Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

EPS là gì? Cách tính chỉ số EPS trong chứng khoán chuẩn nhất

Đối với các nhà đầu tư chứng khoán, các chỉ số trong báo cáo tài chính rất quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số EPS là một trong số đó. Chỉ số này có vai trò quan trọng để tính toán lợi nhuận và đánh giá các thông số khác. Từ đó giúp nhà đầu tư xác định được lợi nhuận sau thuế của một mã cổ phiếu. Vậy chỉ số EPS là gì? Công thức tính EPS như thế nào? Bài viết dưới đây của ZaloPay sẽ cung cấp các kiến thức liên quan đến chỉ số này.

Chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS?

Chỉ số EPS

EPS hay Earning Per Share là khoản lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư nhận được từ 1 cổ phiếu
Nguồn: thebalancemoney.com

EPS có tên tiếng Anh là Earning Per Share, đây là khoản lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư nhận được từ 1 cổ phiếu. EPS còn được hiểu là khoản lợi mà bạn kiếm được trên một số vốn ban đầu. Rộng hơn, EPS cũng EPS cũng được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Nói chung, các công ty sử dụng EPS như một thước đo để phân chia lãi suất của các cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. 

Ý nghĩa của chỉ số EPS

Chỉ số EPS thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả và khả năng tồn tại của một dự án hoặc doanh nghiệp. Vậy nên, chúng thường mang ý nghĩa:

  • Phản ánh tình trạng kinh doanh của một doanh nghiệp để giúp các nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn khi đầu tư cổ phiếu
  • Dùng để so sánh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành. 
  • Ngoài ra còn được sử dụng để tính toán các chỉ số tài chính khác như P/E và ROE. 

Trong đó, khái niệm về P/E và ROE là gì trong chứng khoán được hiểu như sau:

  • P/E là chỉ số giúp các nhà đầu tư định giá tương quan giữa các công ty trong cùng một ngành. Đây là một trong những yếu tố cho thấy cổ phiếu là “đắt” hay “rẻ” so với trung bình của ngành. Ngoài ra chỉ số P/E cao cũng mang ý nghĩa là nhà đầu tư đang kỳ vọng về sự phát triển của doanh nghiệp nên sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để sở hữu. 
  • ROE - tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này là một thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra lợi nhuận là bao nhiêu. 
Ý nghĩa của chỉ số EPS trong chứng khoán

Cách tính chỉ số EPS

Công thức tính EPS

EPS = (Lợi nhuận sau thuế - Trích quỹ khen thưởng phúc lợi) / Tổng số cổ phiếu bình quân đang lưu hành

Ví dụ: Công ty X có lợi nhuận sau thuế năm 2020 là 800 tỷ đồng, trích quỹ khen thưởng phúc lợi theo quyết định của đại hội cổ đông là 30 tỷ đồng. Công ty có 200 triệu cổ phiếu đang lưu hành trong năm 2020.

Dựa theo công thức trên: 

EPS = (800.000.000.000 - 30.000.000.000) / 200.000.000 = 3850 đồng 

Điều này có nghĩa lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu lưu hành năm 2020 là 3850 đồng.

Tuy nhiên để đơn giản hơn, một số nhà đầu tư sẽ không trừ trích quỹ khen thưởng phúc lợi. Nghĩa là lấy Lợi nhuận sau thuế / Tổng cổ phiếu đang lưu hành. Nếu theo công thức này EPS năm 2020 là 800 tỷ / 200 triệu cổ phiếu = 4000 đồng. Cách tính này sẽ khiến chỉ số EPS tăng lên, do đó các nhà đầu tư cần tỉnh táo hơn để định giá doanh nghiệp sát với thực tế.

Các loại chỉ số EPS

Chỉ số EPS được chia thành 2 loại chính là EPS cơ bản và EPS pha loãng.

Chỉ số EPS cơ bản

EPS cơ bản hay EPS đơn thuần là lợi nhuận của một cổ phiếu thông thường. Công thức được sử dụng để tính giá trị của EPS cơ bản là: 

EPS cơ bản = (Thu nhập ròng -  Cổ phiếu cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
Cách tính chỉ số EPS trong chứng khoán

EPS pha loãng

EPS pha loãng hay Diluted EPS là một chỉ số được các công ty sử dụng để tính toán lợi nhuận trong đó đã bao gồm rủi ro khi phát hành cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu ESOP hoặc trái phiếu chuyển đổi. Nếu xét về độ chính xác thì EPS pha loãng có mức độ chính xác cao hơn EPS cơ bản vì phản ánh được diễn biến của cổ phiếu khi doanh nghiệp có biến cố.

EPS pha loãng = (Thu nhập ròng - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Số lượng cổ phiếu chuyển đổi).

Một sai lầm phổ biến mà nhiều nhà đầu tư mắc phải là chỉ nhìn vào EPS cơ bản mà bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng trong tương lai. Do đó các nhà đầu tư khi đánh giá tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp phải dựa trên EPS cơ bản và EPS pha loãng thì mới có cái nhìn tổng thể và tính toán được lợi nhuận sau thuế của cổ phiếu.

Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Sau khi đã biết chỉ số EPS là gì? vậy chỉ số EPS bao nhiêu là tốt là một kiến thức cần thiết cho những nhà đầu tư mới.

Theo những chuyên gia có kinh nghiệm về đầu tư chứng khoán, một công ty được đánh giá là kinh doanh tốt khi EPS trên 1500 và tối thiểu là 1000. Bên cạnh đó, chỉ số này cần được duy trì trong nhiều năm liên tục và có xu hướng tăng trong tương lai. Chỉ số được đánh giá là tốt khi đạt trên 1000 đồng. 

Hướng dẫn chi tiết cách đọc chỉ số EPS

Để xem các chỉ số EPS cơ bản hay EPS pha loãng của một cổ phiếu bạn có thể áp dụng các cách sau.

Cách 1: Tìm kiếm trên bảng giá của các sàn giao dịch chứng khoán mà các bạn mở tài khoản.

  • Bước 1: Mở bảng giá giao dịch chứng khoán trực tuyến nơi bạn mở tài khoản 
  • Bước 2: Tìm kiếm tên công ty hoặc mã cổ phiếu bạn muốn biết chỉ số EPS. Hoặc nhấp vào mã cổ phiếu trên bảng giá.
  • Bước 3: Xuất hiện biểu đồ và chỉ số EPS 4 quý của cổ phiếu công ty bạn tìm kiếm.
Nhấp vào mã cổ phiếu hoặc nhập vào ô tìm kiếm mã chứng/ tên công ty muốn xem chỉ số EPS

Xem thêm: Giờ giao dịch chứng khoán tại các sàn phổ biến tại Việt Nam

Cách 2: Bạn có thể xem chỉ số EPS của bát kỳ cổ phiếu đã niêm yết nào bằng website CafeF.

  • Bước 1: Truy cập website CafeF: https://cafef.vn/ 
  • Bước 2: Nhập mã chứng khoán hoặc tên công ty vào mục tìm kiếm bên phải màn hình. 
  • Bước 3: Xem chỉ số EPS cơ bản và EPS pha loãng hiện trên màn hình của cổ phiếu.
Chỉ số EPS của công ty PNJ thông qua website CafeF
Nguồn: suthatchungkhoan.com

Nhược điểm của chỉ số EPS trong chứng khoán là gì?

EPS là một chỉ số để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu. Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong các báo cáo tài chính của công ty nhưng tỷ lệ EPS vẫn có những hạn chế mà các nhà đầu tư cần lưu ý:

  • Trong một số trường hợp khi EPS âm thì công thức P/E hoàn toàn mất ý nghĩa. Do đó, doanh nghiệp phải sử dụng một công cụ khác để đánh giá khả năng sinh lời của cổ phiếu. 
  • Khi hoạt động kinh doanh biến động thì chỉ số EPS sẽ bị bóp méo. Những biến động đó có thể là công ty hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều biến động, công ty bán tài sản,... 
  • Nếu công ty phát hành thêm cổ phiếu phổ thông, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ESOP thì chỉ số EPS sẽ giảm. Lúc này, các nhà đầu tư dễ gặp rủi ro và bị giảm lợi nhuận từ cổ phiếu. 
  • Các nhà đầu tư cũng có thể gặp rủi ro khi mua cổ phiếu của công ty có lợi nhuận ảo bằng cách tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho. 

Như vậy thông qua bài viết trên ZaloPay đã giải thích chỉ số EPS là gì, cách tính EPS cũng như cho biết chỉ số EPS bao nhiêu là tốt. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài sẽ hữu ích cho các nhà đầu tư. Ngoài ra để hiểu rõ thị trường hay nắm bắt thị trường một cách chuẩn xác thì các nhà đầu tư nên tìm hiểu thêm các khái niệm liên quan như ROE, ROA, P/E,... để thực hiện các giao dịch hiệu quả và thành công hơn.

Chi số EPS giảm có ý nghĩa gì?

Khi chỉ số EPS giảm đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tốt và gặp nhiều rủi ro nếu như đầu tư vào.

Nên tính toán EPS bằng EPS pha loãng hay EPS cơ bản?

Nhà đầu tư nên dùng cả hai phương pháp để có cái nhìn tổng thể và tính toán được lợi nhuận sau thuế của cổ phiếu.

Tags:
#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay