Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Tìm hiểu về chứng khoán cho nhà đầu tư F0

Đầu tư chứng khoán là một trong những hình thức kiếm tiền thụ động được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực tiềm ẩn không ít rủi ro, đòi hỏi nhà đầu tư phải trang bị kiến thức cơ bản để thành công. Bài viết này từ Zalopay sẽ giúp bạn tìm hiểu về chứng khoán, từ các khái niệm cơ bản đến những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi đầu tư.

Các khái niệm cơ bản về chứng khoán

Nếu bạn đang có ý định tham gia đầu tư chứng khoán và chưa có bất kì kinh nghiệm nào trong lĩnh vực này, bạn nhất định phải nắm rõ những khái niệm cơ bản sau đây:

Chứng khoán là gì? 

Chứng khoán (Securities) là công cụ tài chính bao gồm bất kỳ tài sản nào có thể giao dịch được với mục đích huy động vốn trên thị trường đại chúng và tư nhân. Có ba loại chứng khoán phổ biến bao gồm:

Tìm hiểu về chứng khoán là gì
Tìm hiểu về chứng khoán (Nguồn: Internet)
  • Chứng khoán vốn 

Loại hình chứng khoán này thường được phát hành bởi các công ty cổ phần và các nhà đầu tư sẽ được xem như là một cổ đông, được sở hữu một phần tài sản của công ty. Nếu công ty kinh doanh tốt và có lợi nhuận, các nhà đầu tư sẽ được trả cổ tức. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng có thể thu lợi nhuận bằng việc mua thấp bán cao. Loại hình chứng khoán này thường được phát hành theo dạng chứng chỉ quỹ, cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi,...

Chứng khoán nợ là một loại chứng khoán được dùng để xác nhận mối quan hệ giữa chủ nợ và người đi vay, có nghĩa là nhà đầu tư là người cho vay và công ty phát hành chứng khoán phải có trách nhiệm hoàn trả. Chứng khoán nợ thường được phát hành dưới dạng trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,... 

  • Chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là một hợp đồng tài chính được thiết lập giữa bên mua và bên bán, với giao dịch được định giá ở hiện tại nhưng vào một thời điểm nhất định trong tương lai, giao dịch này sẽ được thực hiện. Hiện nay chứng khoán phái sinh đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam với mức giá phụ thuộc vào chỉ số VN30. Hiện nay chứng khoán phái sinh trên thị trường Việt Nam có 4 loại chính: Hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi. 

Thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán là nơi mà các nhà đầu tư có thể thực hiện các giao dịch mua/bán và trao đổi quyền sở hữu của các mã chứng khoán. Thị trường chứng khoán hiện nay được phân thành 2 cấp bậc:

  • Thị trường Chứng khoán Sơ cấp

Thị trường Sơ cấp là nơi mà chứng khoán vừa mới được phát hành và được bán với mức giá phát hành. Mục đích hoạt động của thị trường này là để huy động nguồn vốn dài hạn nhằm phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

  • Thị trường Chứng khoán Thứ cấp

Thị trường Thứ cấp là thị trường nơi các nhà đầu tư mua qua bán lại các mã chứng khoán, sau khi đã được phát hành tại thị trường Sơ cấp. Mục đích hoạt động của thị trường này để thu lợi nhuận từ các giao dịch mua bán, đảm bảo tính thanh khoản cho các mã chứng khoán đã phát hành.

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Chứng quyền có đảm bảo là một loại chứng khoán do công ty chứng khoán phát hành và được niêm yết với mã giao dịch riêng. Nhà đầu tư sở hữu chứng quyền được quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở như cổ phiếu, ETF hoặc chỉ số tại mức giá và thời điểm đã xác định hoặc nhận khoản chênh lệch giá vào ngày đáo hạn. Chứng quyền mua tạo cơ hội đầu tư sinh lời khi giá chứng khoán cơ sở tăng, trong khi chứng quyền bán giúp nhà đầu tư thu lợi nhuận từ sự giảm giá của thị trường chứng khoán. Với mức giá thấp hơn nhiều so với chứng khoán cơ sở và tính đòn bẩy cao, chứng quyền phù hợp với các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao nhờ khả năng kiểm soát khoản lỗ tối đa. Đối với những người mới tìm hiểu về chứng khoán, việc bán chứng quyền trước ngày đáo hạn được coi là cách hiệu quả để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch.

Quyền mua cổ phần

Còn được gọi là quyền mua trước hoặc quyền tiên mãi, là một loại chứng khoán đặc biệt dành cho cổ đông hiện hữu. Loại quyền này cho phép họ mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá ưu đãi so với giá thị trường, mang lại lợi ích đầu tư dài hạn.

Các thuật ngữ chứng khoán cần nắm cho người mới

Muốn tìm hiểu về thị trường chứng khoán, đầu tiên bạn cần phải nắm rõ các thuật ngữ chứng khoán cơ bản. Các thuật ngữ cơ bản về chứng khoán được chia thành 5 nhóm cụ thể như sau:

Thuật ngữ cơ bản về cổ phiếu

  • Cổ phiếu (Stock): Cổ phiếu hoặc vốn chủ sở hữu là chứng khoán thể hiện quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với công ty phát hành. Cổ phiếu cho phép nhà đầu tư được chia đều tài sản và lợi nhuận của công ty tương ứng với số lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ.
  • Cổ phần (Share): Cổ phần là đơn vị sở hữu vốn trong một công ty.
  • Cổ đông (Shareholder): Cổ đông là một cá nhân, công ty hoặc tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của doanh nghiệp.
  • Cổ tức (Dividend): Cổ tức là việc phân chia lợi nhuận của công ty cho các cổ đông đủ điều kiện, có thể bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu. Cổ tức thưởng được quyết định dựa trên kết quả kinh doanh của công ty, có nghĩa là nếu công ty kinh doanh hiệu quả, cổ đông sẽ nhận được nhiều cổ tức hơn. Ngược lại, cổ tức cố định có mức trả ổn định hàng năm, không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh, giúp cổ đông có một nguồn thu nhập ổn định.
  • Cổ phiếu Blue Chip (Blue Chip Stocks): Là loại chứng khoán được phát hành bởi những công ty/tập đoàn có mức độ uy tín cao trên thị trường và có nguồn vốn hóa lớn.
  • Cổ phiếu Penny (Penny Stocks): Là loại chứng khoán được phát hành bởi các công ty có nguồn vốn thấp, thường được giao dịch với mức giá dưới 10.000 đồng (thấp hơn so với quy định Luật chứng khoán 2019).
  • Cổ phiếu Mid Cap: Cổ phiếu Midcap là cổ phiếu của các công ty có quy mô vừa phải, với vốn hóa thị trường nằm trong khoảng từ 1.000 đến 10.000 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu này thường được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng và phát triển cao hơn so với các cổ phiếu Bluechip, nhưng mức độ rủi ro cũng tương đối cao hơn. Do đó, cổ phiếu Midcap thường thu hút các nhà đầu tư có tính rủi ro cao và mong muốn tìm kiếm cơ hội sinh lời lớn.
Tìm hiểu về thuật ngữ chứng khoán là gì
Các thuật ngữ chứng khoán cần nắm cho người mới (Nguồn: Internet)

Thuật ngữ về tài khoản đầu tư

  • Tài khoản chứng khoán (Stock Account): Là tài khoản được các nhà đầu tư sử dụng để lưu trữ, mua bán cổ phiếu và các loại chứng khoán.
  • Danh mục đầu tư (Portfolio Investment): Là danh sách bao gồm tất cả các mã chứng khoán mà nhà đầu tư đang nắm giữ.
  • Đa dạng hóa đầu tư (Diversification): Là việc các nhà đầu tư phân bổ nguồn vốn vào nhiều mã chứng khoán khác nhau nhằm hạn chế rủi ro.

Thuật ngữ về giá

  • Bảng giá chứng khoán (Stock Price Board): Là nơi có chứa tất cả thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu của thị trường chứng khoán.
  • Giá chào mua (Bid): Là mức giá mà người mua sẵn sàng chi trả cho một mã cổ phiếu hay chứng khoán bất kỳ.
  • Giá chào bán (Ask): Là mức giá mà người nắm giữ cổ phiếu mong muốn nhận được khi bán ra cổ phiếu hay các loại chứng khoán.
  • Chênh lệch chào mua - chào bán (Bid-Ask Spread): Là mức chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào.
  • Giá mở cửa (Opening Price): Là mức giá được thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong ngày giao dịch chứng khoán, bao gồm giá mua và giá bán được xác định theo phương thức đấu giá.
  • Giá cao nhất (High Price): Là mức giá cao nhất trong phiên giao dịch hoặc trong một chu kỳ biến động giá.
  • Giá thấp nhất (Low Price): Là mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch hoặc trong một chu kỳ biến động giá.
  • Giá đóng cửa (Close Price): Là mức giá được thực hiện tại lần khớp lệnh tại phiên giao dịch cuối cùng trong ngày giao dịch chứng khoán, bao gồm giá mua và giá bán được xác định theo phương thức đấu giá.

Những khái niệm chuyên môn về giao dịch và các lệnh giao dịch

  • Mua (Buy): Là hành động mua vào các loại cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác.
  • Bán (Sell): Là hành động của người nắm giữ chứng khoán bán ra cổ phiếu khi đã đạt được mục tiêu lợi nhuận hay muốn cắt lỗ (stop loss).
  • Lệnh trong ngày (Day Order): Là chỉ thị cho bên môi giới thực hiện giao dịch tại một mức giá cụ thể. Lệnh này chỉ có hiệu lực trong ngày và sẽ hết hạn vào cuối ngày nếu không được hoàn thành.
  • Lệnh thị trường (Market Price Order - MP): Là các lệnh mua và bán cổ phiếu được thực hiện ở mức giá thấp nhất (đối với mua vào) và mức giá cao nhất (đối với mức giá bán ra) hiện có trên thị trường.
  • Lệnh giới hạn (Limit Order - LO): Là lệnh mua hoặc bán cổ phiếu, chứng khoán ở một mức giá xác định hoặc tốt hơn. 
  • Giao dịch trong ngày (Day Trading): Là việc thực hiện các giao dịch mua bán trong một ngày giao dịch.
  • Giao dịch ký quỹ (Margin): Là việc các nhà đầu tư có thể sử dụng khoản vay từ công ty chứng khoán để đầu tư và dùng chính cổ phiếu để thế chấp cho khoản vay đó.
Tìm hiểu khái niệm về chứng khoán

Thuật ngữ về thị trường chứng khoán

  • F0 chứng khoán: Thuật ngữ này dùng để chỉ những người không có kinh nghiệm và mới tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán.
  • Thị trường bò (Bull Market): Thuật ngữ này được sử dụng khi thị trường có mức giá tăng cao và kéo dài trong 1 khoảng thời gian.
  • Thị trường gấu (Bear Market): Thuật ngữ này được sử dụng khi thị trường có dấu hiệu rớt giá liên tục trong một thời gian dài.
  • Sàn giao dịch (Stock Exchange): Là nơi mua, bán và trao đổi các loại chứng khoán.
  • Môi giới (Broker): Là đơn vị trung gian giữa người mua và người bán.
  • Thanh khoản (Liquidity): Thuật ngữ này dùng để chỉ mức độ mà một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường.
  • Chỉ số chứng khoán (Index): Là một danh mục đầu tư giả định, bao gồm tất cả các mã chứng khoán hiện đang lưu hành trên thị trường hoặc một nhóm ngành cụ thể.
  • Khối lượng giao dịch (Volume): Là số lượng cổ phiếu được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường là 1 ngày.
  • Ngành (Industry): Thuật ngữ này dùng để chỉ các mã cổ phiếu cùng chung nhóm ngành, ví dụ: nhóm ngành Bất động sản, nhóm ngành Y tế - Dược,...
  • Mã cổ phiếu (Stock Symbol): Là các ký tự, thông thường là các chữ cái, được sắp xếp và liệt kê nhằm để chỉ cổ phiếu của của một công ty.
  • Vốn hóa thị trường (Market Capitalization): Là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp, được xác định dựa theo số tiền đã bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này ở thời điểm hiện tại.
  • IPO (Initial Public Offering): Quá trình một công ty tư nhân lần đầu tiên chào bán cổ phần ra công chúng, thường được thực hiện khi công ty muốn huy động vốn lớn hơn và mở rộng quy mô hoạt động.
  • Công ty niêm yết: Là những doanh nghiệp đã đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết và được phép giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán.
  • Tự doanh chứng khoán: Hoạt động của công ty chứng khoán khi tự mua và bán chứng khoán trên thị trường để tạo lợi nhuận. Mục đích có thể là kiếm lãi từ chênh lệch giá, lợi tức cổ phiếu hoặc đảm bảo tính thanh khoản trên thị trường.

Xem thêm: 

Những chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán

Trong thị trường chứng khoán, các chủ thể thường bao gồm:

  • Ủy ban chứng khoán Nhà nước: Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 
  • Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX): 

Đây là đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. thực hiện các chức năng bao gồm tổ chức, quản lý điều hành việc mua bán chuyển khoản, đăng ký chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán,...

  • Các công ty chứng khoán: Các công ty chứng khoán được thành lập dưới hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Tuỳ theo vốn điều lệ và đăng ký kinh doanh mà một công ty có thể thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán như: Môi giới, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành,...
  • Các tổ chức phát hành chứng khoán: Các tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở thị trường Việt Nam hiện nay bao gồm Chính phủ, chính quyền địa phương, công ty cổ phần, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ đầu tư,...

Các nhà đầu tư chứng khoán: Theo văn bản pháp luật hiện hành, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm: Cá nhân, các tổ chức, các quỹ đầu tư, hộ gia đình,...

Tìm hiểu về các chủ thể trong chứng khoán
Những chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán (Nguồn: Internet)
  • Các tổ chức phụ trợ khác: Ngoài các chủ thể chính nêu trên, thị trường chứng khoán Việt Nam còn có sự xuất hiện của các tổ chức phụ trợ ví dụ như các tổ chức kiểm toán, các tổ chức lưu ký,...

Các chỉ số cơ bản cần nắm trong chứng khoán

Các chỉ số cơ bản cũng là một điều bạn cần quan tâm khi có nhu cầu đầu tư và tìm hiểu về chứng khoán Việt Nam:

  • EPS (Earning Per Share) - Thu nhập trên một cổ phiếu

EPS là tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư trên mỗi cổ phần. Đây là một chỉ số quan trọng mà các nhà đầu tư cần lưu tâm để có thể lựa chọn mã cổ phiếu phù hợp. Chỉ số EPS có công thức tính như sau:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành
  • PE (Price to Earning ratio) - Hệ số giá trên thu nhập

Chỉ số này được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Price) và mức lãi thu được trên 1 cổ phiếu (EPS). Chỉ số PE sẽ giúp các nhà đầu tư xác định được để có thể thu lợi nhuận từ cổ phiếu thì cần bỏ ra khoản vốn tương xứng là bao nhiêu. Công thức tính của chỉ số PE như sau:

P/E = giá cổ phiếu (Price)/ Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS)

  • ROE (Return on Common Equity) & ROA (Return on Total Assets) – Tỷ số lợi nhuận ròng

ROE hay còn gọi là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này thể hiện khả năng sinh lời trên nguồn vốn của cổ đông thường. Bạn có thể tính chỉ số ROE theo công thức cụ thể như sau:

ROE = Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông thường / Vốn cổ phần phổ thông

  • P/B (Price to Book ratio) - Chỉ số Giá/Giá trị sổ sách

Chỉ số này được dùng để so sánh mức giá hiện tại và giá trị ghi sổ của một cổ phiếu.

P/B = Giá cổ phiếu hiện tại / (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ)

  • Hệ số Beta

Chỉ số này được dùng để đo lường mức độ biến động giá và rủi ro của chứng khoán, hay các danh mục đầu tư khác trên thị trường. Trên thị trường, hệ số Beta được cố định là 1. Nếu hệ số Beta của một cổ phiếu lớn hơn 1 thì cấp độ rủi ro sẽ cao hơn và nếu chỉ số Beta nhỏ hơn 1 thì mức độ sẽ thấp hơn.

Các loại lệnh giao dịch chứng khoán

 

Sau đây là các lệnh giao dịch chứng khoán hiện có trên thị trường:

  • Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa - At the Opening Order
  • Lệnh giới hạn - Limit Order
  • Lệnh thị trường trên sàn HSX - Market Price Order
  • Lệnh thị trường trên sàn HNX
  • Lệnh điều kiện (lệnh chờ)
  • Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa - At the Close
  • Lệnh khớp lệnh sau giờ - Post Limit Order

Thời gian giao dịch chứng khoán

Sau đây là khung thời gian giao dịch chứng khoán của sàn HoSE và HNX, một trong số các sàn chứng khoán được nhiều nhà đầu tư lựa chọn hiện nay:

Tìm hiểu về thời gian giao dịch chứng khoán
Nguồn: api.vcsc.com.vn
Tìm hiểu về thời gian giao dịch chứng khoán
Nguồn: api.vcsc.com.vn

Cách đọc bảng giá chứng khoán

tìm hiểu về cách đọc bảng chứng khoán
Cách đọc bảng giá chứng khoán (Nguồn: Internet)
  • Mã chứng khoán (mã CK): Là danh sách tên riêng của doanh nghiệp, thường là tên viết tắt, ví dụ như PNJ.
  • TC (Màu vàng): Giá tham chiếu. Đây là mức giá đóng cửa ở phiên giao dịch gần nhất, được dùng làm cơ sở tính toán của giá sàn và giá trần.
  • Giá trần (Màu tím): Đây là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư mua hoặc bán trong ngày.
  • Giá sàn (Màu xanh dương): Đây là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư mua hoặc bán trong ngày giao dịch.
  • Tổng KL: Con số này thể hiện tổng số lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên, số lượng càng nhiều thì tính thanh khoản cổ phiếu đó càng cao.
  • Bên mua: Mỗi bảng giá sẽ 3 mức giá đặt mua tốt nhất với số lượng cổ phiếu tương ứng.
  • Bên bán: Đây là mức giá chào bán thấp nhất với số lượng cổ phiếu tương ứng.
  • Khớp lệnh: Con số này chỉ ra mức giá khớp lệnh gần nhất của một cổ phiếu.
  • Giá: Bao gồm 3 cột là giá cao nhất, giá thấp nhất và giá trung bình, thể hiện rõ sự biến động của cổ phiếu trong phiên giao dịch.
  • ĐTNN - Đầu tư nước ngoài: Đây là khối lượng cổ phiếu được phép giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm 2 cột mua và bán.

Để có thể theo dõi bảng giá chứng kỹ càng hơn, bạn cũng cần phải nắm rõ các quy định về màu sắc sau đây:

  • Màu tím:  Giá cổ phiếu tăng lên đến mức giá trần 
  • Màu xanh lá cây: Giá cổ phiếu đang tăng so với giá tham chiếu
  • Màu vàng: Giá ngang bằng với giá tham chiếu
  • Màu đỏ: Giá cổ phiếu đang giảm so với giá tham chiếu
  • Màu xanh dương: Giá giảm chạm đáy mức giá sàn

Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý đến các chỉ số thị trường:

  • Chỉ số VNIndex: Chỉ số này thể hiện sự biến động giá của cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán (HoSE).
  • Chỉ số VN30-Index: Đây là chỉ số giá của top 30 công ty niêm yết trên sàn HoSE, là những công ty có tính thanh khoản cao và giá trị vốn hóa lớn. 
  • Chỉ số VNX Allshare: Chỉ số này biểu hiểu mức độ biến động giá của các mã cổ phiếu niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX).
  • Chỉ số HNX-Index: Chỉ số này được tính toán dựa theo sự biến động giá của các cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
  • Chỉ số HNX30-Index: Đây là chỉ số giá của Top 30 công ty niêm yết tại sàn HNX.
  • Chỉ số UPCoM: Chỉ số này thể hiện sự biến động giá của các cổ phiếu niêm yết trên sàn UPCoM.

Khi đầu tư chứng khoán cần chuẩn bị những gì?

Một số điều cần lưu ý khi bắt đầu đầu tư chứng khoán
Những điều nhà đầu tư cần chuẩn bị để đầu tư chứng khoán (Nguồn: Internet)

Bên cạnh việc tìm hiểu về chứng khoán và thị trường chứng khoán cơ bản, các nhà đầu tư F0 còn cần trang bị thêm những yếu tố sau đây:

  • Kiến thức cơ bản

Những kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, và chứng khoán cũng không ngoại lệ. Vậy nên, các nhà đầu tư nếu có ý định rót vốn vào chứng khoán cần phải trang bị những kiến thức cơ bản, ví dụ như quy định giao dịch, các lệnh giao dịch,... 

  • Quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả

Đảm bảo bạn sử dụng tiền bạc một cách hợp lý để không chỉ đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống mà còn tạo nền tảng tích lũy lâu dài. Khi mới bắt đầu tham gia đầu tư chứng khoán, hầu hết mọi người đều phải trải qua giai đoạn học hỏi bằng chính những sai lầm tài chính. Vì vậy, nếu bạn đang trong tình trạng tài chính không ổn định, rất khó để có được thu nhập bền vững từ đầu tư chứng khoán. 

Trước tiên, hãy đảm bảo bạn có một khoản tiền dự phòng đủ để duy trì cuộc sống trong khoảng từ ba đến sáu tháng, giúp bạn ứng phó với những tình huống bất ngờ như mất việc, bệnh tật hoặc các biến cố gia đình. 

Sau khi đã ổn định về tài chính trước mắt, hãy dành ra một nguồn vốn nhàn rỗi mà bạn có thể không cần sử dụng đến trong khoảng từ một đến ba năm, và đây sẽ là số tiền bạn dùng để đầu tư chứng khoán.

  • Vốn đầu tư

Khi tham gia đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư cần phải xác định rõ nguồn vốn mà mình có là bao nhiêu, giới hạn chịu lỗ là bao nhiêu và có nguồn vốn dự trữ cho trường hợp cần thiết. 

  • Trang thiết bị cần thiết

Để theo dõi và cập nhật các thông tin liên quan đến mã cổ phiếu, thị trường, giao dịch kịp thời, các nhà đầu tư cần phải trang bị các thiết bị điện tử tương ứng, ví dụ như điện thoại thông minh, máy tính bảng,... 

  • Kế hoạch đầu tư

Bên cạnh việc trang bị kiến thức và nguồn vốn, bạn còn cần phải lập ra một kế hoạch đầu tư chi tiết và rõ ràng. Bạn phải đặt ra những tình huống xấu nhất và cách ứng phó trong từng tình huống, để có thể ứng biến kịp thời và giảm thiểu những rủi ro xuống mức thấp nhất.

  • Xác định khả năng chịu rủi ro và thiết lập mục tiêu đầu tư phù hợp

Rủi ro là một yếu tố cốt lõi trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Trước khi bắt đầu, bạn cần đánh giá mức độ chịu đựng rủi ro của bản thân để lựa chọn phương pháp đầu tư phù hợp với tình hình tài chính và kỳ vọng của mình. Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược đầu tư hiệu quả và quản lý rủi ro một cách tối ưu.

Các bước đầu tư chứng khoán an toàn dành cho người mới bắt đầu

Mở Tài khoản đầu tư chứng khoán trên Zalopay
Đầu tư chứng khoán thông minh trên Zalopay

Bước 1: Chuẩn bị kiến thức cơ bản về giao dịch cổ phiếu. 

Trước khi tham gia đầu tư, việc nắm vững các khái niệm cơ bản như thanh khoản, cổ tức, chứng chỉ quỹ, cũng như hiểu rõ về khung giờ giao dịch, đơn vị giao dịch và các lệnh trong giao dịch chứng khoán là rất quan trọng.

Bạn cần biết cách đặt lệnh, khớp lệnh, và hủy lệnh để chủ động trong các giao dịch. Ngoài ra, hãy tìm kiếm các công ty môi giới chứng khoán uy tín như SSI, FPT, VPS hoặc VNM để được hỗ trợ tư vấn đầu tư hiệu quả và an toàn.

Bước 2: Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Để giao dịch, bạn cần đăng ký tài khoản tại các sàn giao dịch uy tín như HOSE, HNX, UPCOM hoặc OTC. Hiện nay, việc mở tài khoản đã trở nên dễ dàng hơn nhờ các dịch vụ đăng ký trực tuyến, tuy nhiên, bạn vẫn cần chuẩn bị CMND hoặc CCCD và một số giấy tờ cá nhân để xác minh thông tin.

Zalopay đã hợp tác cùng DNSE giới thiệu sản phẩm Tài khoản chứng khoán, mang đến giải pháp đầu tư hiện đại và an toàn. Với quy trình đăng ký trực tuyến 100%, bạn có thể mở tài khoản nhanh chóng, cập nhật thông tin thị trường liên tục và nhận các khuyến nghị từ đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. Đặc biệt, chỉ với số vốn nhỏ từ một cổ phiếu và bạn không cần tải thêm bất kỳ ứng dụng nào khác khi giao dịch ngay trên Zalopay.

Hơn nữa, người dùng còn được hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn, với giá trị lên đến 100 triệu đồng, dành riêng cho khách hàng mới sử dụng dịch vụ Tài khoản chứng khoán trên Zalopay.

Truy cập App Store hoặc Google Play, tải ngay ứng dụng Zalopay để bắt đầu sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách đăng ký tài khoản chứng khoán trên Zalopay:

  1. Mở ứng dụng Zalopay, tại màn hình chính, chọn biểu tượng Tài khoản chứng khoán hoặc truy cập vào mục Tất cả dịch vụ.
  2. Tại giao diện Tài khoản chứng khoán, chọn Đăng ký tài khoản.
  3. Điền đầy đủ thông tin cá nhân, kiểm tra lại chi tiết và nhấn Tiếp tục.
  4. Đọc kỹ hợp đồng, ký tên và chọn Ký hợp đồng.
  5. Xác thực bằng mã PIN Zalopay hoặc tính năng sinh trắc học.
  6. Hoàn tất đăng ký và chờ kết quả phê duyệt.

Bước 3: Chọn loại cổ phiếu muốn đầu tư

Trước khi mua cổ phiếu, bạn nên nghiên cứu kỹ báo cáo tài chính của công ty phát hành, phân tích các chỉ số và so sánh giá cổ phiếu với các phiên giao dịch trước. Điều này giúp bạn đánh giá được tiềm năng tăng trưởng và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Bước 4: Chuyển tiền vào tài khoản giao dịch

Sau khi mở tài khoản, bạn cần nạp tiền để thực hiện giao dịch. Số tiền nạp phụ thuộc vào khả năng tài chính và chiến lược đầu tư của bạn. Với sản phẩm Tài khoản chứng khoán trên Zalopay, bạn chỉ cần số vốn nhỏ, bắt đầu từ 01 cổ phiếu là đã có thể tham gia đầu tư.

Quy trình nạp và rút tiền được thực hiện nhanh chóng, tiện lợi ngay trên ứng dụng Zalopay mà không mất phí. Hãy tải ứng dụng Zalopay và bắt đầu nạp tiền Chứng khoán ngay để trải nghiệm bạn nhé! 

Bước 5: Giao dịch và đặt lệnh

Khi đã sẵn sàng, bạn có thể tiến hành giao dịch bằng cách đặt lệnh mua hoặc bán. Tùy thuộc vào mục tiêu và tình hình thị trường, hãy lựa chọn lệnh phù hợp như lệnh giới hạn (LO), lệnh thị trường (MP), hoặc các loại lệnh khác để tối ưu hóa lợi nhuận.

Trên đây là những khái niệm, thuật ngữ, chỉ số cơ bản và thông tin cần thiết giúp bạn dễ dàng tìm hiểu về chứng khoán, đặc biệt dành cho những nhà đầu tư mới bắt đầu. Hy vọng rằng, bài viết từ Zalopay không chỉ mang đến kiến thức hữu ích mà còn giúp bạn tự tin hơn khi bước vào thị trường đầu tư.

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay