Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Khớp lệnh là gì? Tất tần tận về khớp lệnh chứng khoán

Khớp lệnh là một thuật ngữ trong đầu tư chứng khoán mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần nắm rõ. Để giao dịch đầu tư được diễn ra thuận lợi các nhà đầu tư cần nắm được khái niệm này cũng như các kiến ​​thức xoay quanh nó. Bài viết dưới đây ZaloPay sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức liên quan đến khớp lệnh, các loại khớp lệnh trong giao dịch chứng khoán cũng như nguyên tắc khớp lệnh trên thị trường.

Khớp lệnh là gì?

Khớp lệnh trong chứng khoán được hiểu là thỏa thuận giữa người mua và người bán trên sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến. Cụ thể, lệnh mua và lệnh bán của các nhà đầu tư sẽ được ghép nối với nhau dựa trên mức giá phù hợp và tuân theo nguyên tắc khớp lệnh thị trường. 

Bản chất của việc khớp lệnh là giao dịch giữa người mua và người bán đồng ý giao dịch khi có chung một mức giá với một số lượng cụ thể. Tất cả các giao dịch đều được thực hiện công khai do đó nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát các giao dịch của mình cũng như các biến động trên thị trường. Mức giá mà người bán và người mua sử dụng để giao dịch lúc này được gọi là giá khớp lệnh. 

Khớp lệnh là thỏa thuận giữa người mua và người bán chứng khoán trên sàn giao dịch trực tuyến
Nguồn: topbinhduong.net

Các loại khớp lệnh trong giao dịch chứng khoán

Khớp lệnh định kỳ 

Khớp lệnh định kỳ là giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. Khớp lệnh định kỳ thường được Sở giao dịch chứng khoán dùng để xác định giá mở cửa và đóng cửa.

Ví dụ: Tại phiên giao dịch đang có các lệnh mua và lệnh bán như sau:

Lệnh mua

Giá 

(1.000đ)

Lệnh bán
Khối lượngMã sốMã sốKhối lượng
5.000M1ATOB115.000
10.000M2120.0B230.000
12.000M3119.9B315.000
15.000M4119.8B417.000
20.000M5119.7B55.000
17.000M6119.6B67.000
50.000M7119.5B75.000

Theo nguyên tắc người mua muốn mua giá thấp, còn người bán muốn bán giá cao, thực hiện luỹ kế mua và luỹ kế bán như sau:

Tại mức giá 120.000 VNĐ tổng luỹ kế mua là: 5.000 + 10.000 (khối lượng đặt mua ATO) = 15.000.

Tại mức giá 119.900 VNĐ tổng luỹ kế mua là: 12.000 + 10.000 + 5.000 = 27.000.

Tại mức giá 119.500 VNĐ tổng luỹ kế bán là: 5.000 + 15.000 (khối lượng đặt bán ATO) = 20.000.

Tại mức giá 119.600 VNĐ tổng luỹ kế bán là: 7.000 + 5.000 + 15.000 = 27.000.

….

Lệnh mua

Giá 

(1.000đ)

Lệnh bán
Luỹ kế muaKhối lượngMã sốMã sốKhối lượngLuỹ kế bán
 10.000M1ATOB120.000 
15.00015.000M2120.0B235.00094.000
27.00017.000M3119.9B320.00064.000
42.00020.000M4119.8B423.00049.000
62.00025.000M5119.7B510.00032.000
79.00032.000M6119.6B613.00027.000
129.00055.000M7119.5B710.00020.000

Như vậy, có thể thấy tại mức giá 119.800 VNĐ có khối lượng cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất với 42.000 cổ phiếu, chỉ còn lại 7.000 chưa thực hiện (49.000 - 42.000 = 7.000). 

Trên đây là ví dụ đơn giản nhất của khớp lệnh định kỳ. Thực tế trong một phiên giao dịch, tại một mức giá có rất nhiều lệnh mua hoặc bán. Khi đó việc khớp lệnh được thực hiện theo thứ tự ưu tiên về giá, thời gian và cuối cùng là khối lượng. 

Các lệnh ATO/ATC được ưu tiên thực hiện trước vì lệnh ATO/ATC nghĩa là nhà đầu tư đã sẵn sàng mua/bán bằng mọi giá tại phiên giao dịch xác định giá mở và đóng cửa.

Khớp lệnh liên tục 

Khớp lệnh liên tục là giao dịch được thực hiện dựa trên cơ sở so khớp các lệnh mua và bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống. 

Ví dụ: Giả sử phiên khớp lệnh hiện tại của một số mã chứng khoán có lệnh mua và lệnh bán đang ở các mức giá như sau:

Lệnh mua

Giá 

(1.000đ)

Lệnh bán
Khối lượngMã sốMã sốKhối lượng
  120.0C20.000
  119.9D10.000
  119.8  
20.000A119.7  
25.000B119.6  

Nếu xuất hiện một lệnh mua 15.000 cổ phiếu ở giá 119.900 VNĐ, lệnh này sẽ khớp với lệnh bán 10.000 cổ phiếu mã số D. Còn dư 5.000 cổ phiếu với mức giá 119.900 VNĐ. Khi đó các lệnh trên sàn giao dịch như sau:

Lệnh mua

Giá 

(1.000đ)

Lệnh bán
Khối lượngMã sốMã sốKhối lượng
  120.0C20.000
5.000E119.9  
  119.8  
20.000A119.7  
25.000B119.6  

Nếu có 1 lệnh bán MP (lệnh thị trường) 10.000 cổ phiếu. Lệnh sẽ khớp với lệnh mua E 5.000 cổ phiếu giá 119.900 VNĐ. Còn 5.000 cổ phiếu còn lại chưa được khớp sẽ chuyển thành lệnh giới hạn bán với mức giá thấp hơn 1 đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó. Khi đó các lệnh của thị trường như sau:

Lệnh mua

Giá 

(1.000đ)

Lệnh bán
Khối lượngMã sốMã sốKhối lượng
  120.0C20.000
5.000E119.9  
  119.8F5.000
20.000A119.7  
25.000B119.6  

Trong khớp lệnh liên tục, có hai loại lệnh tiêu biểu là lệnh thị trường và lệnh khớp sau khi đóng cửa.

Lệnh thị trường (MP): là khớp lệnh được đặt tại mức giá thấp nhất với lệnh bán và mức giá cao nhất với lệnh mua. Lệnh này chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên khớp lệnh chứng khoán liên tục. Và nếu lệnh thị trường tại thời điểm hiện tại không có lệnh giới hạn đối ứng thì lệnh này sẽ bị huỷ bỏ.

Lệnh khớp sau giờ (PLO): là lệnh mua hoặc lệnh bán được đặt ở mức giá đóng cửa sau khi lệnh ATC kết thúc. Vào cuối phiên giao dịch sau giờ, lệnh PLO chưa được thực hiện sẽ bị hủy. 

Có 2 kiểu khớp lệnh chứng khoán là khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục
Nguồn: blogspot.com

Nguyên tắc khớp lệnh 

Để thực hiện phương thức khớp lệnh ở sàn giao dịch chứng khoán bạn phải biết nguyên tắc khớp lệnh được thực hiện theo thứ tự như thế nào. Cụ thể thứ tự ưu tiên khớp lệnh được quy định như sau: 

Nguyên tắc ưu tiên về giá

Giữa lệnh mua với giá cao hơn và lệnh mua với giá thấp hơn thì lệnh mua với giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước. Tương tự như vậy, lệnh bán với giá thấp hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước lệnh bán với giá cao hơn.

Ví dụ: Nếu có 1 lệnh mua cổ phiếu giá 219.000 VNĐ và 1 lệnh mua cổ phiếu giá 218.000 VNĐ thì lệnh mua giá 219.000 VNĐ được ưu tiên thực hiện trước. Ngược lại, 1 lệnh bán giá 219.000 VNĐ và 1 lệnh bán giá 218.000 VNĐ thì lệnh bán 218.000 VNĐ sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Nguyên tắc ưu tiên về thời gian 

Trong trường hợp các lệnh giao dịch có cùng mức giá thì ưu tiên khớp lệnh chứng khoán đối với lệnh được nhập vào hệ thống trước. 

Ví dụ: Một nhà đầu tư A đặt bán vào lúc 9 giờ sáng và một nhà đầu tư B đặt bán lúc 10 giờ sáng thì lệnh bán của nhà đầu tư A được ưu tiên thực hiện trước.

Nguyên tắc ưu tiên về khối lượng 

Nếu thời gian và giá của các lệnh giống nhau thì lệnh có khối lượng lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước. 

Ví dụ: Tại thời điểm 9 giờ sáng với cùng một mức giá 219.000 VNĐ, nhà đầu tư A đặt mua 5.000 cổ phiếu và nhà đầu tư B đặt mua 10.000 cổ phiếu thì lệnh mua của nhà đầu tư B sẽ được ưu tiên.

Thực hiện giao dịch chứng khoán cũng có các nguyên tắc ưu tiên từ đó xác định được giá khớp lệnh
Nguồn: timo.vn

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về khớp lệnh cũng như các loại khớp lệnh chứng khoán và nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh trong phiên giao dịch. Hy vọng qua bài viết trên của ZaloPay, các nhà đầu tư mới đã hiểu được những khái niệm cơ bản của khớp lệnh, tạo tiền đề để áp dụng vào đầu tư chứng khoán thành công, hiệu quả. 

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay