Hệ số Beta trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán được hiểu là hệ số đo lường sự biến động, rủi ro hệ thống của một chứng khoán cụ thể hay một danh mục đầu tư so với sự biến động, rủi ro của toàn bộ thị trường chung.
Hệ số Beta được sử dụng trong CAPM (mô hình định giá tài sản vốn) để tính toán tỉ suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản dựa vào tỷ suất sinh lời trên thị trường và hệ số beta của nó.
Hệ số beta được tính theo công thức như sau:
Hệ số beta (β) = Cov (Ri, Rm) / Var (Rm) |
Trong đó:
Cách tính tỷ suất sinh lời R:
R = (P1 – P0) / P0 |
Trong đó:
Tham khảo: Giờ giao dịch chứng khoán tại các sàn phổ biến tại Việt Nam
Trong việc đầu tư chứng khoán, hệ số Beta được xem là chỉ số đo lường độ rủi ro của chứng khoán nhằm giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định hợp lý. Mỗi trường hợp xảy ra có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, nhà đầu tư cần nắm rõ để áp dụng hệ số Beta một cách hiệu quả:
Hệ số Beta < 0: Chứng khoán (danh mục đầu tư) đang có biến động ngược chiều so với thị trường chung.
Hệ số Beta = 0: Chứng khoán (danh mục đầu tư) có sự biến động hoàn toàn độc lập, không chịu tác động bởi biến động từ thị trường.
Hệ số Beta > 0: Chứng khoán (danh mục đầu tư) chịu sự ảnh hưởng bởi sự biến động từ thị trường và sẽ có 3 trường hợp xảy ra như sau:
Để hình dung rõ hơn về ý nghĩa của hệ số Beta, bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây:
Mã cổ phiếu X có hệ số Beta = 1.3, tức là mức độ rủi ro của cổ phiếu X so với mức độ rủi ro của thị trường chung lên đến 30%. Có thể thấy rủi ro của cổ phiếu X tương đối lớn nhưng đi kèm với đó là cơ hội tìm kiếm được tỷ suất sinh lời cao.
Việc hiểu và tính toán được hệ số Beta trong đầu tư chứng khoán có vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư:
Như vậy, bài viết trên ZaloPay đã giúp bạn tìm hiểu Beta là gì? Vai trò và cách tính hệ số Beta trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm một phương pháp lựa chọn cổ phiếu đầu tư phù hợp.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay