêm nhiều kiến thức về tài chính hữu ích khác nhé!