Lệnh Stop Loss được gọi là lệnh cắt lỗ, khi nhà đầu tư đặt lệnh này cho một mã cổ phiếu, thì lệnh mua hoặc bán cổ phiếu sẽ tự động thực hiện ở mức giá nhất định, gọi là giá giới hạn. Lệnh này sẽ giúp cho các trader hạn chế được tình trạng thua lỗ trong giao dịch chứng khoán.
Ví dụ: Nếu bạn đang sở hữu số lượng lớn cổ phiếu X với giá mua vào là 30.000đ/cổ phiếu. Để giới hạn chế số tiền thua lỗ, bạn đặt lệnh Stop Loss ở mức giá 25.000đ/cổ phiếu. Như vậy, nếu cổ phiếu X giảm xuống còn 25.000đ/cổ phiếu, thì lệnh bán sẽ được tự động thực hiện mà bạn không cần phải đặt lệnh bán đó.
Trong giao dịch chứng khoán, có 2 lệnh Stop Loss cơ bản là mua và bán.
Stop Loss bán là lệnh tự động thực hiện bán cổ phiếu khi nó đạt ở một mức giá nhất định. Trong trường hợp giá cổ phiếu có xu hướng giảm, khi đặt lệnh này nhà đầu tư sẽ không bỏ lỡ việc chốt lời hoặc cắt lỗ ở mức giá nhất định.
Ví dụ: Nhà đầu tư mua 500 cổ phiếu Y với giá 30.000đ/cổ phiếu và mong muốn chốt lời với mức 40.000đ/cổ phiếu. Khi cổ phiếu Y tăng giá lên mức 45.000đ/cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh Stop Loss bán ở mức giá 40.000đ này. Còn trường hợp cổ phiếu Y giảm trở lại dưới 40.000đ/cổ phiếu, lệnh bán cổ phiếu sẽ được thực hiện với giá thị trường tại thời điểm đó.
Tương tự như lệnh bán, Stop Loss mua được thực hiện lệnh mua cổ phiếu khi nó đạt tới mức giá do nhà đầu tư cài đặt trước. Nếu cổ phiếu nào đó đang có dấu hiệu tăng lên, thì nhà đầu tư sẽ đặt lệnh Stop Loss mua để thu phần lợi nhuận chênh lệch từ xu hướng tăng giá này.
Ví dụ: Giá hiện tại của cổ phiếu Y là 40.000đ/cổ phiếu. Nhận thấy nếu giá cổ phiếu Y tăng đến 45.000đ/cổ phiếu thì nó sẽ có xu hướng tăng cao hơn, nhà đầu tư A đặt lệnh dừng mua đối với cổ phiếu Y ở giá 45.000đ/cổ phiếu. Nếu xu hướng giá tăng như dự đoán thì nhà đầu tư sẽ thu lợi nhuận từ nó.
Trong giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư sử dụng lệnh Stop Loss này bởi các nguyên nhân sau:
Ngoài ra, khi đặt lệnh Stop Loss, nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn khi không cần phải theo dõi sát sao diễn biến thị trường để canh thời điểm đặt lệnh thích hợp.
Để quyết định xem có nên đặt lệnh này hay không, nhà đầu tư có thể tham khảo một số ưu, nhược điểm của lệnh Stop Loss dưới đây.
Đảm bảo thực hiện theo kế hoạch: Khi tham gia thị trường chứng khoán, nhà đầu tư dễ dàng bị cảm xúc chi phối như chờ đợi giá tăng cao hơn nữa. Việc đặt lệnh Stop Loss giúp loại bỏ sự chi phối này và đảm bảo diễn ra theo kế hoạch ban đầu.
Bên cạnh những ưu điểm, thì việc đặt lệnh Stop Loss cũng có những nhược điểm của riêng nó.
Đặt lệnh Stop Loss ở mức bao nhiêu là vấn đề mà nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nếu đặt mức giá gần với giá mua vào, biến động ngắn hạn của thị trường sẽ khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận cao hơn của mình. Nếu đặt thấp hơn so với giá mua, hiển nhiên nhà đầu tư sẽ phải chịu lỗ lớn. Thông thường, các nhà đầu tư sẽ đặt lệnh Stop Loss ở mức 10%, tức là đặt giá bán thấp hơn giá mua vào 10%.
Ví dụ: Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu với giá 100.000đ/cổ phiếu sẽ đặt lệnh cắt lỗ ở mức giá 90.000đ/cổ phiếu. Như vậy, khi lệnh Stop Loss được thực hiện, nhà đầu tư chỉ chịu mức lỗ khoảng 10%.
Dù nhà đầu tư đặt Stop Loss bao nhiêu thì điều quan trọng nhất vẫn là sử dụng nó để hạn chế thua lỗ xuống mức tối đa. Vì vậy, việc đặt lệnh cắt lỗ bao nhiêu phụ thuộc vào mức chịu lỗ và chiến lược đầu tư của các trader.
Việc đặt SL là điều vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên một giao dịch thành công cho trader. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi đặt Stop Loss mà trader nên lưu ý:
Đặt Stop Loss gần có thể giúp trader thua lỗ ít hơn nếu chẳng may thị trường đi ngược xu hướng dự đoán. Tuy nhiên, khi đặt Stop Loss quá gần sẽ dẫn đến trường hợp lệnh của bạn bị quét sớm trước khi giá chính thức đi đúng như hướng kỳ vọng.
Có nhiều trường hợp giá vừa chạm Stop Loss, ngay lập tức chuyển hướng ngược lại, khiến nhà đầu tư mất một khoản lợi nhuận đáng kể. Vì vậy hãy đặt Stop Loss vừa đủ, dựa trên những vùng tranh chấp giá quan trọng của bên mua và bên bán để tránh bỏ lỡ cơ hội hay buộc phải dừng cuộc chơi sớm trong tiếc nuối.
Ngược lại với sai lầm đặt Stop Loss quá gần thì đặt Stop Loss quá xa và không có điểm tựa cũng vô cùng rủi ro. Nhiều trader nghĩ rằng việc đặt Stop Loss xa sẽ không bị quét SL nhưng nếu dự đoán sai hướng thì Stop Loss chỉ khiến bạn gồng lỗ nặng hơn và thiệt hại hơn.
Khi trader quá tin và nhận định của mình, nên khi giá đi ngược so với kỳ vọng thì sẽ có động thái dời Stop loss để tránh bị quét, đặc biệt khi hành động giá di chuyển sát đến điểm đặt Stop Loss. Điều này là cực kỳ nguy hiểm và chỉ khiến trader thua lỗ thêm mà thôi.
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản nhất về lệnh Stop Loss mà ZaloPay muốn chia sẻ. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có biện pháp chốt lời, cắt lỗ phù hợp trong chiến dịch đầu tư của mình. Hi vọng, thông qua bài viết bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc đặt cắt lỗ trong các giao dịch và biết cách tính toán điểm đặt Stop Loss hợp lý.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay