Bollinger bands là thuật ngữ chứng khoán cơ bản chỉ một công cụ kết hợp giữa đường MA (Đường trung bình động) và độ lệch chuẩn. Cấu trúc của chỉ báo này bao gồm một đường trung bình động ở giữa và hai đường biên trên và dưới. Khoảng cách giữa đường MA và các dải Bollinger được xác định bởi mức độ biến động giá. Khi giá chứng khoán biến động nhiều, Bollinger bands sẽ rộng ra và ngược lại, khi giá của chứng khoán ít biến động thì Bollinger bands sẽ thu hẹp dần.
>> Xem thêm:
Chỉ báo Bollinger gồm 3 dải:
Trong đó độ lệch chuẩn cho thấy sự khác biệt về giá trị của mỗi thời điểm đánh giá so với giá trị trung bình. Thông thường, khi thị trường đang trong xu hướng đi ngang nhà đầu tư có thể sử dụng chiến lược bán nếu giá chạm vào dải trên và mua khi giá chạm vào dải dưới.
John Bollinger đặt dải trên và dải dưới cách nhau hai độ lệch chuẩn để điều chỉnh biến động của thị trường và có khả năng bao quát giá tốt hơn. Vì hầu hết chuyển động giá nào cũng có khả năng nằm trong dải Bollinger. Nhờ vào dải trên và dải dưới của Bollinger mà nhà đầu tư có thể xác định giá một cổ phiếu đang được mua quá mức hay bán quá mức.
>>> Tham khảo thêm: Mô hình cốc tay cầm (Cup and Handle) là gì? Đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả
Nếu công thức tính các chỉ số khác thường sử dụng tỷ lệ phần trăm cố định, thì Bollinger bands sử dụng độ lệch chuẩn để tính toán.
Độ lệch chuẩn là một công cụ thường được sử dụng trong thống kê để tìm ra sự khác biệt của một mẫu so với giá trị trung bình của chính nó. Để tính độ lệch chuẩn, trước tiên bạn cần có phương sai.
Phương sai được tính như sau:
σ² = (∑(χ - SMA)²) / N |
Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai:
σ = √ ((∑(χ - SMA)²) / N) |
Để có hai hoặc ba độ lệch chuẩn, chỉ cần lấy hệ số đó nhân với độ lệch chuẩn ban đầu.
Từ độ lệch chuẩn, ta có thể tính được ngay Bollinger bands vì cấu trúc bao gồm 3 dải. Công thức tính toán như sau:
Trong đó, SMA20 là giá trung bình của giá đóng cửa trong 20 ngày gần nhất. Sở dĩ sử dụng SMA20 vì nó mô tả xu hướng trung hạn, tương ứng với thời gian giao dịch trong 2 tuần.
Dải Bollinger siết chặt khi khoảng cách giữa dải trên, dải dưới và đường SMA thu hẹp. Bollinger bands siết chặt cho biết giá cổ phiếu có ít biến động. Lúc này các nhà đầu tư dự đoán giá sẽ biến động mạnh trong tương lai. Ngược lại, nếu các dải di chuyển rộng ra thì khả năng biến động giảm và là cơ hội thoát vị thế. Tuy nhiên những diễn biến này không được xem là tín hiệu giao dịch vì dải không cho biết giá có xu hướng tăng hay giảm.
Khoảng 90% hành động giá xảy ra trong dải trên và dải dưới. Khi nào giá vượt qua hai dải này đều là sự kiện lớn. Tương tự như siết chặt, bứt phá không phải tín hiệu giao dịch giá. Một sai lầm mà nhà đầu tư mắc phải là tin rằng giá vượt qua một trong hai dải này được xem là tín hiệu để mua hoặc bán. Sự bứt phá không phải dấu hiệu về hướng hay sự di chuyển của giá trong tương lai.
>> Xem thêm: Lý thuyết Dow là gì? Nguyên lý và cách áp dụng trong đầu tư
Bên cạnh những ý nghĩa mang lại, Bollinger bands cũng tồn tại những hạn chế mà các nhà đầu tư cần lưu ý:
Bollinger bands không phải là hệ thống giao dịch độc lập, chúng đơn giản là chỉ báo để cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin về biến động giá có thể xảy ra. John Bollinger khuyến nghị nên sử dụng chỉ báo Bollinger với hai hoặc ba chỉ số không tương quan khác để biết được tín hiệu thị trường chính xác hơn. Ông cho rằng việc sử dụng các chỉ số khác nhau rất quan trọng ví dụ như chỉ số MACD (Trung bình động hội tụ phân kỳ) và RSI (Chỉ số sức mạnh tương đối).
>> Xem thêm thông tin về các chỉ số khác:
Trong đầu tư chứng khoán, việc xây dựng chiến lược giao dịch là rất cần thiết. Dưới đây là các chiến lược để sử dụng Bollinger bands một cách hiệu quả trong phân tích chứng khoán.
Giao dịch Bollinger Band Squeeze hay còn được gọi là giao dịch dạng nút thắt cổ chai. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do các vùng giá đang thu hẹp và đi ngang, khiến Bollinger bands giống như một nút thắt cổ chai. Hình dạng này xuất hiện trên biểu đồ là một tín hiệu cho các nhà đầu tư nhận biết thời điểm biến động mạnh mẽ và nên vào lệnh. Khi đó nên áp dụng lệnh như sau:
Tuy nhiên, trên thực tế, đừng chỉ dựa vào việc giá chạm vào dải trên hay dưới để quyết định giao dịch. Điều này có rất nhiều rủi ro, đặc biệt với những nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm và khả năng phân tích thị trường thì không nên sử dụng phương pháp này. Phương pháp này được khuyên dùng nhất là trong trường hợp thị trường có xu hướng đi ngang.
>> Xem thêm: P/E trong chứng khoán là gì? Cách áp dụng P/E để đánh giá một cổ phiếu là đắt hay rẻ
Giao dịch Bollinger Band Squeeze còn được gọi là giao dịch dạng “nút thắt cổ chai”. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do các vùng giá đang thu hẹp và đi ngang, khiến Bollinger bands giống như một nút thắt cổ chai. Hình dạng này xuất hiện trên biểu đồ là một tín hiệu cho các nhà đầu tư nhận biết thời điểm biến động mạnh mẽ và nên vào lệnh. Khi đó nên áp dụng lệnh như sau:
Bản chất của chỉ báo Bollinger bands là giúp các nhà đầu tư biết rằng breakout sắp xảy ra nhưng không biết hướng của breakout là lên hay xuống. Cách dễ nhất để nhìn ra vấn đề là nhìn vào xu hướng chính. Nếu xu hướng đang giảm thì giá có khả năng cao là giảm và khi ở trong xu hướng tăng thì giá có khả năng tăng.
>> Xem thêm: Cổ phiếu ESOP là gì? Tại sao doanh nghiệp lại phát hành cổ phiếu ESOP
Kết hợp Bollinger band với RSI
Phương pháp này là một chiến lược hiệu quả khi thị trường không có sự biến động lớn và xu hướng giá rõ ràng. Cho phép các nhà đầu tư biết thị trường đang ở trong vùng quá mua hay quá bán. Mặc dù chỉ cung cấp thông tin đơn giản như vậy nhưng những thông tin cung cấp cho nhà đầu tư xác định và tính toán các điểm vào và ra lệnh hợp lý.
Kết hợp Bollinger band và MACD
Bollinger bands cho thấy bản chất chu kỳ của hành động giá, còn MACD là một chỉ báo động lượng theo xu hướng hiệu quả. Sự kết hợp của hai chỉ báo này có thể mang lại sự chắc chắn trong giao dịch. Do đó, các nhà đầu tư có thể sử dụng hai chỉ báo này để xác định xem giá có đang trong xu hướng tăng/giảm hay không, dự báo cho một cú breakout sắp xảy ra.
>> Xem thêm: Fibonacci là gì? Sử dụng Fibonacci trong phân tích kỹ thuật để chốt lời hiệu quả
Nội dung dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số chiến lược sử dụng dải Bollinger nâng cao.
Chiến thuật Bollinger bands phá vỡ
Đây là một chiến lược giao dịch theo xu hướng dài hạn. Sự phá vỡ xảy ra khi giá đóng cửa của cây nến vượt ra khỏi dải Bollinger. Tuy nhiên, để tránh mắc sai lầm khi đưa ra quyết định vào lệnh nhà đầu tư nên kết hợp với đường hỗ trợ, kháng cự và một vài chỉ báo khác.
Chiến thuật giao dịch biến động
Với chiến lược này, các nhà giao dịch thường giao dịch bằng hai phương pháp chính:
>> Xem thêm: Đáo hạn phái sinh là gì? Một số điều cần lưu ý
Zalopay giới thiệu đến bạn sản phẩm Tài khoản chứng khoán, cho phép bạn đầu tư với số vốn nhỏ (từ 01 cổ phiếu). Được cung cấp bởi Công ty chứng khoán DNSE, Tài khoản chứng khoán mang lại một hình thức đầu tư vừa đơn giản, vừa an toàn, phù hợp với cả những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán.
Tham khảo ngay 6 bước sau để mở tài khoản trên ứng dụng Zalopay:
Với những thông tin Zalopay chia sẻ trên đây giúp các bạn hiểu về Bollinger bands là gì và cách sử dụng chỉ báo này hiệu quả. Bollinger bands thực sự đem lại hiệu quả cao khi kết hợp thêm với các chiến lược và chỉ số khác. Hy vọng bạn có thể vận dụng các kiến thức đầu tư trên vào giao dịch thực tế tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay